Để nhằm bảo về quyền lợi, cũng như để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ trong các giao dịch, hợp đồng dân sự thì Bộ luật Dân sự nước ta đã quy các biện pháp nhằm đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ như: Cầm cố, đặt cọc, bảo lãnh, ký quỹ, tín chấp, thế chấp, bảo lưu quyền sở hữu…. Trong đó, biện pháp ký quỹ là một trong những biện pháp mà pháp luật quy định đối với một số doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề đặc thù. Vậy pháp luật quy định cụ thể như thế nào về biện pháp Ký quỹ, hãy cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết qua bài viết “Tiền gửi ký quỹ là gì” dưới đây nhé.
Ký quỹ là gì?
Ký quỹ là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm: Cầm cố tài sản, thế chấp tài sản, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, bảo lưu quyền sở hữu, bảo lãnh, tín chấp, cầm giữ tài sản.
Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
Ký quỹ được quy định tại khoản 1, 2 điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015. Việc ký quỹ thường được pháp luật quy định trong một số trường hợp cụ thể nhất định bên có nghĩa vụ phải thực hiện để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự. Cụ thể, theo điều 330 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
Điều 330. Ký quỹ
1. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá vào tài khoản phong tỏa tại một tổ chức tín dụng để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên có quyền được tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán, bồi thường thiệt hại do bên có nghĩa vụ gây ra, sau khi trừ chi phí dịch vụ.
3. Thủ tục gửi và thanh toán thực hiện theo quy định của pháp luật.
Đặc điểm của việc ký quỹ là khoản vật chất bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ là tiền, kim khí, đá quý hoặc các giấy tờ trị giá được bằng tiền. Khoản vật chất này phải có sẵn, và được phong tỏa tại một tổ chức tín dụng.
Quyền và nghĩa vụ của các bên trong ký quỹ
Quyền, nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ
– Hưởng phí dịch vụ;
– Yêu cầu bên có quyền thực hiện đúng thỏa thuận về ký quỹ để được thanh toán nghĩa vụ từ tiền ký quỹ;
– Thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền trong phạm vi tiền ký quỹ;
– Hoàn trả tiền ký quỹ còn lại cho bên ký quỹ sau khi thanh toán nghĩa vụ theo yêu cầu của bên có quyền và khi chấm dứt ký quỹ;
– Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Quyền, nghĩa vụ của bên ký quỹ
– Thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ về điều kiện thanh toán theo đúng cam kết với bên có quyền;
– Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ hoàn trả tiền ký quỹ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều này; được trả lãi trong trường hợp có thỏa thuận với tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
– Rút bớt, bổ sung tiền ký quỹ hoặc đưa tiền ký quỹ tham gia giao dịch dân sự khác trong trường hợp bên có quyền đồng ý;
– Nộp đủ tiền ký quỹ tại tổ chức tín dụng nơi ký quỹ;
– Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Quyền, nghĩa vụ của bên có quyền trong ký quỹ
– Yêu cầu tổ chức tín dụng nơi ký quỹ thanh toán nghĩa vụ đầy đủ, đúng hạn trong phạm vi tiền ký quỹ;
– Thực hiện đúng thủ tục theo yêu cầu của tổ chức tín dụng nơi ký quỹ trong việc thực hiện quyền tại điểm a khoản này;
– Quyền, nghĩa vụ khác theo thỏa thuận hoặc do Bộ luật Dân sự, luật khác liên quan quy định.
Tiền gửi ký quỹ là gì?
Tiền gửi ký quỹ là một loại tiền gửi không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn của một tổ chức tại các ngân hàng nhằm đảm bảo việc thực hiện một nghĩa vụ tài chính của tổ chức đó đối với ngân hàng và các bên có liên quan.
Mỗi công ty hay doanh doanh nghiệp sẽ gửi một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá khác vào tài khoản phong tỏa tại một ngân hàng để đảm bảo việc thực hiện bảo lãnh cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp định thực hiện 1 công việc gì hoặc 1 dự án gì đó. Các khoản tiền, tài sản đem ký quỹ phải được theo dõi chặt chẽ và kịp thời thu hồi khi hết hạn thời gian ký quỹ.
Có một số loại hình doanh nghiệp cần chứng minh năng lực tài chính trong các lĩnh vực pháp luật Việt Nam quy định phải ký quỹ. Cụ thể như:
- Tư vấn du học
- Cho thuê lại lao động
- Kinh doanh bảo hiểm
- Bán hàng đa cấp
- Lữ hành quốc tế
- Dịch vụ việc làm
- Kinh doanh tạm nhập – tái xuất
- Doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng..
