Theo quy định pháp luật hiện hành văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam được xem là một doanh nghiệp, theo đó mà doanh nghiệp này cũng sẽ thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ liên quan đến thuế hay kế toán như những doanh nghiệp khác. Vậy pháp luật quy định có bắt buộc có người phụ trách kế toán đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không? Và tiêu chuẩn bổ nhiệm kế toán văn phòng đại diện nước ngoài là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định pháp luật về những quy định đó tại nội dung bài viết sau đây:
Căn cứ pháp lý
Thông tư liên tịch 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH
Có bắt buộc có người phụ trách kế toán đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không?
Hiện tại đang có gần 10.000 văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Thành phố Hồ Chí Minh, và con số tương tự khác tại các tỉnh/thành phố như Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai… một số văn phòng đại diện đã hoạt động từ năm 1995 đến bây giờ. Trên thực tế có những văn phòng đại diện hoạt động song song ngay cả khi công ty mẹ đã đầu tư trực tiếp bằng cách thành lập công ty con tại Việt Nam. Vậy có bắt buộc có người phụ trách kế toán đối với văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không?
Căn cứ theo Mục 6 Phần I Thông tư liên tịch 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định như sau:
“I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG
Đối tượng áp dụng Thông tư này gồm các tổ chức hoạt động kinh doanh thực hiện công việc kế toán theo quy định tại Điều 2 của Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ (gọi tắt là đơn vị kế toán) được quy định cụ thể, như sau:
[…] 6. Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. […]”
Và căn cứ theo tiểu mục a Mục 2 và tiểu mục b Mục 3 Phần II Thông tư liên tịch 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định như sau:
“II. BỐ TRÍ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG, NGƯỜI PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN, THUÊ NGƯỜI LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG
[…] 2. Bố trí người làm kế toán trưởng
Các đơn vị kế toán phải bố trí người làm kế toán trưởng, gồm:
a) Các đơn vị kế toán quy định tại điểm 1, 2, 3, 4, 5 và điểm 7 phần I của Thông tư này; […]
3. Bố trí người làm phụ trách kế toán
Các đơn vị, tổ chức được bố trí người làm phụ trách kế toán, gồm:
[…] b) Các tổ chức hoạt động kinh doanh quy định tại điểm 6 và điểm 8, phần I của Thông tư này không bắt buộc phải bố trí người làm kế toán trưởng nhưng phải cử người làm phụ trách kế toán. Người được bố trí làm phụ trách kế toán trong trường hợp này không bị hạn chế về thời gian làm phụ trách kế toán. […]”
Như vậy, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam không bắt buộc phải bố trí người làm kế toán trưởng nhưng phải cử người làm phụ trách kế toán.
Người được bố trí làm phụ trách kế toán trong trường hợp này không bị hạn chế về thời gian làm phụ trách kế toán.
Khi văn phòng đại diện có thực hiện công việc kế toán, lập báo cáo tài chính, nếu không có kế toán trưởng thì phải có người làm phụ trách kế toán.
Tiêu chuẩn bổ nhiệm kế toán văn phòng đại diện nước ngoài là gì?
Theo Luật Kế toán quy định thì “Kế toán là việc thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo quyên cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Vậy để trở thành kế toán văn phòng đại diện nước ngoài sẽ cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? Pháp luật quy định chi tiết về nội dung này như sau:
Căn cứ theo Mục 2 Phần III Thông tư liên tịch 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định như sau:
“III. TIÊU CHUẨN VÀ ĐIỀU KIỆN ĐỂ ĐƯỢC BỔ NHIỆM LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG, PHỤ TRÁCH KẾ TOÁN HOẶC ĐỂ ĐƯỢC THUÊ LÀM KẾ TOÁN TRƯỞNG
[…] 2. Tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm người làm phụ trách kế toán
Người được bổ nhiệm làm phụ trách kế toán phải có đủ các tiêu chuẩn về đạo đức và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quy định cho người làm kế toán trưởng nhưng chưa đủ thời gian công tác thực tế về kế toán hoặc chưa có Chứng chỉ bồi dưỡng kế toán trưởng quy định tại tiết b, điểm 1 nêu trên. […]”
Các công việc kế toán văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam cần biết
Hiểu rõ các loại thuế mà Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam phải nộp
Theo quy định tại Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 18/2021/NĐ-CP theo đó 02 loại thuế mà Văn phòng đại diện Công ty nước ngoài tại Việt Nam phải nộp đó là:
- Thuế môn bài
- Thuế Thu nhập cá nhân.
Thuế môn bài
– Thuế môn bài được hiểu là mức thuế mà doanh nghiệp cần phải đóng cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp hàng năm dựa vào vốn điều lệ được ghi trên giấy phép kinh doanh. Vì vậy, bất kì một doanh nghiệp nào tồn tại hoạt động kinh doanh đầu phải nộp thuế môn bài.
Tuy nhiên, nếu văn phòng đại diện thuộc trường hợp miễn thuế môn bài theo Điều 3 Nghị định 139/2016/NĐ-CP nhứ văn phòng đại diện hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp thì không phải nộp thuế môn bài.
– Nhân viên Kế toán chỉ cần lập tờ khai thuế môn bài một lần khi mới thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam, các năm sau trở về đi chỉ cần nộp tiền thuế chậm nhất là ngày 30 tháng 01 hàng năm mà không cần phải nộp tờ khai nữa.
Thuế Thu nhập cá nhân
Khác với thuế môn bài, thuế Thu nhập cá nhân là loại thuế bắt buộc Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam phải nộp khi sử dụng người lao động Việt Nam hay nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của người lao động làm việc tại Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam chính là tiền lương, tiền công.
