Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Trịnh Văn, công ty tôi là một công ty về xây dựng. Sắp tới chúng tôi có kế hoạch sẽ xây dựng nhà ở tại một khu đô thị ven Hà Nội. Đặc biệt công ty sẽ sử dụng đất san lấp tại đây để xây phần móng vững chắc, do đó khi sử dụng loại đất này thì đã thành sử dụng tài nguyên đất san lấp và theo quy định sẽ phải đóng thuế đầy đủ cho Nhà nước. Tuy nhiên tôi đang không rõ mức đóng thuế đối với tài nguyên đất san lấp là bao nhiêu. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thuế suất thuế tài nguyên đất san lấp theo quy định pháp luật như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Thuế suất thuế tài nguyên đất san lấp theo quy định pháp luật” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Thuế tài nguyên năm 2009
Thuế suất là gì?
Thuế suất là mức thuế phải nộp trên một đơn vị khối lượng chịu thuế.
Định mức thu thuế (tỉ lệ %) tính trên khối lượng thu nhập hoặc giá trị tài sản chịu thuế.
Thuế suất thuế tài nguyên đất san lấp theo quy định pháp luật
Hiện nay bất kỳ cá nhân, doanh nghiệp nào sử dụng, khai thác tài nguyên theo quy định của Luật thuế tài nguyên thì phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế. Vì vậy, trong quá trình xây dựng mà đất san lấp được đưa vào sử dụng thì cá nhân, tổ chức đó có trách nhiệm nộp tiền thuế tương ứng.
Khoản 2, Điều 2, Luật Thuế tài nguyên năm 2009 quy định đối tượng chịu thuế là: “Khoáng sản không kim loại”.
Theo Điều 2, Nghị định số 164/2016/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản quy định:
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
Nghị định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác khoáng sản, các cơ quan nhà nước và tổ chức, cá nhân liên quan trong việc quản lý, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản.”
Theo Điều 3 Luật Thuế Tài nguyên năm 2009 quy định về người nộp thuế như sau: “Người nộp thuế tài nguyên là tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên thuộc đối tượng chịu thuế tài nguyên”.
Căn cứ tính thuế đất san lấp dựa vào sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế suất (Điều 4, Luật Thuế tài nguyên năm 2009).
Theo Khoản 1, Điều 7 Luật thuế tài nguyên năm 2009 quy định khung thuế suất tài nguyên đối với đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình là 3-10%; đối với đất, trừ đá nung vôi và sản xuất xi măng; sỏi; cát, trừ cát làm thuỷ tinh là 5-15% và giao Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ. Như vậy, tùy vào khối lượng, tính chất của việc sử dụng đất san lấp mà thuế suất cá nhân, tổ chức phải trả là từ 3-10%.
1. Người nộp thuế tài nguyên gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế thì được xét miễn, giảm thuế phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
Ngoài ra, tại Khoản 6, Điều 9, Luật thuế tài nguyên năm 2009 một trong những trường hợp được miễn giảm thuế là: “Miễn thuế đối với đất khai thác và sử dụng tại chỗ trên diện tích đất được giao, được thuê; đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình an ninh, quân sự, đê điều.”
Các loại thuế suất cơ bản gồm những gì?
Mỗi loại thuế đều quy định thuế suất khác nhau. Do đó, các loại thuế suất thường tương ứng với các loại thuế. Một số loại thuế cơ bản thường gặp là: Thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập cá nhân; thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế xuất nhập khẩu,…. Mỗi loại thuế khác nhau đều có quy định về các mức thuế suất khác nhau, cụ thể như sau:
Thuế suất thuế giá trị gia tăng
Thuế giá trị gia tăng tại Luật Thuế giá trị gia tăng 2009 là loại thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng. Lưu ý rằng, loại thuế này không áp dụng với toàn bộ giá trị của loại hàng hóa, dịch vụ mà chỉ áp dụng trên phần giá trị tăng thêm.
Hiện nay, thuế giá trị gia tăng áp dụng 03 mức thuế suất, đó là:
0%: Đối với nhóm sản phẩm xuất khẩu, vận tải quốc tế,…
5%: Đối với một số sản phẩm, hàng hóa, nhu yếu phẩm quan trọng như nước sạch, nông sản, thủy sản,…
10%: Đối với đa số các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (loại trừ các trường hợp không thuộc đối tượng áp dụng mức thuế suất 0% và 5%).
Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế đánh vào phần thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Mỗi năm, Nhà nước lại quy định mức thuế suất đối với loại thuế này. Nhưng nhìn chung, từ năm 2016 đến 2019, mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp áp dụng là 20%.
Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, mức thuế suất theo thuế thu nhập doanh nghiệp có sự thay đổi. Theo đó, Doanh nghiệp có tổng doanh thu không vượt quá 200 tỷ đồng được giảm 30% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp.