Dịch vụ tiền gửi ký quỹ sẽ hỗ trợ cho các doanh nghiệp cần chứng minh năng lực tài chính trong các lĩnh vực pháp luật Việt Nam quy định phải ký quỹ. Cụ thể như: tư vấn du học, cho thuê lại lao động, kinh doanh bảo hiểm, bán hàng đa cấp, lữ hành quốc tế, dịch vụ việc làm, kinh doanh tạm nhập – tái xuất, doanh nghiệp và người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng…
Theo Điều 39 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định thi hành bộ luật dân sự về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, quy định về việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ như sau:
Điều 39. Việc gửi, thanh toán tiền được dùng để ký quỹ
1. Khoản tiền được dùng để ký quỹ (sau đây gọi là tiền ký quỹ) được gửi vào tài khoản phong tỏa tại tổ chức tín dụng theo thỏa thuận hoặc do bên có quyền chỉ định để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
2. Tiền ký quỹ và việc ký quỹ một lần hoặc nhiều lần do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định.
3. Trường hợp nghĩa vụ được bảo đảm bị vi phạm thì tiền ký quỹ được dùng để thanh toán nghĩa vụ, bồi thường thiệt hại sau khi trừ phí dịch vụ (sau đây gọi là thanh toán nghĩa vụ).
Các loại tiền gửi ký quỹ hiện nay
Ký quỹ mở L/C
Hiểu một cách đơn giản L/C là chữ viết tắt của Letter of credit có nghĩa là “thư tín dụng”.
Thư tín dụng là một bức thư do ngân hàng lập theo yêu cầu của nhà nhập khẩu sẽ cam kết trả một số tiền nhất định tại một thời điểm nhất định cho nhà xuất khẩu (người hưởng lợi) nếu nhà xuất khẩu này xuất trình cho ngân hàng bộ chứng từ thanh toán phù hợp với các điều khoản, điều kiện đã ghi trong thư tín dụng.
L/C được thành lập trên cơ sở của hoạt động ngoại thương nhưng khi đã phát hành ra rồi thì nó hoàn toàn độc lập với hoạt động ngoại thương.
Tức là, sau khi Hợp đồng ngoại thương đã được ký kết, người mua trên cơ sở các nội dung (các điều khoản của hợp đồng) thỏa thuận được ghi trong hợp đồng đến Ngân hàng (nước nhập khẩu) yêu cầu ngân hàng này ký phát ra một thư tín dụng để cam kết thanh toán cho người xuất khẩu (dưới sự hướng dẫn và yêu cầu đáp ứng các điều kiện của ngân hàng đưa ra).
Sau khi L/C được phát hành ra rồi, nếu người xuất khẩu đồng ý và chấp nhận những nội dung của nó thì sau này người xuất khẩu phải hoàn thành nghĩa vụ của mình được quy định trong thư tín dụng.
Ký quỹ bảo lãnh
Hiểu một cách đơn giản là đảm bảo thanh toán cho chứng thư bảo lãnh do ngân hàng phát hành.
Cụ thể ngân hàng cam kết sẽ thanh toán cho bên thụ hưởng của hợp đồng khoản đền bù trong phạm vi của số tiền được nêu rõ trong giấy bảo lãnh nếu bên đối tác không thực hiện được trách nhiệm của mình trong hợp đồng.
Ngân hàng không bảo lãnh việc bên đối tác có thực hiện nghĩa vụ hợp đồng của mình cho bên thụ hưởng hay không mà chỉ đảm bảo sự thanh toán trong phạm vi số tiền trong giấy bảo lãnh.
Có thể thấy, ký quỹ bảo lãnh ngân hàng là sự đảm bảo cho bên thụ hưởng trong trường hợp nếu những hoạt động được chỉ rõ trong hợp đồng không được thực hiện vì bất kỳ lý do nào thì bên thụ hưởng sẽ được quyền hưởng tiền đền bù.
Ký quỹ để đảm bảo cho việc phát hành thẻ tín dụng tại ngân hàng
Theo đó, làm thẻ tín dụng ký quỹ là một cách làm thẻ tín dụng thông qua tài sản bảo đảm, bạn sẽ gửi một khoản tiền vào ngân hàng như một căn cứ để chứng minh cho ngân hàng thấy mình có đủ khả năng trả được nợ (số tiền được cấp từ thẻ tín dụng).
Đặc điểm của loại dịch vụ ký gửi ngân hàng này là:
- Mang tiền mặt (hoặc đá quý, kim quý) tới ngân hàng và yêu cầu “gửi ký quỹ làm thẻ”;
- Số tiền ký quỹ sẽ được hưởng lãi suất;
- Không được rút số tiền này cho tới khi bạn không dùng thẻ nữa (hoặc khi thẻ hết hiệu lực);
- Các ngân hàng đều chấp nhận mở thẻ tín dụng ký quỹ.
Ký quỹ thực hiện nghiệp vụ forward tại ngân hàng muốn gửi
Nghiệp vụ Forward tức là nghiệp vụ giao dịch hối đoái kỳ hạn. Đây là giao dịch hai bên cam kết mua, bán với nhau một lượng ngoại tệ theo tỷ giá kỳ hạn xác định vào ngày giao dịch và việc thanh toán sẽ được thực hiện vào một thời điểm xác định trong tương lai.
Hầu hết các ngân hàng đều có dịch vụ hối đoái có kỳ hạn và một số ngân hàng đã có loại ký quỹ để thực hiện nghiệp vụ này.
