Xin chào Luật sư, tôi có một số vấn đề liên quan đến khấu trừ thuế thu nhập doanh nghiệp mong được Luật sư giải đáp. Tôi hiện đang làm việc tại một doanh nghiệp về điện tử trên địa bàn thành phố Bắc Ninh. Khu vực mà tôi làm việc thì địa phương có tổ chức một hoạt động để quảng bá văn hóa hát quan họ của địa phương và có xin tài trợ từ các doanh nghiệp trên địa bàn. Công ty tôi cũng tài trợ cho chương trình 50.000.000 đồng. Tôi muốn hỏi khoản tiền ủng hộ có được trừ khi tính thuế TNDN như một loại chi phí không? Tôi xin chân thành cảm ơn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn dành cho chúng tôi. Để giải đáp thắc mắc này mời bạn tham khảo bài viết “Tiền ủng hộ có được trừ khi tính thuế TNDN” dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp?
Mọi hoạt động trong cuộc sống đều chịu những sự chi phối của thuế đặc biệt là đối với doanh nghiệp. Thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là loại thuế trực thu mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước. Các doanh nghiệp hoạt động phát triển tốt thì nguồn thu của thuế thu nhập doanh nghiệp cũng cao hơn. Vậy thuế thu nhập doanh nghiệp cũng phần nào thể hiện được tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp trong nước. Vậy cách tính loại thuế thu nhập doanh nghiệp này được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Chương II, Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp về căn cứ và phương pháp tính thuế, thuế thu nhập doanh nghiệp được tính theo công thức sau:
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
– Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Thu nhập được miễn thuế – Các khoản lỗ kết chuyển từ năm trước.
Thu nhập chịu thuế = Doanh thu – (Các khoản chi được trừ + thu nhập khác).
– Thuế suất: 20%
Các khoản chi được trừ có ý nghĩa tác động trực tiếp để xác định thu nhập chịu thuế chính xác, từ đó xác định thu nhập tính thuế và thuế TNDN mà doanh nghiệp phải đóng trong một kỳ tính thuế.
Tiền ủng hộ có được trừ khi tính thuế TNDN?
Thuế thu nhập doanh nghiệp là một loại thuế lớn và được quản lý nghiêm ngặt vậy thuế thu nhập doanh nghiệp có được khấu trừ giống với khấu trừ thuế thu nhập cá nhân hay không? Hiện nay các chính sách của thuế thu nhập doanh nghiệp cũng có những quy định xoay quanh việc khấu trừ loại thuế này. Vì thuế thu nhập doanh nghiệp thường được tính theo kỳ và dựa trên hoạt động kinh doanh cũng như nguồn cung, nguồn bán sản phẩm nên khi khấu trừ thuế cũng có nhiều những quy định xoay quanh. Vậy đối với những chi phí ủng hộ thì có được khấu trừ thuế không?
Theo quy định tại điểm 2.32, Khoản 2, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (Được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4, Thông tư 96/2015/TT-BTC) về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thì chi từ thiện chỉ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nếu đáp ứng 02 điều kiện:
Điều kiện 1: Thuộc một trong các trường hợp sau:
– Tài trợ cho giáo dục (kể cả giáo dục nghề nghiệp).
– Tài trợ cho y tế.
– Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai.
– Làm nhà cho người nghèo, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.
– Tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ cho đối tượng chính sách.
Điều kiện 2: Việc chi phải đúng đối tượng và có hồ sơ xác định khoản tài trợ.
* Xác định đối tượng:
– Chi tài trợ cho giáo dục:
+ Đối tượng: trường công lập, dân lập, tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; tài trợ cơ sở vật chất; hoạt động thường xuyên của trường; học bổng; tài trợ cho các cuộc thi; thành lập quỹ khuyến học.
– Chi tài trợ cho y tế:
+ Đối tượng: bệnh viện, trung tâm y tế; tài trợ thiết bị, dụng cụ, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho hoạt động thường xuyên; chi tài trợ tiền cho bệnh nhân thông qua một đơn vị khác.
– Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai:
+ Đối tượng: tài trợ trực tiếp cho tổ chức, tài trợ gián tiếp cho cá nhân bị thiệt hại do thiên tai.
– Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo.
+ Đối tượng chi tài tài trợ làm nhà cho người nghèo: Hộ nghèo.
+ Hồ sơ xác định: Văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương.
– Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách, chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.
+ Đối tượng: đối tượng chính sách (người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số,…), tổ chức, cá nhân ở các địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.
* Hồ sơ xác định khoản tài trợ:
– Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của doanh nghiệp tài trợ và bên nhận tài trợ (Tùy vào các khoản chi mà mẫu biên bản cũng có sự khác nhau)
– Hóa đơn mua hàng (tài trợ hiện vật)/chứng từ chi tiền (tài trợ bằng tiền).
Những khoản chi tài trợ nào sẽ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
Để tạo được thiện cảm trong công chúng cũng như những cơ quan đoàn thể địa phương thì các doanh nghiệp thường có những hoạt động tài trợ, từ thiện. Nhưng những khoản chi này không phải lúc nào cũng được xét vào diện chi phí có thể chịu thuế. Vậy bạn nên xác định chính xác chi phí nào phải chịu thuế và chi phí nào không phải chịu thuế để đưa ra được những quyết định đúng đắn về mặt tài chính, cân đối được những nguồn thu và nguồn chi của doanh nghiệp.
Căn cứ vào Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về những khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
- Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai gồm: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để khắc phục hậu quả thiên tai trực tiếp cho tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật; cá nhân bị thiệt hại do thiên tai thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật
- Đối với chi tài trợ làm nhà cho người nghèo thì đối tượng nhận tài trợ là hộ nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Hình thức tài trợ: tài trợ bằng tiền hoặc hiện vật để xây nhà cho hộ nghèo bằng cách trực tiếp hoặc thông qua một cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật.
- Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn
- Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ thiện (trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn nêu tại điểm 2.22 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC , điểm 2.23 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, điểm 2.24 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, điểm 2.25 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC , điểm 2.26 khoản 2 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC.
Mời bạn xem thêm
- Tách sổ đỏ cho con có mất phí không?
- Thông báo niêm yết mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 2023
- Mẫu giấy giấy bảo lưu kết quả học tập mới năm 2024
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ quyết toán thuế đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thời điểm trả thu nhập trên chứng từ khấu trừ thuế TNCN?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Trích lục ghi chú ly hôn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Điều kiện 1: Thuộc một trong các trường hợp sau:
– Tài trợ cho giáo dục (kể cả giáo dục nghề nghiệp).
– Tài trợ cho y tế.
– Tài trợ cho khắc phục hậu quả thiên tai.
– Làm nhà cho người nghèo, nhà tình nghĩa, nhà đại đoàn kết.
– Tài trợ nghiên cứu khoa học, tài trợ cho đối tượng chính sách.
– Chi tài trợ cho giáo dục:
+ Đối tượng: trường công lập, dân lập, tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; tài trợ cơ sở vật chất; hoạt động thường xuyên của trường; học bổng; tài trợ cho các cuộc thi; thành lập quỹ khuyến học.
– Chi tài trợ cho y tế:
+ Đối tượng: bệnh viện, trung tâm y tế; tài trợ thiết bị, dụng cụ, thuốc chữa bệnh; tài trợ cho hoạt động thường xuyên; chi tài trợ tiền cho bệnh nhân thông qua một đơn vị khác.
– Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai:
+ Đối tượng: tài trợ trực tiếp cho tổ chức, tài trợ gián tiếp cho cá nhân bị thiệt hại do thiên tai.
– Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo.
+ Đối tượng chi tài tài trợ làm nhà cho người nghèo: Hộ nghèo.
+ Hồ sơ xác định: Văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương.
– Chi tài trợ cho các đối tượng chính sách, chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.
+ Đối tượng: đối tượng chính sách (người có công với cách mạng, người dân tộc thiểu số,…), tổ chức, cá nhân ở các địa bàn có điều kiện KTXH đặc biệt khó khăn.