Thay vì nghỉ lễ dịp 30/4 và 01/5, nhiều người lao động đã chọn ở lại cùng doanh nghiệp tăng gia sản xuất, tăng thêm thu nhập. Vậy tiền lương đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5 tính như thế nào là câu hỏi nhiều bạn đọc quan tâm. Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích.
Căn cứ pháp lý
Dịp lễ 30/4 và 01/5 năm 2022 được nghỉ mấy ngày?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động sẽ được nghỉ làm và hưởng nguyên lương trong các dịp sau:
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
Cùng với đó, khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 cũng quy định:
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Năm 2022, ngày Chiến thắng (30/4) và ngày Quốc tế lao động (01/5) lần lượt rơi vào vào thứ Bảy và Chủ nhật trong tuần nên người lao động làm việc theo chế độ nghỉ cuối tuần sẽ được nghỉ bù vào các ngày làm việc của tuần kế tiếp.
Theo đó, người lao động làm việc theo chế độ nghỉ thứ Bảy, Chủ nhật thì sẽ được nghỉ 04 ngày liên tục từ ngày 30/4/2022 đến hết ngày 03/5/2022.
Trường hợp nghỉ hằng tuần với 01 ngày là thứ Bảy hoặc Chủ nhật thì người lao động được nghỉ 03 ngày liên tục từ 30/4/2022 đến hết ngày 02/5/2022.
Tiền lương đi làm ngày Lễ 30/4 và 1/5 tính như thế nào?
Theo quy định tại Điều 98 và Điều 112 Bộ luật Lao động năm 2019, nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 01/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả thêm lương làm thêm giờ.
Tiền lương làm thêm giờ được xác định theo Điều 98 Bộ luật Lao động như sau:
– Tiền lương làm thêm ban ngày = 300% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
– Tiền lương làm thêm ban đêm = 390% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Như vậy, nếu tính cả lương ngày nghỉ lễ, người lao động đi làm ngày 30/4 và 01/5 được trả lương như sau:
– Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.
– Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.
Ví dụ:Anh A làm việc tại nhà máy X được trả lương 200.000 đồng/ngày. Do đơn hàng cần số lượng lớn nên ngày 30/4 và ngày 01/5, anh A được yêu cầu đến nhà máy làm việc như bình thường.
Với quy định trên, tiền lương làm việc trong 02 ngày nghỉ lễ của anh A được tính như sau:
300% x 200.000 đồng/ngày = 600.000 đồng/ngày (chưa kể tiền lương ngày lễ).
Và như vậy, tổng tiền lương 01 ngày đi làm của anh A trong dịp nghỉ lễ bằng 200.000 đồng/ngày + 600.000 đồng/ngày = 800.000 đồng/ngày.
Đi làm ngày nghỉ bù dịp lễ, người lao động được trả lương ra sao?
Khoản 3 Điều 55 Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn về tiền lương làm thêm giờ trong ngày nghỉ bù như sau:
3. Người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết. Trường hợp làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù khi ngày lễ, tết trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.
Như vậy, người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù dịp lễ sẽ được trả lương làm thêm giờ như trường hợp làm thêm vào ngày nghỉ hằng tuần.
Theo đó, tiền lương mà người lao động được nhận khi đi làm vào ngày nghỉ bù sẽ được tính như sau:
– Tiền lương làm thêm ban ngày = 200% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
– Tiền lương làm thêm ban đêm = 270% x Đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm.
Ép đi làm ngày lễ, doanh nghiệp bị phạt nặng.
Nghỉ lễ là một trong những quyền lợi chính đáng của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trường hợp doanh nghiệp ép người lao động đi làm mà không được sự đồng ý của họ sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý thích đáng. Cụ thể:
– Phạt tới 01 triệu đồng nếu vi phạm với 01 đến 10 người lao động;
– Phạt tới 03 triệu đồng nếu vi phạm với 11 đến 50 người lao động;
– Phạt tới 07 triệu đồng nếu vi phạm với 51 đến 100 người lao động;
– Phạt tới 10 triệu đồng nếu vi phạm với 101 đến 300 người lao động;
– Phạt tới 15 triệu đồng nếu vi phạm với 301 người lao động trở lên;
– Phạt tới 50 triệu đồng nếu buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày.
