Dịch bệnh COVID-19 với những diễn biến phức tạp đã và đang trở thành mối lo ngại đáng tâm hiện nay. Các nhà nghiên cứu đang chịu một áp lực đáng kể trong “cuộc chạy đua” tìm ra phương pháp chữa trị bệnh COVID-19. Theo cách mà các nhà khoa học đã thành công trong việc tìm ra thuốc kháng virus đối với virus HIV (gây AIDS) và virus HBV (gây viêm gan B). Tuy nhiên, virus biến đổi liên tục khiến việc tìm ra một loại thuốc hiệu quả là thách thức lớn.
Đến thời điểm hiện nay, có 6 loại vaccine phòng COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp phép sử dụng tại Việt Nam. Tuy vậy, việc tiêm vaccine cũng được Bộ Y tế đưa ra nhiều khuyến cáo để đảm bảo an toàn với hiệu quả tối ưu. Một vài trường hợp không may đã bị tử vong sau khi tiêm Vaccine khiến nhiều người có suy nghĩ lệch lạc “tiêm cũng chết, không tiêm cũng chết”. Vậy đâu mới là điều đáng nói trong vấn đề trên? Một người tử vong do tiêm vắc xin Covid-19 thì có được bồi thường không? Nếu có thì được bồi thường như thế nào? Bài viết dưới đây Luật Sư X sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Người dân có được quyền từ chối không tiêm vaccine COVID-19 không?
Hiện không có quy định nào bắt buộc người dân phải tiêm vaccine COVID-19. Nếu người dân không có niềm tin đối với loại vaccine nào đó, họ có thể từ chối không tiêm. Bên cạnh đó, theo Luật Phòng Chống Bệnh Truyền nhiễm 2007 cũng có quy định. Người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch và đến vùng có dịch. Bắt buộc phải sử dụng vaccine; sinh phẩm y tế đối với các bệnh có vaccine; sinh phẩm y tế phòng bệnh.
Như vậy, tiêm vaccine COVID-19 là hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện. Trường hợp bạn không đủ điều kiện về sức khỏe; hoặc nhận thấy bản thân không phù hợp với loại vaccine sẽ tiêm. Bạn hoàn toàn có quyền từ chối tiêm vaccine COVID-19 cho lần tiêm đó.
Có thể bạn quan tâm:
Tiêm Vaccine tử vong ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường?
Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định:
“Khi sử dụng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch nếu xảy ra tai biến nặng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng, Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.”
Trong đó, tiêm chủng chống dịch là hoạt động tiêm chủng miễn phí do Nhà nước tổ chức. Dành cho những người có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm tại vùng có dịch; người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử đến vùng có dịch.
Như vậy có thể thấy, việc tiêm vắc xin COVID-19 hiện nay tại các vùng có dịch chính là hoạt động tiêm chủng chống dịch. Nếu người được tiêm vaccine tử vong thì Nhà nước sẽ có trách nhiệm bồi thường cho họ.
Bên cạnh đó, tại khoản 6 Điều 30 Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm 2007 cũng có quy định:
Khi thực hiện tiêm chủng mở rộng, nếu xảy ra tai biến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe; hoặc gây thiệt hại đến tính mạng của người được tiêm chủng. Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị thiệt hại.
Trường hợp xác định được lỗi thuộc về tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế; hoặc người làm công tác tiêm chủng. Tổ chức, cá nhân này phải bồi hoàn cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Những quy định nêu trên áp dụng đối với Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch.
Mức bồi thường khi tiêm Vaccine tử vong
Theo khoản 2 Điều 16 Nghị định 104/2016/NĐ-CP, thiệt hại đến tính mạng được hỗ trợ như sau:
- Các chi phí do phải khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế (quy định tại khoản 3 Điều 16 Nghị định 104/2016) trước khi tử vong;
- Chi phí mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở do Nhà nước quy định (lương cơ sở hiện nay là 1.490.000VNĐ/tháng);
- Chi bù đắp tổn thất về tinh thần là 100.000.000 đồng cho thân nhân của người bị thiệt hại;
- Các chi phí do thu nhập bị mất hoặc giảm sút theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 104/2016/NĐ-CP.
Nếu kết luận cuối cùng xác định. Trường hợp người được tiêm vắc xin tử vong do tai biến nặng sau tiêm chủng. Thân nhân của người này sẽ được bồi thường các khoản chi phí theo quy định trên.
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Tiêm Vaccine tử vong ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường? Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Cũng như sử dụng thuốc hay các loại vắc xin khác. Vaccine COVID-19 có thể có phản ứng không mong muốn bao gồm: phản ứng thông thường như các phản ứng tại chỗ đau, sưng và/hoặc đỏ tại chỗ tiêm; phản ứng toàn thân bao gồm sốt và các triệu chứng khác (khó chịu, mệt mỏi, chán ăn). Và có thể có những trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng như phản ứng dị ứng, sốc phản vệ hay tử vong.
Trong điều kiện có đủ vắc xin để đáp ứng nhu cầu tiêm chủng của người dân; và trong điều kiện có nhiều loại vắc xin được nhập về Việt Nam. Người dân có thể chọn vắc xin khi tiêm dịch vụ.
Trên thực tế, tại một số quốc gia triển khai vắc xin của AstraZeneca cũng có ghi nhận phản ứng phản vệ sau tiêm chủng như tại Anh, Brazil, Hàn Quốc… Tuy nhiên, vắc xin mới triển khai nên tỉ lệ phản ứng trên 1 triệu liều vắc xin chưa được thống kê đầy đủ.
Vì vậy sau khi tiêm chủng, đối tượng tiêm chủng cần phải theo dõi để phát hiện sớm và kịp thời xử trí các sự cố bất lợi sau tiêm chủng. Hạn chế tối đa các tai biến nặng sau tiêm chủng. Đặc biệt các đối tượng là người cao tuổi, người có các bệnh lý mạn tính kèm theo thì cần theo dõi sát sao hơn.