Xin chào luật sư. Tôi vừa nhận số tiền cho những ngày chưa nghỉ phép năm của năm vừa rồi. Vậy xin hoit số tiền nghie phép năm này có tính để nộp thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hay không? Cách tính số tiền phải nộp thuế thu nhập cá nhân trong trường hợp tiền nghỉ phép năm này như thế nào? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế mà các đối tượng có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định pháp luật phải nộp căn cứ vào thu nhập của họ. Bên cạnh đó pháp luật cũng quy định rõ các đối tượng nộp thuế, khoản thu nhập chịu thuế cũng như các khaonr được miễn thuế, giảm thuế thu nhập cá nhân? Vậy số tiền nghỉ phép năm của người lao động có tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không? Xác định số tiền phải nộp trong trường hợp này như thế nào? Khoản thu nhập nào được miễn thuế? Để giải đáp các thắc mắc này cũng như câu hỏi của bạn đọc bên trên, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Tiền phép năm có tính thuế TNCN không?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật lao động năm 2019
- Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi, bổ sung năm 2012
- Thông tư 111/2013/TT-BTC
- Thông tư 92/2015/TT-BTC
Quy định về tiền nghỉ phép năm
Nghỉ hằng năm hay nghỉ phép năm là một trong những chế độ nghỉ ngơi của người lao động do Nhà nước quy định nhằm mục đích rằng để đảm bảo quyền và lợi ích của người lao động. Trong trường hợp người lao động đáp ứng được điều kiện về thời gian làm việc cho một người sử dụng lao động thường xuyên thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả chế độ nghỉ phép hằng năm.
Theo Điều 113 Bộ luật lao động 2019 quy định về chế độ nghỉ hàng năm của người lao động như sau:
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”
Bên cạnh đó theo Điều 114 Bộ luật lao động thì số ngày nghỉ hằng năm sẽ tăng thêm theo thâm niên làm việc:
“Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”
Như vậy, ngày nghỉ phép năm là chế độ nghỉ việc có hưởng lương của người lao động. Vì vậy, khoản tiền trả cho người lao động cho những ngày mà người này không nghỉ hết phép năm được xem là tiền lương do người sử dụng lao động trả cho người lao động hay tiền phép năm.
Tiền phép năm có tính thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không?
Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là thuế trực thu, tính trên thu nhập của người nộp thuế sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh. Theo đó căn cứ theo thu nhập của người có nghĩa vụ nộp thuế, người này có thể phải nộp hoặc không phải nộp thuế với các mức khác nhau.
Theo Điều 2 Luật thuế thu nhập cá nhân 2007, sửa đổi bổ sung 2012, đối tượng nộp thuế TNCN bao gồm:
-Cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, đáp ứng các điều kiện sau:
+ Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;
+ Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.
– Cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.
Do đó, người lao động là cá nhân cũng là một trong các đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định khi đủ điều kiện.
Bên cạnh đó, theo Điểm a Khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập chịu thuế bao gồm:
“Điều 2. Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
a) Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.”
Theo quy định trên, tiền nghỉ phép năm thuộc khoản tiền lương, tiền công trả cho người lao động từ người sử dụng lao động. Do đó đây là khoản được tính để tính thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy khoản tiền nghỉ phép năm cũng sẽ được tính vào loại thuế này.
Ngoài ra, căn cứ theo Tiết a1 Điểm a Khoản 3 Điều 19 Thông tư 80/2021/TT-BTC, công ty sẽ phải kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên của mình đối với khoản tiền phép năm.
Tính thuế thu nhập cá nhân như thế nào?
