Tội hiện đang là công chức tại một tổ chức xã hội đã được một khoảng thời gian dài, tôi đã phấn đấu để có được vị trí trong sự nghiệp. Sau cuộc họp cơ quan vừa rồi thôi đã được khen thưởng và được đề xuất làm cán bộ công đoàn. Tôi rất vui khi nhận được tin này nhưng tôi có một số thắc mắc liên quan đến tiêu chuẩn để trở thành cán bộ công đoàn và nhiệm vụ, chức năng của cán bộ công đoàn là gì? Luật sư có thể cho tôi biết Tiêu chuẩn cán bộ công đoàn tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi này cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Mẫu đơn xin trích lục thông tin về liệt sỹ Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020
Cán bộ công đoàn bao gồm những đối tượng nào?
Căn cứ Điều 4 Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định cán bộ công đoàn như sau:
– Cán bộ công đoàn là người đảm nhiệm các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên thông qua bầu cử tại đại hội hoặc hội nghị công đoàn; được cấp có thẩm quyền chỉ định, công nhận, tuyển dụng, bổ nhiệm vào các chức danh cán bộ công đoàn hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của tổ chức công đoàn.
– Cán bộ công đoàn gồm có cán bộ công đoàn chuyên trách và cán bộ công đoàn không chuyên trách.
– Cán bộ công đoàn chuyên trách là người được cấp có thẩm quyền chỉ định, tuyển dụng, bổ nhiệm hoặc được đại hội, hội nghị công đoàn các cấp bầu ra để đảm nhiệm công việc thường xuyên trong tổ chức công đoàn.
– Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu và được cấp có thẩm quyền của công đoàn công nhận hoặc chỉ định vào các chức danh từ tổ phó công đoàn trở lên
Tiêu chuẩn cán bộ công đoàn
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quy định Tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý công đoàn các cấp Ban hành kèm theo Quyết định 3169/QĐ-TLĐ năm 2021 quy định như sau:
“Điều 2. Tiêu chuẩn chung
1. Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải đáp ứng các tiêu chuẩn chung sau đây:
a) Có phẩm chất tiêu biểu của giai cấp công nhân, nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm; có bản lĩnh và tinh thần đấu tranh bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động.
b) Có đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật.
c) Có năng lực thực tiễn, phương pháp hoạt động linh hoạt, đổi mới, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm; có uy tín, và khả năng đoàn kết, tập hợp được đông đảo đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động; có sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ.”
Như vậy để được trở thành cán bộ công đoàn cấp cơ sở thì cần phải đáp ứng những tiêu chuẩn được quy định như trên.
Nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn trong Điều lệ công đoàn Việt Nam?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 174/QĐ-TLĐ năm 2020 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của cán bộ công đoàn trông Điều lệ công đoàn Viêt Nam như sau:
– Nhiệm vụ
+ Liên hệ mật thiết với đoàn viên và người lao động; lắng nghe ý kiến, kiến nghị của đoàn viên và người lao động để giải quyết hoặc báo cáo, phản ánh kịp thời với người có thẩm quyền xem xét giải quyết.
+ Tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; chấp hành chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nội quy, quy chế của đơn vị; tích cực học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, pháp luật, chuyên môn, nghiệp vụ.
+ Nêu gương về mọi mặt đối với đoàn viên và người lao động; tích cực bảo vệ chế độ, bảo vệ Đảng và tổ chức Công đoàn Việt Nam.
+ Đại diện người lao động đối thoại, thương lượng tập thể theo quy định của pháp luật.
+ Phát triển đoàn viên và xây dựng tổ chức công đoàn vững mạnh.
+ Đấu tranh chống các biểu hiện vi phạm đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của công đoàn các cấp.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do tổ chức công đoàn phân công.
– Quyền hạn
+ Là người đại diện theo pháp luật hoặc theo ủy quyền, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên và người lao động.
+ Được thực hiện các quyền của cán bộ công đoàn theo quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước và các quy định của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.
+ Được bảo đảm điều kiện hoạt động công đoàn tại nơi làm việc theo quy định của pháp luật. Được tổ chức công đoàn bảo vệ, giúp đỡ, hỗ trợ khi gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
+ Được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ công tác công đoàn.
+ Được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định của Đảng, Nhà nước và tổ chức Công đoàn.
+ Cán bộ công đoàn không chuyên trách khi có đủ điều kiện theo quy định và có nguyện vọng, được xem xét ưu tiên tuyển dụng làm cán bộ công đoàn chuyên trách.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Tiêu chuẩn cán bộ công đoàn Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về công ty tạm ngưng kinh doanh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Có thể bạn quan tâm
- Ai sẽ đứng tên sổ đỏ khi có nhiều người cùng mua chung một lô đất?
- Làm sổ đỏ có cần xác nhận tình trạng hôn nhân không
- Sổ đỏ có bảng tọa độ không giống với thực tế thì có được đính chính không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo tiểu mục 21.3 Mục 21 Hướng dẫn 03/HD-TLĐ năm 2020 quy định như sau:
“21. Ủy ban kiểm tra công đoàn theo Điều 29
21.3. Nguyên tắc, điều kiện người làm công tác kiểm tra công đoàn:
a. Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra liên đoàn tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương phải là cán bộ công đoàn chuyên trách.
b. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có từ ba cán bộ công đoàn chuyên trách trở lên thì cơ cấu cán bộ công đoàn chuyên trách làm chủ nhiệm hoặc phó chủ nhiệm hoặc ủy viên ủy ban kiểm tra.
c. Không cơ cấu người là chủ tài khoản, được ủy quyền chủ tài khoản, kế toán trưởng, trưởng, phó ban tài chính của công đoàn cùng cấp tham gia ủy ban kiểm tra công đoàn.”
Như vậy chủ nhiệm ủy ban kiểm tra liên đoàn tỉnh, thành phố, công đoàn ngành trung ương và tương đương phải là cán bộ công đoàn chuyên trách.
Cán bộ công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm được Đại hội công đoàn, Hội nghị công đoàn các cấp bầu ra hoặc được Ban chấp hành công đoàn chỉ định, bổ nhiệm vào chức danh từ Tổ phó tổ công đoàn trở lên.
Đồng thời, Khoản 2 Điều 24 Luật này xác định:
Cán bộ công đoàn không chuyên trách được sử dụng 24 giờ làm việc trong một tháng đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở; 12 giờ làm việc trong 01 tháng đối với Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn để làm công tác công đoàn và được đơn vị sử dụng lao động trả lương. Tuỳ theo quy mô cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà Ban Chấp hành công đoàn cơ sở và đơn vị sử dụng lao động thoả thuận về thời gian tăng thêm.
Kết hợp 2 quy định trên, cán bộ công đoàn không chuyên trách là những người hoạt động công đoàn kiêm nhiệm, cụ thể bao gồm các chức vụ: Chủ tịch, Phó Chủ tịch công đoàn cơ sở, Ủy viên Ban chấp hành, Tổ trưởng, Tổ phó tổ công đoàn.
Như vậy, tất cả các chức vụ từ Tổ phó công đoàn trở lên đều có thể hoạt động công đoàn với tư cách không chuyên trách tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của mỗi công đoàn cơ sở.