Chứng khoán là tài sản và phải được niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán . Việc niêm yết chứng khoán được thực hiện nhằm công bố chứng khoán đủ tiêu chuẩn và được tiền dịch tại thị trường giao dịch tập trung. Quá trình định danh chứng khoán thông qua niêm yết phải đáp ứng đủ tiêu chuẩn được giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán. Hiện nay, niêm yết chứng khoán được pháp luật quy định như thế nào? Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán bao gồm những nội dung gì?
Căn cứ pháp lý
Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán năm 2022
Căn cứ theo Điều 48 Luật chứng khoán năm 2019 thì khi chứng khoán đã chào bán ra công chúng, cổ phiếu của công ty đại chúng, chứng chỉ quỹ đóng, chứng chỉ quỹ hoán đổi danh mục, chứng quyền có bảo đảm, hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận phải được niêm yết, đăng ký giao dịch trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh và trái phiếu chính quyền địa phương được niêm yết trên hệ thống giao dịch chứng khoán theo đề nghị của tổ chức phát hành hoặc tổ chức được ủy quyền phát hành theo quy định của pháp luật.
Tổ chức phát hành nộp hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực và đầy đủ của hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch. Tổ chức tư vấn niêm yết, đăng ký giao dịch, tổ chức kiểm toán, người ký báo cáo kiểm toán và bất kỳ tổ chức, cá nhân nào xác nhận hồ sơ niêm yết đăng ký giao dịch phải chịu trách nhiệm trước pháp luật trong phạm vi liên quan đến hồ sơ niêm yết, đăng ký giao dịch.
Chính phủ quy định các loại chứng khoán khác phải được niêm yết, đăng ký giao dịch; việc phân bảng niêm yết, điều kiện niêm yết chứng khoán; hồ sơ, thủ tục niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán; thay đổi, hủy bỏ niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam, tổ chức phát hành nước ngoài; việc niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam ở nước ngoài.
Điều kiện niêm yết chứng khoán
Để niêm yết chứng khoán trên thị trường, các doanh nghiệp cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
Điều kiện về vốn điều lệ khi niêm yết trên sàn chứng khoán
Theo quy định tại Điều 15 Luật chứng khoán 2019 thì mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán.
Điều kiện về thời gian và kết quả hoạt động
Yêu cầu hoạt động trên 01 năm dưới hình thức Công ty Cổ phần tính đến thời điểm đăng ký niêm yết trên thị trường chứng khoán (trừ trường hợp Doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá gắn với niêm yết).
Hoạt động kinh doanh của 02 năm liên tục trước thời điểm đăng ký niêm yết có lãi, cùng với đó là điều kiện không có lỗ luỹ kế tính đến năm đăng ký niêm yết thị trường chứng khoán.
Công ty có yêu cầu niêm yết trên thị trường chứng khoán không thuộc trường hợp đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án về một trong các tội liên quan đến xâm phạm trật tự quản lý kinh tế mà chưa được xoá án tích.
Điều kiện về cơ cấu cổ đông
Đại Hội đồng cổ đông đồng ý thông qua phương án phát hành và phương án sử dụng vốn thu được từ thị trường chứng khoán
Tối thiểu là 15% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty phát hành phải được bán cho ít nhất 100 nhà đầu tư không phải là cổ đông lớn. Trong trường hợp vốn điều lệ của Công ty phát hành từ 1000 tỷ đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu là 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết của Công ty.
Trước khi Công ty chính thức chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng, các cổ công lớn của Công ty phải tiến hành cam kết cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% vốn điều lệ của Công ty phát hành tối thiểu 01 năm kể từ ngày kết thúc đợt chào bán. Ngoài ra, sau khi thực hiện đợt chào bán cổ phiếu Công ty có yêu cầu niêm yết phải có cam kết và thực hiện niêm yết/đăng ký giao dịch cổ phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán.
Các điều kiện khác
– Công ty có yêu cầu niêm yết phải có hồ sơ Đăng ký niêm yết cổ phiếu hợp lệ theo quy định của pháp luật.
– Có công ty chứng khoán tư vấn về hồ sơ Đăng ký chào bán cổ phiếu ra công chúng (trừ trường hợp Công ty có yêu cầu niêm yết là Công ty Chứng khoán).
– Công ty chứng khoán phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua của phiếu của đợt chào bán.
Phân bảng niêm yết chứng khoán
Chứng khoán niêm yết được tổ chức phân bảng theo các khu vực thị trường riêng biệt như sau:
- Bảng niêm yết cổ phiếu, chứng chỉ quỹ, chứng quyền có bảo đảm, chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết và các sản phẩm tài chính khác;
- Bảng niêm yết công cụ nợ;
- Bảng niêm yết trái phiếu doanh nghiệp;
- Bảng niêm yết chứng khoán phái sinh.
Điều kiện niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài
Theo quy định tại Điều 123 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài, khi niêm yết cần đáp ứng các điều kiện như sau:
- Là chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài đã được chào bán ra công chúng tại Việt Nam theo quy định pháp luật về chứng khoán Việt Nam.
- Số lượng chứng khoán đăng ký niêm yết tương ứng với số lượng chứng khoán được phép chào bán tại Việt Nam.
- Đáp ứng các điều kiện niêm yết quy định tại Nghị định này.