Công thức tính thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo công thức:
Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập – Các khoản được miễn
Theo Phụ lục số 01/PL-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 111/2013/TT-BTC, có thể tính số thuế phải nộp theo phương pháp sau:
Bậc | Thu nhập tính thuế (TNTT)/tháng | Thuế suất | Công thức tính thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | 5 triệu VNĐ trở xuống | 5% | 0 triệu VNĐ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 05 triệu VNĐ đến 10 triệu VNĐ | 10% | 0,25 triệu VNĐ + 10% TNTT trên 5 triệu VNĐ | 10% TNTT – 0,25 triệu VNĐ |
3 | Trên 10 triệu VNĐ đến 18 triệu VNĐ | 15% | 0,75 triệu VNĐ + 15% TNTT trên 10 triệu VNĐ | 15% TNTT – 0,75 triệu VNĐ |
4 | Trên 18 triệu VNĐ đến 32 triệu VNĐ | 20% | 1,95 triệu VNĐ + 20% TNTT trên 18 triệu VNĐ | 20% TNTT – 1,65 triệu VNĐ |
5 | Trên 32 triệu VNĐ đến 52 triệu VNĐ | 25% | 4,75 triệu VNĐ + 25% TNTT trên 32 triệu VNĐ | 25% TNTT – 3,25 triệu VNĐ |
6 | Trên 52 triệu VNĐ đến 80 triệu VNĐ | 30% | 9,75 triệu VNĐ + 30% TNTT trên 52 triệu VNĐ | 30 % TNTT – 5,85 triệu VNĐ |
7 | Trên 80 triệu VNĐ | 35% | 18,15 triệu VNĐ + 35% TNTT trên 80 triệu VNĐ | 35% TNTT – 9,85 trđ |
Trong đó:
– Tổng thu nhập được xác định theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư 111/2013/TT-BTC và Khoản 1, 2, 3, 4, 5, Điều 11, Thông tư 92/2015/TT-BTC.
– Các khoản thu nhập được miễn thuế là phần thu nhập từ tiền công, tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ quy định. Các khoản này được được hướng dẫn chi tiết tại Điểm i, Khoản 1, Điều 3, Thông tư 111/2013/TT-BTC.
– Các khoản giảm trừ bao gồm:
- Các khoản giảm trừ gia cảnh.
- Các khoản đóng vào quỹ bảo hiểm, hưu trí tự nguyện theo Khoản 2, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC .
- Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo Khoản 3, Điều 9, Thông tư 111/2013/TT-BTC .
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Tiền phép năm có tính thuế TNCN không?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách muốn tìm hiểu về thủ tục xin cấp căn cước công dân, đổi căn cước công dân gắn chíp hoặc muốn Đổi tên căn cước công dân cũng như để được tư vấn về các vấn đề pháp lý khác; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 4 Luật thuế thu nhập cá nhân, thu nhập được miễn thuế gồm:
1. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
2. Thu nhập từ chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.
3. Thu nhập từ giá trị quyền sử dụng đất của cá nhân được Nhà nước giao đất.
4. Thu nhập từ nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.
5. Thu nhập của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thuỷ sản chưa qua chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường.
6. Thu nhập từ chuyển đổi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao để sản xuất.
7. Thu nhập từ lãi tiền gửi tại tổ chức tín dụng, lãi từ hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
8. Thu nhập từ kiều hối.
9. Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương làm việc ban ngày, làm trong giờ theo quy định của pháp luật.
10. Tiền lương hưu do Bảo hiểm xã hội chi trả.
11. Thu nhập từ học bổng, bao gồm:
a) Học bổng nhận được từ ngân sách nhà nước;
b) Học bổng nhận được từ tổ chức trong nước và ngoài nước theo chương trình hỗ trợ khuyến học của tổ chức đó.
12. Thu nhập từ bồi thường hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, tiền bồi thường tai nạn lao động, khoản bồi thường nhà nước và các khoản bồi thường khác theo quy định của pháp luật.
13. Thu nhập nhận được từ quỹ từ thiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc công nhận, hoạt động vì mục đích từ thiện, nhân đạo, không nhằm mục đích lợi nhuận.
14. Thu nhập nhận được từ nguồn viện trợ nước ngoài vì mục đích từ thiện, nhân đạo dưới hình thức chính phủ và phi chính phủ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Theo Điểm i, Khoản 1, Điều 3, Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các khoản thu nhập miễn thuế như sau:
i)Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ theo quy định của Bộ luật Lao động. Cụ thể như sau:
i.1) Phần tiền lương, tiền công trả cao hơn do phải làm việc ban đêm, làm thêm giờ được miễn thuế căn cứ vào tiền lương, tiền công thực trả do phải làm đêm, thêm giờ trừ (-) đi mức tiền lương, tiền công tính theo ngày làm việc bình thường.”
Theo đó Thu nhập từ phần tiền lương, tiền công làm việc ban đêm, làm thêm giờ được trả cao hơn so với tiền lương, tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ sẽ được miễn thuế nên người lao động không phải nộp thuế thu nhập cá nhân với khoản này.
Giảm trừ gia cảnh bao gồm: giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc.
Mức giảm trừ gia cảnh năm 2022 được thực hiện theo Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14. Cụ thể:
+Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
+ Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.