Trọng tài viên lao động được hưởng các chế độ của nhà nước và được cơ quan, tổ chức mà mình tham gia để thực hiện nhiệm vụ giải quyết tranh chấp lao động. Vậy tiêu chuẩn tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên lao động? Sau đây Luật sư X xin trình bày về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật Trọng tài thương mại 2010
Điều kiện trọng tài viên lao động như thế nào?
Theo Điều 98 Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ, có 05 tiêu chuẩn, điều kiện trọng tài viên lao động, bao gồm:
Là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của bộ luật dân sự, có sức khoẻ và phẩm chất đạo đức tốt, có uy tín, công tâm
Trọng tài viên lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, làm công việc theo tiêu chuẩn và chế độ của Nhà nước, các chi phí trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ của trọng tài viên hầu hết đều do Ngân sách nhà nước đảm bảo. Ngoài ra, việc giải quyết tranh chấp về lao động đòi hỏi kiến thức sâu rộng cả về luật pháp cũng như thực tiễn đời sống tại Việt Nam. Do đó trọng tài viên lao động phải là công dân Việt Nam (tức có quốc tịch Việt Nam).
Đồng thời, đối với một công việc bình thường, mức yêu cầu cơ bản cho một người lao động là không bị mất năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, trọng tài viên trong Hội đồng trọng tài lao động hầu hết đều thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng trọng tài lao động theo chế độ kiêm nhiệm, tức cùng lúc thực hiện nhiều nhiệm vụ từ các công việc và chức danh khác nhau. Trọng tài viên cũng phải có hiểu biết sâu rộng cũng như có sự tỉnh táo để giải quyết các vấn đề tranh chấp lao động căng thẳng. Vì vậy, người là trọng tài viên lao động phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ (đủ 18 tuổi, có khả năng làm chủ hành vi).
Có trình độ đại học trở lên, hiểu biết pháp luật và có ít nhất 05 năm làm việc trong lĩnh vực có liên quan đến quan hệ lao động
Trọng tài viên lao động là công việc có tính chất phức tạp, thực hiện các nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp lao động đã không thể giải quyết trong quá trình hòa giải và tự thương lượng. Do vậy, người làm trọng tài viên phải có hiểu biết sâu rộng không chỉ về kiến thức pháp luật lao động mà còn cả kiến thức thực tế trong vấn đề lao động. Người đạt trình độ đại học trở lên đầu tiên có thể đảm bảo tư duy cơ bản về một số lĩnh vực nhất định như pháp luật nói chung hay pháp luật về lao động. Do vậy, hòa giải viên lao động phải có trình độ học vấn cao (đại học trở lên) và đã thực hiện nhuần nhuyễn công việc liên quan đến quan hệ lao động hoặc môi trường đòi hỏi phải hiểu biết về lao động (ít nhất 05 năm làm việc trong lĩnh vực lao động).
Không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang chấp hành bản án hình sự hoặc chấp hành xong bản án nhưng chưa được xoá án tích
Trọng tài viên lao động là người giải quyết tranh chấp về lao động và được bổ nhiệm bởi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thực hiện công việc một cách thường xuyên liên tục kể từ khi được bổ nhiệm. Nếu bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì trọng tài viên lao động không thể thực hiện công việc của mình khi có yêu cầu. Ngoài ra, những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xóa án tích thì không có uy tín cũng không có đủ tư cách đạo đức và nghề nghiệp để trở thành người giải quyết tranh chấp lao động một cách đúng pháp luật, do bản thân những người này đã vi phạm pháp luật ở mức nghiêm trọng, bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án hình sự.
Được sở lao động – thương binh và xã hội hoặc Liên đoàn lao đông cấp tỉnh hoặc tổ chức đại diện người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh đề cử làm trọng tài viên lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 185 của Bộ luật lao động số 45/2019/QH14 ngày 20/11/2019
Đây là một điều kiện tiên quyết để một người được trở thành trọng tài viên lao động. Khi đạt đủ các điều kiện trên, người này phải được 01 trong 03 chủ thể là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (tức cơ quan chuyên môn về lao động của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Liên đoàn lao động cấp tỉnh (Công đoàn cấp tỉnh) và tổ chức đại diện người lao động. Trong đó, nếu trở thành Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng thì trọng tài viên bắt buộc phải là thành viên của Sở Lao động – Thương binh và xã hội.
