Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc thuế phong tỏa tài khoản ngân hàng là gì?. Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Hiện nay trên các mạng xã hội xuất hiện thuật ngữ thuế phong toả tài khoản khiến cho nhiều người không khỏi thắc mắc và đặt ra nghi vấn liệu khi tài khoản cá nhân hoặc công ty bị phong toả thì có bị sẽ bị tính thuế hay không. Đã có rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp liên hệ với phía các công ty luật để nhận được sự tư vấn của vấn đề này. Vậy theo quy định của pháp luật thì thuế phong tỏa tài khoản ngân hàng là gì?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về việc thuế phong tỏa tài khoản ngân hàng là gì?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 23/2014/TT-NHNN;
- Thông tư 02/2019/TT-NHNN;
- Quyết định 1795/QĐ-TCT.
Phong toả tài khoản ngân hàng là gì?
Phong toả tài khoản ngân hàng chính là việc các tổ chức tín dụng tính hành phong tỏa (hạn chế) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng.
Các trường hợp bị phong toả tài sản tại Việt Nam
Theo quy định tại Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN đã được sđ bs bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định về phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:
– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán của khách hàng trong các trường hợp sau:
- Có yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện thấy có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của người chuyển tiền, số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;”
- Có thông báo bằng văn bản của một trong các chủ tài khoản về việc phát sinh tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung.
– Ngay sau khi phong tỏa tài khoản thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thông báo (bằng văn bản hoặc theo hình thức thông báo đã thỏa thuận tại hợp đồng mở, sử dụng tài khoản thanh toán giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và khách hàng mở tài khoản thanh toán) cho chủ tài khoản hoặc người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của chủ tài khoản biết về lý do và phạm vi phong tỏa tài khoản thanh toán; số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán phải được bảo toàn và kiểm soát chặt chẽ theo nội dung phong tỏa. Trường hợp tài khoản bị phong tỏa một phần thì phần không bị phong tỏa vẫn được sử dụng bình thường.
Khi nào sẽ chấm dứt phong toả tài sản tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 4 Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-NHNN đã được sđ bs bởi Thông tư 02/2019/TT-NHNN quy định về phong tỏa tài khoản thanh toán như sau:
– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán khi có một trong các điều kiện sau:
- Kết thúc thời hạn phong tỏa;
- Có văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về việc chấm dứt phong tỏa tài khoản thanh toán;
- Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán đã xử lý xong sai sót, nhầm lẫn về chuyển tiền;
- Có thông báo bằng văn bản của tất cả các chủ tài khoản thanh toán chung về việc tranh chấp về tài khoản thanh toán chung giữa các chủ tài khoản thanh toán chung đã được giải quyết.
Thuế phong tỏa tài khoản ngân hàng là gì?
Thuế phong tỏa tài khoản ngân hàng thực chất chính là biện pháp cưỡng chế dành cho những người nộp thuế thiếu nợ tiền thuế, không nộp thuế tại cơ quan thuế có thẩm quyền.
Nguyên tắc phong toả tài khoản khi bị nợ thuế tại Việt Nam
Theo quy định tại Quyết định 1795/QĐ-TCT quy định về nguyên tắc phong toả tài khoản khi bị nợ thuế tại Việt Nam như sau:
– Đối với các biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nợp thuế lại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; đề nghị cơ quan Hải quan cưỡng chế bằng biện pháp Dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế được thực hiện như sau:
– Biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế áp dụng đối với người nộp thuế có tài khoản tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác. Trường hợp người nộp thuế là doanh nghiệp, tổ chức nhưng cơ sở dữ liệu tại cơ quan thuế không có thông tin về tài khoản hoặc thông tin về tài khoản không chính xác thì cơ quan thuế phải thực hiện xác minh thông tin về tài khoản để thực hiện cưỡng chế.
– Biện pháp cưỡng chế Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập chỉ áp dụng đối với NNT là cá nhân được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập từ:
+ Cơ quan, tổ chức mà cá nhân thuộc biên chế;
+ Cơ quan, tổ chức mà cá nhân ký hợp đồng lao động có thời hạn từ 6 tháng trở lên;
+ Cơ quan, tổ chức chi trả trợ cấp hưu trí, mất sức.
– Biện pháp cưỡng chế Dừng làm thủ tục Hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chỉ áp dụng đối với trường hợp cơ quan thuế có đủ thông tin, tài liệu xác định người nộp thuế đang có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc đã thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa ít nhất một lần trong vòng 12 tháng.
Cơ quan thuế căn cứ tình hình thực tế của người nộp thuế để áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu trên phù hợp, có hiệu quả.
– Các biện pháp cưỡng chế d, đ, e, g quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế phải được thực hiện lần lượt theo trình tự từ trước đến sau, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì chuyển sang thực hiện biện pháp tiếp theo.
– QĐCC đối với từng người nộp thuế phải được ban hành liên tục, nối tiếp nhau.
- Đối với các biện pháp cưỡng chế d, đ, e quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế, trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
– Trong thời gian từ ngày cơ quan thuế có văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đến ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có quyết định thu hồi hoặc có văn bản về việc không thu hồi thì cơ quan thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế.
– Trường hợp người nộp thuế có dấu hiệu phát tán tài sản hoặc bỏ trốn thì số tiền thực hiện cưỡng chế là tổng số tiền thuế nợ của người nộp thuế.
Trình tự phong toả tài khoản khi bị nợ thuế tại Việt Nam
Theo quy định tại Quyết định 1795/QĐ-TCT quy định như sau:
Lập danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế:
Cơ sở để lập danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế:
– Người nộp thuế có tiền thuế nợ quá 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế theo quy định mà cơ quan thuế chưa thực hiện cưỡng chế.
