Phải nhận thấy rằng việc chuyển đổi CCCD sang thẻ chip mang lại rất nhiều lợi ích cho việc quản lý cơ sở thông tin, dữ liệu quốc gia. Theo một số thông tin sẽ tích hợp BHYT và CCCD từ ngày 01/01/2022 về dân cư. Vậy bài viết dưới đây, Luật Sư X sẽ giúp bạn đọc tìm hiểu sâu hơn về việc tích hợp BHYT và CCCD để xem việc tích hợp này có lợi ích như thế nào.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Tích hợp BHYT và CCCD từ ngày 01/01/2022
Tích hợp Bảo hiểm y tế và Căn cước công dân từ ngày 01/01/2022 là một trong những mục tiêu nổi bật nhất được nêu ngay tại Quyết định 06/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ. Quyết định ban hành ngày 06/01/2022 phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 – 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Theo đó, trong chính năm 2022, đề án đặt ra mục tiêu là đảm bảo từng bước thay thế giấy tờ cá nhân trên cơ sở tích hợp, xác thực thông tin, giấy tờ cá nhân vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để chỉ cần sử dụng thẻ Căn cước công dân, ứng dụng Định danh điện tử quốc gia (VNEID). Trong đó tập trung thực hiện ngay đối với một số giấy tờ như: Bảo hiểm y tế, bằng lái xe, giấy phép lái xe, mã số chứng chỉ hoặc giấy phép hành nghề, tiêm chủng, y tế, giáo dục, thẻ cán bộ, công chức, viên chức….
Căn cước công dân là gì?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước công dân năm 2014 có quy định như sau:
Căn cước công dân là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân theo quy định của Luật này.
Trong suốt những ngày vừa qua; người dân cả nước đã được tiến hành lầm lại thẻ Căn cước công dân. Thẻ căn Cước công dân này sẽ thay thế cho Chứng minh nhân dân; theo Luật Căn cước công dân 2014. Loại thẻ Căn cước công dân này theo mẫu quy định tại Thông tư 60/2021/TT-BCA. Thẻ hình chữ nhật chiều rộng 53,98 mm ± 0,12 mm; chiều dài 85,6 mm ± 0,12 mm, độ dày 0,76 mm ± 0,08 mm; bốn góc được cắt tròn với bán kính r = 3,18 mm ± 0,3 mm. Đồng thời, mặt trước bên phải có mã QR, mặt sau bên phải được gắn chip điện tử.
Ai được cấp thẻ Căn cước công dân?
Theo Luật Căn cước công dân 2014 quy định:
- Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên được cấp thẻ Căn cước công dân (khoản 1 Điều 19).
- Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi (Điều 21).
- Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước tuổi quy định; thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Ngoài ra, những người đã có chứng minh nhân dân 9 số và 12 số; hoặc thẻ Căn cước công dân mã vạch được đổi sang thẻ Căn cước công dân gắn chip; khi có yêu cầu hoặc khi thẻ cũ hết hạn.
Cơ quan cấp căn cước công dân
Theo Khoản 1 Điều 11 và Điều 13 Thông tư 59/2021/TT-BCA quy định như sau:
Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.
Cơ quan quản lý căn cước công dân Công an cấp huyện; cấp tỉnh bố trí nơi thu nhận và trực tiếp thu nhận hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân cho công dân có nơi đăng ký thường trú; đăng ký tạm trú tại địa phương mình.
Như vậy, công dân cần cấp Căn cước công dân đến Cơ quan công an nơi thường trú; tạm trú để yêu cầu. Hiện nay cơ quan công an trên cả nước đã thực hiện cấp mới căn cước công dân cho người dân. Vậy nếu chưa nhận được CCCD gắn chip, người dân cần làm gì? để nhận được sớm nhất.
Mời bạn đọc xem thêm: Bị xoá sổ hộ khẩu có làm căn cước công dân được không?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Tích hợp BHYT và CCCD từ ngày 01/01/2022. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Hiện nay không có quy định nào về việc chụp ảnh thẻ căn cước phải để kiểu tóc như thế nào. Tuy nhiên cũng phải chú ý phần tóc tai. Tóc mái nên chải gọn gàng, có thể kẹp lên để không che mặt. Như vậy mặt mũi nhìn vào ảnh cũng sáng sủa hơn và không lo vi phạm vấn đề gì khi chụp ảnh căn cước công dân.
Việc trang điểm khi chụp ảnh làm thẻ căn cước cũng không có quy định. Tuy nhiên, có thể trang điểm nhẹ nhàng khi chụp ảnh CCCD; không nên trang điểm quá đậm, lòe loẹt, khác khuôn mặt thực tế. Bởi nếu khi trên ảnh và ngoài đời khác nhau quá nhiều; thì điều này sẽ gặp khó khăn trong lúc làm các thủ tục sau này có liên quan đến ảnh thẻ căn cước công dân. Gây khó khăn trong quá trình nhận diện, đối chiếu khuôn mặt thật