Hiện nay không khó để bắt gặp hình ảnh một quán trà sữa. Đây đã trở thành thức uống yêu thích của nhiều người và loại hình kinh doanh này có mặt ở khắp mọi nơi. Vậy quán trà sữa kinh doanh theo hình thức gì? Quán trà sữa có phải đóng thuế không?
Căn cứ pháp lý
Thuế là gì?
Thuế là gì? Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm nào trên thế giới thống nhất về thuế. Đứng ở các góc độ khác nhau của các nhà kinh tế khác nhau lại có một khái niệm khác nhau về thuế.
Một trong những khái niệm phổ biến về thuế đó là “Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước vì lợi ích chung”.
Ngoài ra còn có khái niệm khác “Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế (một cá nhân hoặc pháp nhân) phải trả cho một tổ chức chính phủ để tài trợ cho các khoản chi tiêu công khác nhau”.
Thuế được áp dụng lần đầu tiên ở Ai Cập cổ đại vào khoảng năm 3000-2900 TCN, nếu không trả tiền hoặc trốn thuế chống lại việc nộp thuế sẽ bị phạt theo quy định của Pháp luật.
Đặc điểm của thuế
Với nhiều cách tiếp cận khác nhau, các nhà nghiên cứu có thể đưa ra khái niệm riêng phục vụ cho mục đích nghiên cứu eủa mình về thuế. Tuy vậy, thuế bao giờ cũng mang những đặc tính nhất định. Việc xác định đặc tính của thuế giúp cho chung ta nhận diện thuế trong các hình thức thu nhập tài chính. Trên .phương diện đỉều chỉnh pháp luật, việc nghiên cứu đặc tính của thuế một mặt giúp nhà làm luật lựa chọn sự điều chỉnh pháp luật một cách phù hợp đối với thuế; mặt khác, giúp cho các đối tượng có liên quan thực hiện đầy đủ chức trách và nhiệm vụ của mình.
Thứ nhất, thuế là khoản thu nộp bắt buộc vào ngân sách. Tính bắt buộc thể hiện ở chỗ, đối với người nộp thuế, đây là nghĩa vụ chuyển giao tài sản của họ cho nhà nước khi có đủ điều kiện mà không phải là quan hệ thanh toán dù trong hợp đồng hay ngoài hợp đồng. Đối với các cơ quan thu thuế, khi thay mặt nhà nước thực hiện các hành vi nhất định cũng không được phép lựa chọn thực hiện hay không thực hiện hành vi thu thuế, có sự phân biệt đối xử đối với người nộp thuế.
Đặc tính bắt buộc của thuế là một trong những dấu hiệu quan trọng để phân biệt thuế với Các khoản thu ttên cơ sở tự nguyện hình thành nên ngân sách nhà nước. Điều này có ý nghĩa pháp lí quan ttọng khi ban hành pháp luật về thuế vă chi phối phương pháp thực hiện thu thuế của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Tính bắt buộc của thuế có mối quan hệ mật thiết với tính không hoàn trà. Do thuế không có tính hoàn trả, về lí thuyết, khó tìm thấy sự tự nguyên khi nộp thuế – hành vi chuyển giao một khối lượng tài sản cho nhà nước và chắc chắn sẽ không nhận lại được chúng trong tương lai. Vì vậy, để thực hiện thu thuế ổn định, phải sử dụng biện pháp bắt buộc như là một thuộc tính cơ bản của thuế.
Thứ hai, thuế gắn với yếu tố quyền lực. Tính quyền lực của thuê được xuất phát bởi lí do xuất hiện các khoản thu về thuế của nhà nước. Thuế xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, thực hiện việc cung cấp cơ sở vật chất cho nhà nước thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình. Các nhà kinh tế, chính trị đều thống nhất cho rằng thuế là biện pháp chủ yếu của nhà nước để nhà nước điều tiết hoặc can thiệp vào nền kinh tế. Bằng quyền lực chính trị, nhà nước tạo ra cho thuê, tính cố định, sự tuân thủ của đối tượng nộp thuế. Các yếu tố như đối tượng nộp thuế, thuế suất… được quy định trước và mang tính ổn định trong một khoảng thời gian nhất định. Chỉ gắn với yếu tố quyền lực, thuế mới đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ tạo nguồn thu nhập tài chính cho nhấ nước.
Đê gắn được yếu tố quyền lực nhà nước cho thuế, các quốc gia, không phân biệt mức độ phát triển, đều có xu hướng ghi nhận thuế ở văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao nhất – các luật thuế. Điều đó cũng gián tiếp đảm bảo tính ổn định trong việc xác định nguồn thu nhập tài chính của nhà nước và đảm bảo tính ổn định của thuế.
