Chào Luật sư, hiện nay quy định về tiền thưởng hàng tháng được quy định ra sao? Tôi đang làm nhân viên kinh doanh cho hãng xe ô tô Huyndai. Mỗi tháng chúng tôi đều được giao doanh số và nếu như đạt số hoặc vượt mức thì sẽ có tiền thưởng thêm. Những tháng rồi tôi không bán được xe nên chỉ hưởng lương cơ bản chứ không được thưởng thêm tiền. Tôi được công ty đóng BHXh và trích lương của tôi ra. Tháng này tôi bán được xe nên doanh số của tôi cũng tăng hơn bình thường. Tôi muốn hỏi là tiền thưởng hàng tháng có phải đóng BHXH không? Căn cứ để tính tiền đóng bảo hiểm xã hội hiện nay như thế nào? Tiền thưởng hàng tháng có được cộng gộp vào lương để tính mức đóng bảo hiểm xã hội hay không? Mong được Luật sư tư vấn. Tôi cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư X. Về vấn đề “Tiền thưởng hàng tháng có phải đóng BHXH không?” chúng tôi xin tư vấn đến bạn nội dung chi tiết như sau:
Có bắt buộc thưởng doanh số cho người lao động không?
Hiện nay để khuyến khích và thúc đẩy tinh thần làm việc hết công suất của nhân viên, đa số các công ty đều có chế độ về KPI và mức thưởng doanh số dành cho nhân viên. Điều này giúp nhân viên luôn cố gắng làm việc, tận tâm hơn với khách hàng và không ngừng nâng cao chất lượng của công việc. vậy liệu quy định luật có bắt buộc thưởng doanh số không? Vấn đề này có thể được lí giải như sau:
Tại Điều 104 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Thưởng
- Thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
- Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Theo đó không bắt buộc phải thưởng doanh số cho người lao động. Mà đây là chính sách của doanh nghiệp căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Tiền thưởng hàng tháng có phải đóng BHXH không?
Tiền thưởng hàng tháng được xem như số tiền thưởng thêm dành cho nhân viên khi họ có thể hoàn thành chỉ tiêu hay vượt mức chỉ tiêu công việc. Do đó số tiền này sẽ có sự biến động, thay đổi qua các năm khác nhau. Nhiều nhân viên hiện nay thắc mắc là hiệu tiền thưởng hàng tháng của họ có gộp chung vào để được đóng BHXH hay không? Theo khoản 2 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định vấn đề này như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm xã hội
…
2. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được tính trên cơ sở tiền lương tháng của người lao động. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được tính trên cơ sở mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn.
Bên cạnh đó, theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 115/2015/NĐ-CP, được hướng dẫn bởi Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại Khoản 2 Điều 89 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:
…
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).
Và quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH xác định khoản bổ sung khác được tính đóng bảo hiểm xã hội chính là các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương được thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Trong khi đó, tiền thưởng doanh số được trả theo hiệu quả công việc mà người lao động đạt được.
Mặt khác, không phải tháng nào người lao động cũng đạt doanh số mà mỗi tháng cũng không giống nhau.
Do đó, tiền thưởng doanh số không được tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động.
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động gồm những khoản nào?
Hiện nay khi đi làm thì người lao động có nhiều khoản tiền như lương, trợ cấp, mức lương trách nhiệm… Tiền thưởng hàng tháng có phải đóng BHXH không? Vậy nếu như tính tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tính lương tháng là tổng hết các khoản tiền hay chỉ có mỗi lương cơ bản là được. Theo quy định pháp luật hiện hành thì tiền lương tháng được dùng để tính tiền đóng Bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ là những khoản dưới đây:
Căn cứ khoản 1 và khoản 2 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi bởi khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH có quy định như sau:
“Điều 30. Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được quy định như sau:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương và phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động (sau đây được viết là Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH).
Phụ cấp lương theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH là các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ như phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự. - Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định tại khoản 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 của Thông tư số 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi, tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác quy định tại điểm a, tiết b1 điểm b và tiết c1 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con (sau đây viết tắt là Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH).”
Từ những quy định trên, có thể thấy việc xác định tiền lương tháng để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động được chia làm các mốc thời gian cụ thể, bao gồm:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2017
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 đến ngày 31 tháng 12 năm 2020
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trở đi
Bạn có thể đối chiếu các quy định trên với thời gian làm việc thực tế tại của người lao động công ty bạn để xác định tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động gồm những khoản nào.
Có nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay không?
Nhiều người được đóng bảo hiểm xã hội đủ thời gian tối thiểu và cũng đáp ứng được điều kiện để có thể được rút tiền bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên tùy đối tượng họ có nhu cầu rút tiền hay không. Và trên thực tế, nhiều người vẫn còn phân vân về việc rút bảo hiểm xã hội. Với thắc mắc có nên rút bảo hiểm xã hội 1 lần hay không, chúng tôi tư vấn đến bạn như sau:
Căn cứ Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội 1 lần như sau:
“Điều 61. Bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội
Người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.”
Theo quy định trên có nghĩa là nếu bạn chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần theo Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Như vậy, nếu bạn nghỉ việc mà chưa nhận bảo hiểm xã hội 1 lần thì sẽ được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và cộng dồn với thời gian đóng tiếp sau đó. Nếu bạn nhận bảo hiểm xã hội 1 lần, thì bạn có khả năng đánh mất cơ hội hưởng lương hưu do không đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Có thể thấy, rút bảo hiểm xã hội 1 lần sẽ đem đến nhiều thiệt thòi cho người lao động, vì lợi ích trước mắt mà người lao động sẽ bỏ lỡ cơ hội được hưởng lương hưu để trang trải cuộc sống, cũng như được hưởng chế độ bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe khi về già. Theo tính toán của cơ quan bảo hiểm xã hội, nếu cùng một thời gian đóng bảo hiểm xã hội thì tổng lợi ích bằng tiền khi hưởng lương hưu hằng tháng sẽ cao hơn nhiều khi hưởng BHXH một lần. Do đó, cơ quan bảo hiểm xã hội khuyến khích người lao động nên bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm xã hội thay vì nhận bảo hiểm xã hội 1 lần.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề tư vấn luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tiền thưởng hàng tháng có phải đóng BHXH không?” Ngoài ra, chúng tôi cung cấp dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về xin tách thửa đất… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
- Người bị tai nạn giao thông có quyền giữ xe gây tại nạn không
Câu hỏi thường gặp
+ Các khoản phụ cấp lương để bù đắp yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động chưa được tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
+ Các khoản phụ cấp lương gắn với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
+ Các khoản bổ sung khác theo thỏa thuận của hai bên như sau:
Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
1. Người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận về hình thức trả lương theo thời gian, sản phẩm hoặc khoán.
2. Lương được trả bằng tiền mặt hoặc trả qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
Trường hợp trả lương qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng thì người sử dụng lao động phải trả các loại phí liên quan đến việc mở tài khoản và chuyển tiền lương.
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.