Ký quỹ để được phép hoạt động một số ngành nghề theo quy định
Theo đó, để được phép hoạt động một số ngành nghề như kinh doanh lữ hành, hoạt động xuất khẩu lao động, hoạt động giới thiệu việc làm, hoạt động bán hàng đa cấp… khách hàng có thể mở tài khoản ký quỹ ngân hàng.
Mức ký quỹ đối với từng ngành nghề sẽ có sự khác nhau. Ví dụ kinh doanh lữ hành nội địa mức ký gửi có thể 100 triệu đồng, còn kinh doanh lữ hành quốc tế, con số này có thể lên đến 250 triệu đồng….
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Tiền gửi ký quỹ là gì” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về Giấy phép sàn thương mại điện tử… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu phân bón
- Thủ tục mua nhà sổ chung
- Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng
Câu hỏi thường gặp
Tài khoản ký quỹ là tài khoản được Ngân hàng mở, sử dụng và quản lý theo yêu cầu hoặc theo thỏa thuận khác với Khách hàng nhằm mục đích chứng minh năng lực tài chính phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Ví dụ: Các quy định về mở tài khoản ký quỹ tại ngân hàng Techcombank như sau:
+ Loại tiền áp dụng: VND.
+ Điều kiện khách hàng: Có tài khoản thanh toán tại TCB.
+ Số dư trên tài khoản thanh toán đủ để thực hiện ký quỹ theo quy định.
+ Số tiền ký quỹ: Theo quy định của từng ngành nghề.
+ Thời gian ký quỹ: Theo quy định của Pháp luật và tùy vào mục đích của từng loại ký quỹ
+ Kỳ hạn ký quỹ: không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn (từ 1 tháng trở lên)
+ Các ngành nghề ký quỹ: Ký quỹ để thành lập doanh nghiệp/bổ sung ngành nghề kinh doanh lĩnh vực: Kinh doanh dịch vụ bảo vệ; Kinh doanh dịch vụ đòi nợ; Kinh doanh bất động sản; Kinh doanh tư vấn tư vấn du học; Kinh doanh sản xuất phim; Kiểm toán; Thành lập Sở giao dịch hàng hóa…
+ Ký quỹ để đảm bảo duy trì hoạt động kinh doanh lĩnh vực: Kinh doanh bảo hiểm; Kinh doanh đa cấp; Cho thuê lại lao động; Cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số; Kinh doanh lữ hành; Hoạt động giới thiệu việc làm; Hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; Kinh doanh tạm nhập tái xuất
– Dịch vụ Tiền gửi ký quỹ tại ngân hàng đem lại nhiều lợi ích cho khách hàng với thủ tục đơn giản và nhanh chóng, thời gian ký quỹ linh hoạt, lãi suất cạnh tranh tùy từng loại hình ký quỹ, đảm bảo an toàn khi giao dịch.
– Sản phẩm “Tiền gửi ký quỹ” áp dụng theo sản phẩm tiền gửi rút gốc linh hoạt (phần gốc rút ra nếu có hưởng lãi suất không kỳ hạn, phần gốc còn lại được hưởng nguyên lãi suất ban đầu).
– Kỳ hạn trả lãi của sản phẩm linh hoạt từ 1 – 36 tháng theo tiêu chí kỳ hạn càng dài lãi suất càng cao. Ngoài ra còn có một số đặc điểm và lợi ích khác như sau:
– Loại tiền gửi: Là VND hoặc các ngoại tệ khác.
– Số tiền gửi tối thiểu: Linh hoạt, tùy theo tính chất từng loại ký quỹ.
– Phương thức trả lãi:
Đối với những tài khoản hưởng lãi không kỳ hạn: tiền lãi được trả vào ngày 25 hàng tháng và tự động ghi Có vào tài khoản Tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của khách hàng.
Đối với những tài khoản hưởng lãi có kỳ hạn: tiền lãi được trả vào cuối kỳ và tự động nhập vào vốn.
– Sử dụng tài khoản tiền gửi ký quỹ: Bạn chỉ được mở 1 tài khoản cho từng loại hình ký quỹ và thực hiện các giao dịch trên tài khoản ký quỹ thực hiện theo quy định của từng loại nghiệp vụ cụ thể.
– Lãi suất tiền gửi ký quỹ tính theo lãi suất không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn.
Ký quỹ chỉ thật sự phù hợp với các nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm trên thị trường chứng khoán và có được tâm lý vững vàng trong các hoạt động giao dịch.
Khi chọn sai cổ phiếu trong quá trình sử dụng ký quỹ, thiệt hại có thể tăng gấp nhiều lần. Do đó, cần phải có một số biện pháp hạn chế rủi ro tài chính được các nhà đầu tư sử dụng như:
Tìm hiểu rõ cơ chế hoạt động và các quy định của giao dịch ký quỹ cũng như các ngưỡng quản trị rủi ro.
Trong quá trình giao dịch ký quỹ, cần tìm hiểu, phân tích kỹ càng trước khi lựa chọn cổ phiếu để giao dịch. Cũng như có kế hoạch khả thi, rõ ràng trước khi đặt lệnh.
Thực hiện các biện pháp giải ngân từng phần, tránh mua “full-margin” ở các cổ phiếu chưa khẳng định được đà tăng.