Quy định trên ngoại trừ với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề đặc thù như dầu khí, khai thác mỏ tài nguyên quý,…
Thuế suất theo thuế nhập khẩu
Thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu áp dụng với các loại hàng hóa, sản phẩm được phép thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu vào Việt Nam. Thuế suất của Thuế xuất nhập khác khác nhau tùy thuộc vào loại hàng hóa và được quy định trong các biểu thuế.
Các mức thuế suất cơ bản của thuế nhập khẩu là:
– Thuế suất ưu đãi đặc biệt: đối với một số hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ liên quan đến các quốc gia, vùng lãnh thổ có cam kết, thỏa thuận mức ưu đãi đặc biệt đối với Việt Nam
– Thuế suất ưu đãi: đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ quốc gia, vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ với Việt Nam
– Thuế suất thông thường: đối với hàng hóa không thuộc các trường hợp trên, thuế suất thông thường áp dụng là 150%.
Nhìn chung, thuế suất là cơ sở để tính mức thuế chủ thể phải nộp cho cơ quan nhà nước liên quan. Ở mỗi loại thuế có những quy định đặc thù, chuyên biệt về mức thuế suất. Mức thuế suất không cố định mà thay đổi theo tùy thuộc vào sự thay đổi của thị trường, quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam với quốc gia hay tùy thuộc vào mức thu nhập của bạn hoặc Doanh nghiệp,… Để áp dụng thể Thuế suất vào việc tính toán từng loại thuế, bạn cần có kiến thức nền tảng về thuế và thuế suất.
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân
Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo biểu thuế suất lũy tiến từng phần.
Thuế suất lũy tiến từng phần là biểu thuế gồm nhiều bậc, ứng với mỗi bậc của cơ sở thuế là một mức thuế suất tương ứng, theo đó, thuế suất tăng dần theo từng bậc thuế. Thuế được tính từng phần theo bậc thuế và mức thuế suất tương ứng của từng bậc, số thuế phải nộp là tổng số thuế tính cho từng bậc.
Dưới đây là bảng biểu thuế suất lũy tiến từng phần để tính thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương, tiền công:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 | 35 |
….
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Thuế suất thuế tài nguyên đất san lấp theo quy định pháp luật”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về vấn đề: giá dịch vụ thám tử của bạn,… hay cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua hotline 0833.102.102. để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời bạn xem thêm
- Hạch toán truy thu thuế TNCN sau quyết toán như thế nào?
- Giá thóc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp là bao nhiêu?
- Mẫu đơn xin đóng mã số thuế cá nhân năm 2023
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào Khoản 3 Điều 7 Luật Thuế tài nguyên năm 2009, các mức thuế suất đối với từng loại tài nguyên trong từng thời kỳ bảo đảm 03 nguyên tắc sau:
+ Phù hợp với danh mục nhóm, loại tài nguyên và trong phạm vi khung thuế suất do Quốc hội quy định;
+ Góp phần quản lý nhà nước đối với tài nguyên; bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nguồn tài nguyên;
+ Góp phần bảo đảm nguồn thu ngân sách nhà nước và bình ổn thị trường.
Theo Điều 2 Thông tư 152/2015/TT-BTC thì đối tượng chịu thuế là các tài nguyên thiên nhiên trong phạm vi đất liền, hải đảo…của nước Việt Nam quy định, gồm:
– Khoáng sản kim loại.
– Khoáng sản không kim loại như: Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình; đất làm gạch…
– Sản phẩm của rừng tự nhiên, bao gồm các loại thực vật và các loại sản phẩm khác của rừng tự nhiên, trừ động vật và hồi, quế, sa nhân, thảo quả do người nộp thuế trồng tại khu vực rừng tự nhiên được giao khoanh nuôi, bảo vệ.
– Hải sản tự nhiên, gồm động vật và thực vật biển.
– Nước thiên nhiên, bao gồm: Nước mặt và nước dưới đất; trừ nước thiên nhiên dùng cho nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp và nước biển để làm mát máy.
– Yến sào thiên nhiên, trừ yến sào do tổ chức, cá nhân thu được từ hoạt động đầu tư xây dựng nhà để dẫn dụ chim yến tự nhiên về nuôi và khai thác.
Ngoài ra, đối tượng chịu thuế còn có tài nguyên thiên nhiên khác do Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Căn cứ Điều 6 Thông tư 152/2015/TT-BTC, giá tính thuế TN là giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên của tổ chức, cá nhân khai thác chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng nhưng không được thấp hơn giá tính thuế do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định;
Trường hợp giá bán đơn vị sản phẩm tài nguyên thấp hơn giá tính thuế TN do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thì tính thuế TN theo giá do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định.
Trường hợp sản phẩm tài nguyên được vận chuyển đi tiêu thụ, trong đó chi phí vận chuyển, giá bán sản phẩm tài nguyên được ghi nhận riêng trên hóa đơn thì giá tính thuế TN là giá bán sản phẩm tài nguyên không bao gồm chi phí vận chuyển.