Thứ ba, thuế không mang tính đôi giá, không hoàn trả trực tiếp. Thuế không phải là khoản phải trả khi các đối tượng nộp thuế đã nhận được một lợí ích hay quyền lợi cụ thể nào từ phía nhà nựớc. Bất kì “ai”, khỉ đủ điều kiện đều phải hiện nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, không phân biệt họ đã nhận được những lợi ích công cộng nào. Điều này cho phép phân biệt thuế với các khoản thu nộp do đối tượng nộp chỉ thực hiện nghĩa vụ của mình đã nhận được một lợi ích nhất định từ phía nhà nước. Đó là các khoản thu từ phí, lệ phí.
Thuế xuất hiện do nhu cầu chi tiêu của nhà nước, của các chủ thể quản lí xã hội. Kết quả của việc sử dụng các khoản thu từ thuế chủ yếu là các sản phẩm công (những lợi ích không thể xác định chính xác được theo giá trị vật chất). Điều đó lí giải vì sao thuế phải là các khoản thu không có tính hoàn ttả. Tuy vậy, kết quả những sản phẩm do nhà nước sử dụng các khoản thu từ thuế lại được thụ hưởng bởi chính những đối tượng nộp thuế, đó là sự yên bình xã hội, sự phát triển và thịnh vượng, chế độ phúc lợi công cộng… Nói khác đi, người nộp thuế được hoàn trả một cách gián tiếp những khoản tiền nộp cho nhà nước.
Bên cạnh việc chỉ ra các đặc điểm của thuế, cũng cần phân biệt thuế vói phí, lệ phí. Mặc dù thuế, phí, lệ phí đều là các khoản thu mang tính bắt buộc, hình thành nguồn thu cho quỹ ngân sách nhà nước nhưng giữa chúng có một số đỉểm khác biệt.
– Về cơ sở pháp lí để thực hiện các khoản thu từ thuế, lệ phí, phí. Nêu các khoản thu từ thuế được thực hiện ưên cơ sở các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lí cao (luật, pháp lệnh) thì lệ phí, phí được thực hiện dựa theo các văn bản dưới luật.
– Về vị trí của các khoản thu từ thuế, lệ phí, phí ứong tổng các khoản thu ngân sách nhà nước. Thuế luôn là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, lệ phí, phí cũng là nguồn thu ngân sách nhưng không có vị trí quan trọng như thuế.
– Thuế không mang tính đối giá, hoàn trà trực tiễp nhưng đối với lệ phí, phí lại mang tính hoàn trả trực tiếp rõ ràng.
– Phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, khác biệt giữa các địa phương, vùng lãnh thổ nhưng đối với các khoản thu từ lệ phí, phí có thể mang tính địa phương, địa bàn.
Cách thức phân loại thuế
Nghiên cứu về thuế không chỉ có ý nghĩa về lí thuyết mà còn có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn. Hệ thông thuế một quốc gia thường do nhiều loại thuế hợp thành. Mỗi loại thuế có đặc điểm và chức năng riêng nhưng nếu phân tích cân nhắc theo nhũng tiêu chí nhất định thì một số loại thuế lại có chức năng, đặc điểm tương tự, có thể gộp thành một “loại”. Việc tìm ra những loại thuế với những đặc tính chung sẽ có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà lập pháp, hành pháp; với chính những đối tượng có liên quan đến hoạt động về thuê. Điều này ư giải sự cần thiết phải tiến hành phân loại thuê theo các tiêu chí khác nhau.
Nếu căn cứ vào mối quan hệ giữa cơ quan thuế với người chịu thuế, thuế có 2 loại cơ bản là thuế trực thu và thuế gián thu.
– Thuế trực thu bao gồm các loại thuế như thuế thu nhập, thuế đánh vào của cải, thuế đánh vào đối tượng thường trú. Chúng được gọi là thuế trực thu vì người có nghĩa vụ nộp thuế thường là người gánh chịu thuế. Nói cách khác, người nộp thuế không thể chuyển nghĩa vụ thuế sang cho các đối tượng khác.
Thuế trực thu có ưu điểm đảm bảo sự công bằng trong việc điều tiết thu nhập thặng dư của người nộp thuế nhưng thường gây ra sự phản ứng về thuế của người nộp thuế do không có sự chuyển dịch về thuế và có một sự đảm bảo chắc chắn rằng phải thực hiện một nghĩa vụ nộp tiền.