- Được 01 công ty chứng khoán thành lập và hoạt động tại Việt Nam tham gia tư vấn niêm yết chứng khoán.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quản lý ngoại hối.
Hồ sơ và thủ tục đăng ký niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài
Hồ sơ đăng ký niêm yết quy định tại Điều 124 Nghị định 155/2020/NĐ-CP bao gồm:
- Giấy đề nghị chấp thuận việc đăng ký niêm yết chứng khoán tại Việt Nam của tổ chức phát hành nước ngoài theo Mẫu số 33 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
- Tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h khoản 1 Điều 110 Nghị định này đối với trường hợp niêm yết cổ phiếu; tài liệu quy định tại các điểm b, c, d, đ khoản 2 Điều 118 Nghị định này đối với trường hợp niêm yết trái phiếu.Thủ tục đăng ký niêm yết
- Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận hoặc từ chối cho tổ chức phát hành nước ngoài làm thủ tục đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam; trường hợp từ chối, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Sau khi tổ chức phát hành nước ngoài được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận làm thủ tục đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán tại Việt Nam, tổ chức phát hành phải gửi Sở giao dịch chứng khoán hồ sơ đăng ký niêm yết theo quy định tại khoản 1 Điều này (ngoại trừ tài liệu quy định tại điểm a khoản 1 Điều này).
Thủ tục đăng ký niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán thực hiện theo Điều 111 Nghị định này.
Lưu ý: Chứng khoán của tổ chức phát hành nước ngoài tại Việt Nam bị hủy bỏ niêm yết khi xảy ra một trong các trường hợp buộc phải hủy bỏ niêm yết bắt buộc hoặc trong trường hợp dự án đầu tư của tổ chức nước ngoài tại Việt Nam bị dừng hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 01 năm trở lên, hoặc bị thu hồi Giấy phép đầu tư.
Điều kiện niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài
Căn cứ theo Điều 126 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam, muốn niêm yết chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài thì cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Không thuộc danh mục ngành nghề mà pháp luật cấm bên nước ngoài tham gia và phải đảm bảo tỷ lệ sở hữu nước ngoài theo quy định của pháp luật
- Tổ chức phát hành đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài phải gắn với chào bán chứng khoán ra nước ngoài.
- Có quyết định thông qua việc niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài của Đại hội đồng cổ đông (đối với công ty cổ phần), của Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên).
- Đáp ứng các điều kiện niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán của nước mà cơ quan quản lý thị trường chứng khoán hoặc Sở giao dịch chứng khoán đã có thoả thuận hợp tác với Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoặc Sở giao dịch chứng khoán của Việt Nam.
- Tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
- Tổ chức phát hành là tổ chức kinh doanh có điều kiện phải được sự chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.
Hồ sơ đăng ký niêm yết chứng khoán của tổ chức phát hành Việt Nam
Tổ chức phát hành phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tài liệu đăng ký niêm yết, giao dịch chứng khoán tại nước ngoài trước khi gửi hồ sơ đăng ký niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài bao gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài theo Mẫu số 34 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 155/2020/NĐ-CP;
- Bản sao hồ sơ đăng ký niêm yết, giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài;Quyết định của Đại hội đồng cổ đông về việc niêm yết, giao dịch chứng khoán tại Sở giao dịch chứng khoán nước ngoài (đối với công ty cổ phần) hoặc Hội đồng thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn từ hai thành viên trở lên) hoặc chủ sở hữu công ty (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên);Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với tổ chức kinh doanh có điều kiện;Tài liệu xác định tỷ lệ sở hữu nước ngoài của doanh nghiệp;Văn bản cam kết của tổ chức phát hành về việc tuân thủ các quy định về quản lý ngoại hối của Việt Nam.
Liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư X liên quan đến “Tiêu chuẩn niêm yết chứng khoán”. Quý khách hàng có nhu cầu tìm hiểu về cách nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, các thủ tục thành lập công ty, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh;…quý khách hàng vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 để được nhận tư vấn.
Mời bạn xem thêm
- Cò đất có phải nộp thuế không theo QĐ?
- Phí môi giới có chịu thuế không theo quy định
- Tranh chấp chứng khoán có thể khởi kiện ra trọng tài được không?
Câu hỏi thường gặp
Việc niêm yết chứng khoán được thực hiện tại Sở giao dịch chứng khoán.
Tổ chức có chứng khoán bị hủy niêm yết theo quy định tại Điều 120, Điều 121 Nghị định 155/2020/NĐ-CP chỉ được đăng ký niêm yết lại sau khi giao dịch tối thiểu 02 năm trên hệ thống giao dịch Upcom
Theo quy định tại khoản 3 Điều 121 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị hủy bỏ niêm yết tự nguyện bao gồm:
-Giấy đề nghị hủy bỏ niêm yết tự nguyện theo Mẫu số 32 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
-Quyết định của Đại hội đồng cổ đông (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết cổ phiếu) hoặc của Đại hội nhà đầu tư (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết chứng chỉ quỹ) hoặc của Hội đồng quản trị (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết chứng quyền có bảo đảm) thông qua việc hủy bỏ niêm yết tự nguyện;
-Phương án giải quyết quyền lợi cho cổ đông sau khi hủy niêm yết tự nguyện đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua (đối với trường hợp hủy bỏ niêm yết cổ phiếu).