Thuế tiêu dùng là một trong các loại thuế đóng góp số thu lớn, ổn định cho ngân sách nhà nước, với đặc điểm có phạm vi áp dụng rộng, thu gián tiếp nên tương đối dễ thu. Thuế tiêu dùng có khả năng đem lại số thu thường xuyên và tương đối ổn định cho ngân sách nhà nước (NSNN). Nguồn thu này có đặc điểm là phụ thuộc vào quy mô sản xuất và tiêu dùng của xã hội, vì thế, cơ sở tính thuế thường lớn, ổn định và không ngừng tăng lên.
Cùng Luật sư X tìm hiểu về thuế tiêu dùng Việt Nam năm 2022 qua bài viết dưới đây.
Thuế tiêu dùng Việt Nam
Thuế tiêu dùng là loại thuế gián thu. Người nộp thuế tiêu dùng là người bán hàng hoá hoặc cung cấp dịch vụ, còn người chịu thuế lại là người tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ đó. Nhà nước gián tiếp thu khoản thuế này của người tiêu dùng thông qua người bán hàng hoá, dịch vụ.
Đối với người chịu thuế đích thực, thuế tiêu dùng thường khó nhận biết hơn so với thuế thu nhập bởi vì loại thuế này được ẩn giấu trong giá cả hàng hóa.
Các sắc thuế tiêu dùng có phạm vi đánh thuế rất rộng, đánh vào hầu hết các giao dịch mua bán phát sinh trong nền kinh tế. Với cơ sở tính thuế rộng, chỉ cần tăng thuế suất ở một mức nhỏ có thể đưa lại cho Nhà nước một số thu rất lớn. Ở nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu dùng chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong tổng thu của NSNN.
Ý nghĩa
– Nhà nước đánh thuế tiêu dùng là nhằm động viên một bộ phận thu nhập của người chịu thuế sử dụng để mua hàng hóa và dịch vụ.
– Điều này thể hiện ở chỗ khoản thuế này luôn luôn được cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả.
– Nếu nhà nước muốn thu 10 đồng tiền thuế trên 100 đồng chi tiêu ròng của người tiêu dùng thì có nghĩa là họ phải bỏ ra thêm 10 đồng thu nhập nữa để chi cho việc tiêu dùng của mình (tức là phải dùng 110 đồng).
Đặc trưng
– Khác với thuế thu nhập, thuế tiêu dùng chỉ đánh vào bộ phận thu nhập dành cho tiêu dùng hiện tại. Mức tiêu dùng được xác định bằng tổng thu nhập trừ đi phần tiết kiệm.
– Tuy nhiên, không phải tất cả các khoản tiêu dùng đều bị đánh thuế. Tùy theo phong tục, tập quán và điều kiện hoàn cảnh của từng nước mà có thể loại trừ ra một số khoản nhất định với phạm vi và mức độ khác nhau.
– Thuế tiêu dùng là loại thuế có tính chất gián thu.
Đối tượng nộp thuế tiêu dùng là người bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ con người chịu thuế là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ.
– Thuế tiêu dùng cấu thành trong giá cả hàng hóa, dịch vụ nên có tác động rất nhạy cảm đế giá cả hàng hóa, dịch vụ.
Vì thế, sự thay đổi về mức thuế tiêu dùng thường có tác động tức thời đến giá cả.
– Thuế tiêu dùng là loại thuế thực.
Mọi hoạt động cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng đều là đối tượng phải nộp thuế bất kể khả năng và hoàn cảnh của người nộp thuế như thế nào. Nhìn chung, người ta không đặt ra vấn đề miễn giảm về hoàn cảnh riêng cho người nộp thuế tiêu dùng.
– Thuế tiêu dùng mang tính lũy thoái so với thu nhập.
Tính chất này xuất phát từ qui luật giảm dần của thiên hướng tiêu dùng: Khi thu nhập tăng lên thì tiêu dùng cũng tăng lên nhưng tốc độ tăng của tiêu dùng sẽ chậm hơn tốc độ tăng của thu nhập.
Các phương pháp đánh thuế tiêu dùng
- Đánh thuế tiêu dùng theo tính chất của hàng hóa, dịch vụ
- Đánh thuế tiêu dùng theo giai đoạn
- Đánh thuế theo cách thiết kế mức thuế
Các sắc thuế thuộc loại thuế tiêu dùng hiện hành ở Việt Nam bao gồm: Thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế BVMT. Các sắc thuế tiêu dùng ở Việt Nam thời gian qua đã có đóng góp quan trọng cho NSNN, số thu từ thuế tiêu dùng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN.
- Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Thuế giá trị gia tăng là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ và do người tiêu dùng trả khi sử dụng sản phẩm đó. Mặc dù người tiêu dùng mới chính là người chi trả thuế giá trị gia tăng, nhưng người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước lại là đơn vị sản xuất, kinh doanh.
- Thuế tiêu thụ đặc biệt được hiểu là một loại thuế gián thu được đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ đặc biệt, mang tính chất xa xỉ nhằm điều tiết việc sản xuất trong nước, trong hoạt động nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Đồng thời, thu thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm thúc đẩy việc điều tiết mạnh thu nhập của người tiêu dùng, góp phần tăng thu cho Ngân sách nhà nước, tăng cường hoạt động quản lý sản xuất kinh doanh đối với những hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế xuất khẩu là loại thuế đánh vào những mặt hàng mà Nhà nước muốn hạn chế xuất khẩu.
- Thuế nhập khẩu là một loại thuế mà một quốc gia hay vùng lãnh thổ đánh vào hàng hóa có nguồn gốc từ nước ngoài trong quá trình nhập khẩu.
- Thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa (sau đây gọi chung là hàng hóa) khi sử dụng gây tác động xấu đến môi trường.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Trích lục ghi chú ly hôn, thành lập công ty cổ phần, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, kế toán giải thể công ty, dịch vụ hợp thức hóa lãnh sự, mã số thuế cá nhân, trích lục giấy đăng ký kết hôn online, mẫu đơn xin trích lục quyết định ly hôn, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đơn xin trích lục bản án ly hôn, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Các sắc thuế tiêu dùng phổ biến trên thế giới hiện nay là thuế giá trị gia tăng (GTGT), thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và thuế bảo vệ môi trường (BVMT). Hiện nay, thuế GTGT với phạm vi áp dụng rộng nên có ưu điểm tạo cho NSNN số thu lớn, thường xuyên và ổn định.
Các khoản thu thuế được tập trung vào Ngân sách nhà nước là những khoản thu nhập của nhà nước được hình thành trong quá trình nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
Thuế là tiền đề cần thiết để duy trì quyền lực chính trị và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Thuế dựa vào thực trạng của nền kinh tế (GDP, chỉ số giá tiêu dùng, chỉ số giá sản xuất, thu nhập, lãi suất,…).
Thuế được thực hiện theo nguyên tắc hoàn trả không trực tiếp là chủ yếu.
Thuế giữ vai trò quan trọng trong xã hội hiện tại nếu không có thuế nhà nước sẽ không thể hoạt động vững mạnh.
Nguồn thu của ngân sách nhà nước: Thuế được coi là khoản thu quan trọng nhất, mang tính chất ổn định lâu dài và khi nền kinh tế càng phát triển thì khoản thu này càng tăng.
Công cụ góp phần điều chỉnh các mục tiêu kinh tế vĩ mô: Góp phần thực hiện chức năng kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông đối với tất cả các thành phần kinh tế theo hướng phát triển của kế hoạch nhà nước, góp phần tích cực vào việc điều chỉnh các mặt mất cân đối lớn trong nền kinh tế quốc dân.