– Thuế gián thu bao gồm các loại thuế như thuế xuất nhập khẩu, thuế gắn với sàn xuất và bán hàng hoá. Gọi chúng là thuế gián thu vì người gánh chịu thuế là khách hàng nhưng người nộp thuế lại là người bán hàng, nhà nhập khẩu.(2) Nói khác đi, đã có sự chuyển nghĩa vụ thuế từ khách hàng sang người kinh doanh.
Thuế gián thu có ưu điểm thường hạn chế sự phản ứng thuế từ người gánh chịu thuế nhưng lại không tạo ra sự bình đẳng về điều tiết thu nhập của những đối tượng có thu nhập chênh lệch.
Xác định thuế trực thu và thuế gián thu có ý nghĩa pháp lí quan trọng. Để đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thu nhập, cần gia tăng (ban hành luật điều chỉnh) các loại thuế trực thu. Tuy vậy, việc tăng các loại thuế trực thu lại đứng trước nguy cơ không thu hút, khuyến khích việc công khai thu nhập và gây ra sự phản ứng từ người nộp thuế. Để đàm bảo nguồn thu cho nhà nước, cần gia tăng (ban hành luật điều chỉnh) các loại thuế gián thu nhưng sẽ làm tăng khoảng cách thu nhập và trong chừng mực nào đó, sẽ hạn chế tiêu dùng xã hội. Cho dù vậy, thực tế ở các quốc gia (trong đó có Việt Nam), các loại thuế trực thu thường không phổ biến bằng thuế gián thu do sự dễ dàng chấp nhận hơn từ phía khách hàng đối với các loại thuế gián thu.
Nếu căn cứ vào đối tượng tính thuế, có thuế đánh vào tài sản, thuế đánh vào thu nhập và thuế tiêu dùng.
– Thuế tài sản là thuế đánh vào bản thân tài sản chứ không phải đánh vào phần thu nhập phát sinh từ tài sản đó. Các loại thuế như thuế nhà đất, thuế vốn, thuế chuyển nhượng tài sần, chuyển nhượng vốn là loại thuế tài sản. Các quốc gia có thể dựa vào đối tượng tài sản để tách hoặc gộp thuê phù hợp với điều kiện cụ thể.
– Thuế đánh vào thu nhập chỉ thực hiện đối với những đối tượng có giá trị thặng dư phát sinh từ tài sản của họ. Các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân có đổi tượng tính thuế là những phần thu nhập phát sinh trong quá trình sử dụng tài sản của mình hay do kết quả của lao động…
– Thuế tiêu dùng, phần lớn là các loại thuế gián thu như thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt. Đặc điểm của các loại thuế trong nhóm thuế này đối tượng tính thuế chính là phần thu nhập của người chịu thuế được mang tiêu dùng vào thời điểm chịu thuế.
Việc phân chia thuế dựa trên đối tượng tính thuế có ý nghĩa pháp lí khi xác định mục tiêu điều chỉnh và mức độ đỉều chỉnh về thuế đối với từng nhóm thuế và gắn vói các chính sách kinh tế-xã hội khác nhằm tối ưu hoá hiệu quả. Ví dụ, việc gia tăng thuế tiêu dùng sẽ chỉ phát huy hiệu quả khi quốc gia ban hành luật thuế áp dụng đồng thời với các biện pháp kích cầu tiêu dùng trong dân cư.
Nếu căn cứ vào đối tượng nộp thuế, thuế bao gồm thuế đánh vào các chủ thể có yếu tố nước ngoài, thuế đối với các tổ chức và cá nhân ưong nước. Cách phân chia này có ý nghĩa pháp lí quan trọng khi nhà nước cần thể hiện chính sách đối vói các nhà đầu tư ưong từng thời kì. Chẳng hạn, đối với trường hợp cần thiết phải hạn chế sự tham gia của các chủ thể có vốn đầu tư nước ngoài tại một quốc gia, chính sách thuế khoá ngặt nghèo có thể xác định là một ữong những rào cản quan trọng đối với đầu tư nước ngoài. Ngược lại, chính sách mở cửa cũng đồng nghĩa với sự nới rộng đến tối đa ưu đãi về thuế đổi với các đôi tượng này. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng cách phân biệt thuế theo đối tượng nộp nếu không được giải quyết hợp lí, những tác động ngược chiều của chúng hoàn toàn không nhỏ đối với nền kinh tế, đối với tình hình xã hội.
Ngoài các tiêu chí và nội dung phân loại trên đây, còn có rất nhiều tiêu chí phân loại và nội dung phân loại thuế, tuỳ theo mục đích của người nghiên cứu đánh giá.