Các công việc liên quan đến thuế cần thực hiện của một nhân viên kế toán
- Nộp thuế môn bài đầu năm.
- Quyết toán Thuế TNCN cho người lao động.
- Lập báo cáo tài chính.
- Kê khai những báo cáo thuế theo tháng. Hạn nộp báo cáo thuế sẽ là ngày 20 của tháng sau.
- Xác định văn phòng mình có những loại báo cáo thuế nào sẽ phải làm theo tháng như thuế TNCN, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- Kê khai, nộp tờ khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm cho văn phòng đại diện.Xa
Các công việc liên quan đến lao động, bảo hiểm mà nhân viên kế toán văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam cần làm
- Lập bảng lương, sổ quỹ tiền mặt, rà soát sao kê tài khoản ngân hàng với các khoản chi thực tế của Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
- Kê khai và nộp bảo hiểm xã hội cho văn phòng đại diện theo tháng.
- Xây dựng chế độ lương, thưởng, phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động làm việc tại Văn phòng đại diện công ty nước ngoài tại Việt Nam.
Hình thức xử phạt vi phạm các vấn đề liên quan đến thuế
Vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 125/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt hành vi vi phạm về thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như sau:
- Phạt cảnh cáo đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 đến 05 ngày và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 01 ngày đến 30 ngày.
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 61 ngày đến 90 ngày.
- Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn từ 31 ngày đến 60 ngày.
- Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi nộp quá thời hạn trên 90 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế.
Lưu ý: Ngoài việc bị phạt về hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế văn phòng đại diện còn có thể bị phạt tiền vì tội chậm nộp tiền thuế.
Mức phạt chậm nộp hồ sơ đăng kí thuế, chậm thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế
Căn cứ vào Điều 7 Thông tư 66/2013/TT-BTC quy định xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng kí thuế, chậm thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng kí thuế so với thời hạn quy định có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 700.000 đồng đến 1.400.000 đồng.
Mức phạt không khai đầy đủ nội dung trong hồ sơ thuế
Quy định xử phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế như ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế tùy vào mức độ mà có thể bị xử phạt từ 700.000 đồng đến 2.100.000 đồng tại Điều 8 Thông tư 166/2013/TT-BTC.
Công việc của một nhân viên kế toán văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam không quá phức tạp vì hầu như mọi việc đều phải theo quy định pháp luật. Chính vì thế, để có thể làm tốt công việc của một người kế toán Văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam trước hết phải thường xuyên cập nhật và am hiểu các quy định pháp luật về thuế, các thông tư, nghị định để có thể vận hành một cách lịnh hoạt.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật doanh nghiệp Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Tiêu chuẩn bổ nhiệm kế toán văn phòng đại diện nước ngoài là gì?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về việc sang tên sổ đỏ phí bao nhiêu cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Con dấu của hộ kinh doanh
- Thông báo ngừng kinh doanh hộ cá thể
- Sự khác nhau cơ bản kinh doanh hộ gia đình và doanh nghiệp siêu nhỏ là
Câu hỏi thường gặp:
Bằng cách chọn mô hình này, các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập một văn phòng hợp pháp tại Việt Nam, được tuyển dụng nhân viên để quản lý và xúc tiến các hợp đồng mua bán với các đối tác kinh doanh địa phương, tìm kiếm và phát triển các sản phẩm, tìm kiếm cơ hội cho việc mua bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ… Những người lao động nước ngoài làm việc cho văn phòng đại diện có thể sẽ được cấp giấy phép lao động và thẻ tạm trú 02 (hai) năm tương đương visa nhiều lần cho bản thân và các thành viên trong gia đình. Giấy phép thành lập văn phòng đại diện sẽ được thay đổi sau mỗi 02 (hai) hoặc 05 (năm) năm. Như vậy, Quí khách có thể đầu tư ở Việt Nam bằng mô hình văn phòng đại diện với một số chức năng hoạt động nhất định.
Mặc dù văn phòng đại diện có thể hỗ trợ nhiều công việc kinh doanh cho Công ty mẹ nhưng lại rất dễ quản lý, tiết kiệm chi phí và tránh được các rủi ro phát sinh từ các thủ tục hành chính ở địa phương: không chịu các loại thuế như thuế Giá trị gia tăng (GTGT), thuế Thu nhập Doanh nghiệp (TNDN), không phải lập sổ kế toán hay phải thực hiện các thủ tục kiểm toán độc lập, cũng không phải lập báo cáo tài chính….và cũng rất dễ thực hiện việc giải thể văn phòng đại diện. Như vậy, văn phòng đại diện là lựa chọn tiết kiệm nhất cho các hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
Hoạt động theo mục đích, trong phạm vi và thời hạn được quy định trong giấy phép thành lập.
Thuê văn phòng, thuê và mua sắm các trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của văn phòng.
Tuyển dụng nhân viên Việt Nam và người nước ngoài làm việc theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Có con dấu mang tên theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Mở tài khoản bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng Việt Nam tại các ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam và chỉ được sử dụng các tài khoản này để hoạt động.
Không trực tiếp tiến hành các hoạt động sinh lợi ở Việt Nam.
Tiến hành các hoạt động xúc tiến thương mại trong phạm vi được luật pháp cho phép.
Không ký kết hợp đồng, không sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã được ký kết bởi thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp trưởng đại diện có giấy uỷ quyền hợp lệ của thương nhân nước ngoài hoặc trường hợp đặc biệt khác.
Nộp thuế, phí, lệ phí và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Báo cáo về hoạt động của văn phòng theo luật Việt Nam.