Xin chào Luật sư, bạn e có thu mua đồ cũ; trong một lần mua lại tài sản thì công an đến làm việc với bạn em vì tiêu thụ tài sản do trộm cắp. Nhưng bạn lại không biết tài sản đó đi trộm cắp mà có thì có bị xử lý không ạ? Và cách xử lý như nào? Mong luật sư giúp đỡ ạ
Cảm ơn bạn đã liên hệ chúng tôi, Luật sư X xin tư vấn thông qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Tài sản là gì?
Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có; tài sản hình thành trong tương lai.
Trộm cắp tài sản bị xử lý ra sao?
Theo quy định tại Điều 173 Bộ luật hình sự năm 2015; quy định về tội Trộm cắp tài sản thì người nào có hành vi trộm cắp tài sản của người khác; có thể phải chịu mức hình phạt cao nhất đến 20 năm tù; Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Hành vi khách quan của trộm cắp tài sản
- Hành vi khách quan: là hành vi “chiếm đoạt” tài sản, nhưng hành vi chiếm đoạt ở đây là chiếm đoạt bằng hình thức lén lút, với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản, hoặc lợi dụng vào hoàn cảnh khách quan khác như: chen lấn, xô đẩy, nhằm tiếp cận tài sản để thực hiện hành vi chiếm đoạt mà người quản lý tài sản không biết.
- Có hậu quả pháp lý:
- Với những tài sản to lớn; cồng kềnh; người phạm tội phải chuyển được tài sản đó ra khỏi phạm vi cất giữ;
- Với tài sản không có nơi cất giữ riêng; người phạm tội phải đưa tài sản đó ra khỏi địa bàn (địa điểm phạm tội) thì mới hoàn thành;
- Ngoại lệ: tài sản từ 2 triệu đồng trở lên, nếu có giá trị rất lớn như ô tô, xe máy, máy tính… thì dù người phạm tội chưa chiếm đoạt được tài sản thì vẫn bị coi là phạm tội.
Mua lại tài sản do trộm cắp mà có bị xử lý không?
Đối với hành vi tiêu thụ tài sản do trộm cắp mà có; sẽ có thể bị xử lý Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo quy định tại Điều 323 Bộ luật hình sự năm 2015. Để xử lý về tội này phải thỏa mãn 4 yếu tố cấu thành tội phạm cụ thể như sau:
Khách thể của tội phạm
Người phạm tội xâm phạm đến trật tự quản lý của nhà nước đối với tài sản do phạm tội mà có.
Mặt khách quan tội phạm
Hành vi khách quan
Người nào không hứa hẹn trước; mà tiêu thụ tài sản biết rõ tài sản do phạm tội mà có; nhưng vẫn chuyển dịch quyền sở hữu như mua, bán, trao đổi, cho, tặng, sử dụng… tài sản cho người khác; mà mình biết rõ tài sản này là do người đó phạm tội mà có.
Biết rõ tài sản là do người khác phạm tội mà có: là có căn cứ chứng minh biết được tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội hoặc có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ người thực hiện hành vi phạm tội.
Tài sản do người khác phạm tội mà có: là tài sản do người phạm tội có được trực tiếp từ việc thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: Tài sản chiếm đoạt được, tham ô, nhận hối lộ…) hoặc do người phạm tội có được từ việc mua bán, đổi chác bằng tài sản có được trực tiếp từ việc họ thực hiện hành vi phạm tội (ví dụ: Xe máy có được từ việc dùng tiền tham ô để mua).
Như vậy cần phải chứng minh người tiêu thụ tài sản không hứa hẹn trước với người có được tài sản do phạm tội; biết rõ tài sản do phạm tội mà có thì người tiêu thụ tài sản sẽ bị xử lý về tội này.
Hậu quả pháp lý
Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có; không quy định hậu quả gây ra do hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là yếu tố định tội hoặc định khung hình phạt. Tuy nhiên, nếu hậu quả do hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có gây ra cấu thành tội phạm độc lập thì người phạm tội còn bị truy cứu về các tội phạm tương ứng.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là người có năng lực trách nhiệm hình sự; từ đủ 16 tuổi trở lên; người thực hiện hành vi tiêu thụ ở độ tuổi từ đủ 14 đến 16 tuổi; thì phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội rất nghiêm trọng do cố ý; hành vi phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.
Mặt chủ quan của tội phạm
Người tiêu thụ tài sản thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, với động cơ vụ lợi.
Giải quyết tình huống
Theo như câu hỏi bạn đặt ra cho chúng tôi thì bạn của bạn có hành vi tiêu thụ tài sản do trộm cắp, nhưng lại không biết tài sản đó do trộm cắp mới có được thì bạn của bạn không phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Như vậy nếu cơ quan điều tra làm việc thì bạn của bạn sẽ phải chứng mình về việc bản thân không biết tài sản do người bán trộm được.
Xử lý tài sản trong trường hợp này bạn của bạn sẽ phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu. Nhưng bạn của bạn là người chiếm hữu ngay tình nên đối tượng trộm cắp sẽ phải bồi thường lại cho bạn của bạn số tiền đã mua tài sản.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Chuyển hóa tội trộm cắp tài sản thành cướp tài sản
- Dịch vụ luật sư bào chữa, tranh tụng vụ án trộm cắp tài sản
Trên đây là tư vấn của chúng tôi hy vọng giúp ích cho bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ pháp lý hình sự, hãy liên hệ chúng tôi: 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Nếu hứa hẹn trước thì người chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản không phạm tội này mà đồng phạm với hành vi phạm tội của người có tài sản đem chứa chấp, tiêu thụ với vai trò là người giúp sức.
Trường hợp này theo chúng tôi người tiêu thụ tài sản vẫn sẽ bị xử lý hình sự về Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Bởi hành vi khách quan của tội này là người tiêu thụ biết rõ tài sản do phạm tội mà có chứ không yêu cầu người tiêu thụ biết rõ thông tin người có tài sản là ai? ở đâu? bao nhiêu tuổi? Vì thế chỉ cần biết tài sản do phạm tội có được là thõa mãn cấu thành tội phạm.
Nếu thuộc trường hợp do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa thì người tiêu thụ sẽ được miễn trách nhiệm hình sự. Các trường hợp khác người tiêu thụ tài sản vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.