Thuế quán trà sữa
Có phải đăng ký kinh doanh và phải đóng thuế khi kinh doanh trà sữa?
Bạn sẽ phải tiến hành đăng ký kinh doanh
Việc bạn mở quán kinh doanh trà sữa ,thì bạn sẽ kinh doanh đăng ký kinh doanh theo hình thức hộ kinh doanh cá thể
Theo khoản 1 Điều 49 Nghị Định 43/2010 về đăng ký kinh doanh
Điều 49 Hộ kinh doanh cá thể
1. Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.
2,Các loại thuế bạn phải đóng:
-Thứ nhất là thuế môn bài
Theo quy định tại mục I Văn bản hợp nhất 33/VBHN-BTC quy định:
2. Các đối tượng khác,hộ kinh doanh cá thể nộp thuế môn bài theo 6 mức bao gồm
– Hộ sản xuất kinh doanh cá thể.Các đối tượng khác,hộ kinh doanh cá thể nộp thuế môn bài theo 6 mức bao gồm
Biểu thuế Môn bài áp dụng đối với các đối tượng nêu trên như sau:
Đơn vị: đồng
Bậc thuế | Thu nhập 1 tháng | Mức thuế cả năm |
1 | Trên 1.500.000 | 1.000.000 |
2 | Trên 1.000.000 đến 1.500.000 | 750.000 |
3 | Trên 750.000 đến 1.000.000 | 500.000 |
4 | Trên 500.000 đến 750.000 | 300.000 |
5 | Trên 300.000 đến 500.000 | 100.000 |
6 | Bằng hoặc thấp hơn 300.000 | 50.000 |
Như vậy bạn hãy căn cứ vào thu nhập tháng để xác định mức thuế môn bài phải nộp
-Thứ hai bạn phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN nếu doanh thu của bạn trên 100 triệu đồng/năm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
“a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.
a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.
b.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”
Bạn có hoạt động bán trà sữa, bò viên,… là dịch vụ ăn uống thuộc dịch vụ có gắn với hàng hóa nên tỷ lệ thuế GTGT là 3% và tỷ lệ thuế TNCN là 1.5%.
Theo đó,
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế x 3%
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế x 1.5%
Mời bạn xem thêm
- Làm sao biết được hoàn thuế thu nhập cá nhân?
- Không nộp thuế hộ kinh doanh cá thể có được không?
- Theo quy định thì hộ kinh doanh có bị thanh tra thuế không?
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề ”Thuế quán trà sữa”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến đăng ký kết hôn; Thủ tục ly hôn nhanh; Thủ tục ly hôn đơn phương nhanh; thủ tục cải chính hộ tịch; trích lục đăng kí kết hôn; xác nhận tình trạng đăng kí kết hôn, luật sư tư vấn ly hôn nhanh…. hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bạn có hoạt động bán trà sữa, bò viên,… là dịch vụ ăn uống thuộc dịch vụ có gắn với hàng hóa nên tỷ lệ thuế GTGT là 3% và tỷ lệ thuế TNCN là 1.5%.
Theo đó,
Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế x 3%
Thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế x 1.5%
Bạn hãy căn cứ vào thu nhập tháng để xác định mức thuế môn bài phải nộp
-Thứ hai bạn phải nộp thuế GTGT và thuế TNCN nếu doanh thu của bạn trên 100 triệu đồng/năm:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC:
Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Doanh thu tính thuế và tỷ lệ thuế được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:
a) Doanh thu tính thuế
a.1) Doanh thu tính thuế là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.
Trường hợp cá nhân nộp thuế khoán có sử dụng hoá đơn của cơ quan thuế thì doanh thu tính thuế được căn cứ theo doanh thu khoán và doanh thu trên hoá đơn.
a.2) Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế khoán hoặc xác định không phù hợp thực tế thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
b) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu
b.1) Tỷ lệ thuế tính trên doanh thu gồm tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân áp dụng đối với từng lĩnh vực ngành nghề như sau:
– Phân phối, cung cấp hàng hóa: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 1%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 0,5%.
– Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 5%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 2%.
– Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 3%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1,5%.
– Hoạt động kinh doanh khác: tỷ lệ thuế giá trị gia tăng là 2%; tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân là 1%.
b.2) Chi tiết danh mục ngành nghề để áp dụng tỷ lệ thuế giá trị gia tăng, tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm Thông tư này.
b.3) Trường hợp cá nhân kinh doanh nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì cá nhân thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề. Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu tính thuế khoán của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.”