Hiện nay, nhiều chủ kinh doanh ăn uống thiết kế hệ thống bếp công nghiệp không đạt tiêu chuẩn, dẫn đến nhiều mối nguy hại từ thực phẩm gây ngộ độc cho thực khách. Nhằm bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người tiêu dùng thì vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp kiên quyết cần từ khâu sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh nói chung và vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng nói riêng
Mở đầu bài viết vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng nói riêng là tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh nói chung.
Trước tiên tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh đó là về diện tích. Bất cứ một cơ sở kinh doanh lĩnh vực nhà hàng đều phải đảm bảo có đủ diện tích để xây dựng các khu vực thiết yếu.
Các khu chức năng này phải được bố trí hợp lý và thuận tiện cho việc vận chuyển, bảo quản cũng như chế biến đảm bảo vệ sinh.
Về kết cấu nhà cửa, thiết kế không gian, vật liệu xây dựng cần phù hợp với sản phẩm và quy mô kinh doanh. Không gian nhà hàng phải tránh các vi sinh vật, côn trùng, vi sinh vật gây hại, không bị ngập nước, đọng nước, không bị ảnh hưởng bởi các khu vực có nguồn ô nhiễm như nước, không khí, hóa chất độc hại.
Cơ sở kinh doanh phải thiết kế các khu vực kinh doanh thực phẩm, khu vực thay đồ, khu vệ sinh và các khu vực khác tách biệt đảm bảo vệ sinh. Đặc biệt khu vực vệ sinh phải được xây dựng ngăn cách với khu vực kinh doanh thực phẩm. Cửa ra vào nhà vệ sinh không được mở thông với khu vực chế biến, bảo quản thực phẩm.
Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định
Mọi cơ sở có ngành nghề kinh doanh liên quan đến thực phẩm hiện nay đều phải tuân thủ quy định hoạt động có giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cần đảm bảo thực hiện đầy đủ các bước sau:
1. Phải có giấy chứng nhận về sức khỏe và kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Người trực tiếp tham gia sản xuất kinh doang ngành nghề có liên quan đến thực phẩm phải có đủ sức khỏe đảm bảo hoạt động của cơ sở. Khám sức khỏe là một trong những yêu cầu cơ bản trong thủ tục xin cấp giấy phép này.
- Bạn phải tham gia tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm. Chủ cơ sở sẽ phải trải qua một bài kiểm tra liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
2. Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm tại cơ quan có thẩm quyền.
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm cho cơ sở theo mẫu được quy định
- Bản sao công chứng giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề liên quan đến thực phẩm
- Sơ đồ quy trình bảo quản thực phẩm và sản xuất tại cơ sở
- Bản khai về cơ sở vật chất của cơ sở
- Giấy chứng nhận sức khỏe của chủ cơ sở và các nhân viên trực tiếp làm việc tại cơ sở
- Giấy chứng nhận về kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp tham gia sản xuất
- Giấy chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu và kiểm định nguồn nước sử dụng
- Bản cam kết đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm theo mẫu quy định.
3.Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ, thông báo tính hợp lệ và kết quả.
Trong thời gian 5 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ được nộp. Sau khi xác nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan sẽ cử người xuống kiểm tra trực tiếp tại cơ sở để đảm bảo các điều kiện được cấp giấy phép. Nếu cơ sở đạt tiêu chuẩn sẽ được cơ quan tiến hành cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm đạt chuẩn. Nếu không đạt cơ sở sẽ bị phạt hành chính vì kinh doanh không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
4.Cơ quan có thẩm quyền tiến hành cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giấy phép được cấp có hiệu lực 3 năm và chủ cơ sở sản xuất phải cam kết thực hiện theo đúng quy định đề ra. Sau khi được cấp giấy, cơ quan chức năng sẽ cử người xuống kiểm tra thêm 1 lần nữa. Nếu cơ sở vi phạm quy định về sản xuất, kinh doanh sẽ bị thu hồi giấy phép được cấp.
Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm dành cho các nhà hàng tại Việt Nam
– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm có hiệu lực trong thời gian 03 năm.
– Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật an toàn thực phẩm 2010.
Lưu ý: Giấy chứng nhận được cấp trước khi Nghị định 155/2018/NĐ-CP có hiệu lực tiếp tục được sử dụng đến hết thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận.
Mức phạt hành chính nếu hoạt động không có giấy phép
- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh dịch vụ ăn uống mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật và vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.
- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất; kinh doanh thực phẩm mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, trừ trường hợp không thuộc diện phải cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
- Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe mà không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt yêu cầu thực hành sản xuất tốt (GMP) thực phẩm bảo vệ sức khỏe theo lộ trình quy định của pháp luật.
- Bên cạnh đó sẽ bị thu hồi Giấy phép kinh doanh; buộc ngừng kinh doanh và tiêu hủy toàn bộ thực phẩm đang kinh doanh sản xuất.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng tại Việt Nam
- Thẩm quyền cấp giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm
- Mở quán cơm có cần giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm không
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến các thủ tục kết hôn, ly hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân Hồ Chí Minh, … Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 115/2018/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Nghị định số 124/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt đối với vi phạm quy định về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống thuộc loại hình cơ sở chế biến suất ăn sẵn, căng tin kinh doanh ăn uống, bếp ăn tập thể; bếp ăn, nhà hàng ăn uống, nhà hàng ăn uống của khách sạn, khu nghỉ dưỡng; cửa hàng ăn uống, cửa hàng, quầy hàng kinh doanh thức ăn ngay, thực phẩm chín và các loại hình khác thực hiện việc chế biến, cung cấp thực phẩm như sau:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi sau đây: Nơi chế biến, kinh doanh, bảo quản có côn trùng, động vật gây hại xâm nhập;
Thời hạn là 03 năm kể từ ngày cấp.
Lưu ý: Trước 06 tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải nộp hồ sơ xin cấp lại Giấy chứng nhận trong trường hợp tiếp tục sản xuất, kinh doanh.