Không phải là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án
Do trường hợp trọng tài viên thực hiện các công việc giải quyết tranh chấp lao động thông qua phương thức riêng, khác với phương thức thông qua Tòa án nhân dân và thông qua hòa giải viên. Với mỗi phương thức, hòa giải viên, trọng tài viên và các chủ thể trên đều có các nghiệp vụ chuyên sâu dựa trên các phương thức đó. Vì vậy, thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án không phù hợp để trở thành trọng tài viên.
Tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên lao động?
Căn cứ Khoản 3 Điều 185 Bộ luật Lao động 2019 tiêu chuẩn và chế độ làm việc của trọng tài viên lao động được quy định như sau:
a) Trọng tài viên lao động là người hiểu biết pháp luật, có kinh nghiệm trong lĩnh vực quan hệ lao động, có uy tín và công tâm;
b) Khi đề cử trọng tài viên lao động theo quy định tại khoản 2 Điều này, cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, công đoàn cấp tỉnh, tổ chức đại diện của người sử dụng lao động có thể cử người của cơ quan, tổ chức mình hoặc cử người khác đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn đối với trọng tài viên lao động theo quy định;
c) Thư ký Hội đồng trọng tài lao động thực hiện nhiệm vụ thường trực của Hội đồng trọng tài lao động. Trọng tài viên lao động làm việc theo chế độ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm.
Như vậy, để được trở thành Trọng tài viên lao động, bạn cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định như trên.
Hội đồng trọng tài lao động có bao nhiêu trọng tài viên lao động?
Căn cứ Khoản 2 Điều này số lượng trọng tài viên lao động của Hội đồng trọng tài lao động do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, ít nhất là 15 người, bao gồm số lượng ngang nhau do các bên đề cử, cụ thể như sau:
a) Tối thiểu 05 thành viên do cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề cử, trong đó có Chủ tịch Hội đồng là đại diện lãnh đạo và thư ký Hội đồng là công chức của cơ quan chuyên môn về lao động thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Tối thiểu 05 thành viên do công đoàn cấp tỉnh đề cử;
c) Tối thiểu 05 thành viên do các tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh thống nhất đề cử.
Mời bạn xem thêm:
- Người là điều tra viên có được làm trọng tài viên hay không?
- Được làm trọng tài viên khi đang là công chức của Tòa án không?
- Nghỉ phép trong thời gian xin thôi việc có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Tiêu chuẩn để trở thành trọng tài viên lao động?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Để đảm bảo cho hoạt động của trọng tài hiệu quả, pháp luật cũng đưa ra những quy định nhằm hạn chế đối với một số người mặc dù đáp ứng được các điều kiện trên nhưng vẫn không được làm Trọng tài viên, bao gồm:
– Người đang là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức thuộc toà án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án;
– Người đang là bị can, bị cáo, người đang chấp hành ản hình sự hoặc đã chấp hành xong bản án nhưng chưa được xoá án tích.
Theo quy định tại Điều 20 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 thì người muốn trở thành Trọng tài viên cần hội đủ các tiêu chuẩn sau:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của bộ luật dân sự;
– Có trình độ đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ 5 năm trở lên;
– Trong trường hợp đặc biệt, chuyên gia có trình độ chuyên môn cao và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tuy không đáp ứng được yêu cầu về trình độ đại học và thực tế công tác đã nêu ở trên, cũng có thể được chọn làm Trọng tài viên.
Trọng tài viên được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và Quy chế hoạt động của Trung tâm trọng tài, bao gồm:
– Chấp nhận hoặc từ chối giải quyết tranh chấp.
– Độc lập trong việc giải quyết tranh chấp.
– Từ chối cung cấp các thông tin liên quan đến vụ tranh chấp.
– Được hưởng thù lao.
– Giữ bí mật nội dung vụ tranh chấp mà mình giải quyết, trừ trường hợp phải cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
– Bảo đảm giải quyết tranh chấp vô tư, nhanh chóng, kịp thời.
Tuân thủ quy tắc đạo đức nghề nghiệp (Điều 21 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).