Ngoài ra, với doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày trong những ngày lễ còn bị đình chỉ hoạt động từ 01 đến 03 tháng.
(Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP)
Mức lương cơ sở như thế nào?
Chiều ngày 9/11/2018, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách Nhà nước năm 2019 với 86,19% đại biểu tán thành.
Một trong những nội dung quan trọng của Nghị quyết này là giao Chính phủ thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,39 triệu đồng/tháng hiện nay (theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP) lên 1,49 triệu đồng/tháng, kể từ thời điểm 01/07/2019.
Theo đó, bảng lương cơ sở năm 2019 sẽ được cập nhật như sau:
Thời điểm áp dụng | Mức lương cơ sở |
Từ 01/01/2019 – 30/06/2019 | 1.390.000 đồng/tháng |
Từ 01/07/2019 – 31/12/2019 | 1.490.000 đồng/tháng |
Như vậy, cũng giống như các năm trước đây, năm 2019 sẽ có một đợt điều chỉnh lương cơ sở vào ngày 01/07/2019. Trong đợt này, mức lương cơ sở được điều chỉnh tăng khá cao so với những đợt trước: 100.000 đồng/tháng.
Khi lương cơ sở tăng, lương của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan Nhà nước cũng sẽ được điều chỉnh tăng lên tương ứng, tùy theo hệ số lương. Ngoài ra, mức lương hưu, trợ cấp xã hội; mức đóng, mức hưởng BHYT của một số đối tượng cũng sẽ thay đổi; tiền thai sản năm 2019 cũng được tăng lên đáng kể…
Video Luật sư X giải đáp thắc mắc Tiền lương đi làm ngày Lễ 30/4 và 1/5 tính như thế nào?
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự
- Hồ sơ đề nghị miễn giảm tạm ứng án phí, án phí dân sự
- Trình độ chuyên môn của nhân viên là yếu tố
- Thông tư liên tịch là loại văn bản gì?
- Thông tư liên tịch 01/2016 còn hiệu lực không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn về “Tiền lương đi làm ngày Lễ 30/4 và 1/5 tính như thế nào?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Quý khách hàng nếu có thắc mắc về đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân, tìm hiểu về thủ tục công ty tạm ngừng kinh doanh hay tìm hiểu về dịch vụ đăng ký bảo hộ logo công ty, để nhận được tư vấn nhanh chóng giải quyết vấn đề pháp lý qua hotline: 0833 102 102 hoặc các kênh sau:
- Facebook : www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtobe: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Từ góc độ lí luận, khi xem xét đến các bộ phận cấu thành hay nội hàm của khái niệm tiền lương cũng có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm chỉ bó hẹp nội hàm khái niệm tiền lương thương lượng với lương cơ bản được thỏa thuận mà không bao gồm các khoản thu nhập khác từ lao động. Cũng lại có quan điểm cho rằng tiền lương do các bên thượng lượng thỏa thuận bao gồm cả những khoản thu nhập khác nhằm bổ sung cho tiền lương nhằm đảm bảo giá trị. Đây cũng là quan điểm được thể hiện trong quy định pháp luật hiện hành ở Việt Nam khi quy định tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (khoản 1 Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019).
1. Người lao động hưởng lương theo giờ, ngày, tuần thì được trả lương sau giờ, ngày, tuần làm việc hoặc được trả gộp do hai bên thỏa thuận nhưng không quá 15 ngày phải được trả gộp một lần.
2. Người lao động hưởng lương theo tháng được trả một tháng một lần hoặc nửa tháng một lần. Thời điểm trả lương do hai bên thỏa thuận và phải được ấn định vào một thời điểm có tính chu kỳ.
3. Người lao động hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán được trả lương theo thỏa thuận của hai bên; nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hằng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.