– Người nộp thuế có khoản nợ được gia hạn nhưng còn dưới 30 ngày thì hết thời gian gia hạn.
– Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế quá thời hạn quy định 60 ngày kể từ ngày hết thời hạn nộp tiền thuế ghi trên quyết định nộp dần tiền thuế nợ của cơ quan thuế mà người nộp thuế hoặc tổ chức bảo lãnh chưa nộp đủ vào Ngân sách nhà nước
– Người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt. Bộ phận chủ trì tham mưu ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế có trách nhiệm cung cấp các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế cho bộ phận cưỡng chế nợ thuế ngay trong ngày ban hành quyết định (có thể cung cấp bản giấy hoặc bản điện tử).
– Người nộp thuế đang bị cơ quan thuế áp dụng một trong các biện pháp cưỡng chế sau đây: Ngừng sử dụng hóa đơn; Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên; Thu tiền, tài sản khác do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ; Hoặc người nộp thuế đang trong thời gian bị cơ quan thuế có văn bản đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nhưng cơ quan đăng ký kinh doanh chưa ban hành quyết định thu hồi.
– Người nộp thuế có tiền thuế nợ, có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
Lập danh sách:
Hằng tháng, công chức thực hiện rà soát Cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế và các văn bản, tài liệu do các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp để cập nhật vào danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản (mẫu số 01-1/DS-TK ban hành kèm theo quy trình này).
Căn cứ danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế (mẫu số 01-1/DS-TK), bộ phận cưỡng chế nợ thuế có thể phối hợp với bộ phận thanh tra – kiểm tra, bộ phận quản lý các khoản thu về đất và các bộ phận có liên quan để rà soát, xác định chính xác số tiền thuế nợ của người nộp thuế.
Thu thập và xác minh thông tin của NNT chuẩn bị cưỡng chế
Căn cứ danh sách NNT chuẩn bị cưỡng chế (mẫu số 01-1/DS-TK), công chức thực hiện rà soát thông tin về tài khoản của NNT để chuẩn bị cưỡng chế:
– Trường hợp tại cơ quan thuế có đầy đủ thông tin về một hoặc một số tài khoản của người nộp thuế mà tại kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác thì NNT được chuyển sang danh sách phải áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản (mẫu số 01-2/DS-TK ban hành kèm theo quy trình này)
Lập danh sách NNT phải cưỡng chế:
Trên cơ sở danh sách người nộp thuế chuẩn bị cưỡng chế (mẫu số 01-1/DS-TK) và các thông tin đã thu thập, xác minh, công chức lập danh sách người nộp thuế phải áp dụng biện pháp cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản (mẫu số 01-2/DS-TK).
Sau thời hạn yêu cầu cung cấp thông tin mà người có trách nhiệm cung cấp thông tin không cung cấp hoặc cung cấp thông tin xác định người nộp thuế không có tài khoản thì công chức thực hiện tổng hợp người nộp thuế vào danh sách áp dụng biện pháp cưỡng chế khác phù hợp theo quy định.
Ban hành quyết định cưỡng chế:
Trường hợp người nộp thuế có mở tài khoản tại nhiều Tổ chức tính dụng, kho bạc nhà nước khác nhau thì công chức trình Thủ trưởng cơ quan thuế dự thảo quy định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản đối với một tài khoản hoặc nhiều tài khoản. Trường hợp cần thiết phải phong tỏa đối với các tài khoản còn lại của NNT thì công chức đồng thời dự thảo quyết định yêu cầu Tổ chức tính dụng, kho bạc nhà nước phong tỏa tài khoản của người nộp thuế (số tiền bị phong tỏa tương ứng với số tiền bị cưỡng chế).
Gửi và công khai quyết định cưỡng chế:
– Quyết định cưỡng chế kèm theo Lệnh thu ngân sách nhà nước được gửi cho người nộp thuế bị cưỡng chế, kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác nơi người nộp thuế bị cưỡng chế mở tài khoản ngay trong ngày ban hành quy định cưỡng chế. Hình thức gửi thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 31 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP.
– Cơ quan thuế có trách nhiệm đăng tải thông tin về người nộp thuế bị cưỡng chế lên trang thông tin điện tử ngành thuế như sau:
+ Trường hợp thực hiện ký điện tử quy định cưỡng chế thì hệ thống ứng dụng quản lý thuế tự động công khai các thông tin theo mẫu số 01/CKCC ban hành kèm theo quy trình này.
+ Trường hợp không thực hiện ký điện tử quy định cưỡng chế, công chức thực hiện nhập thông tin trên quy định cưỡng chế vào hệ thống để công khai.
Tổ chức thực hiện:
Trong thời gian quy định cưỡng chế có hiệu lực, công chức thực hiện theo dõi việc thi hành quy định cưỡng chế, cụ thể như sau:
– Ngay trong ngày làm việc nhận được thông tin về việc người nộp thuế đã nộp hết số tiền thuế nợ ghi trên quy định cưỡng chế; hoặc kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác đã trích đủ số tiền trên quy định cưỡng chế vào Ngân sách nhà nước; hoặc số tiền thuế nợ bị cưỡng chế được cơ quan thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp thì công chức dự thảo tờ trình kèm toàn bộ hồ sơ báo cáo lãnh đạo phòng/đội trình Thủ trưởng cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế (mẫu số 08/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP) gửi cho người nộp thuế, kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác để chấm dứt thực hiện cưỡng chế.
- Khi Người nộp thuế đã nộp hết số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào Ngân sách nhà nước, trường hợp ứng dụng quản lý thuế chưa cập nhật kịp thời số tiền đã nộp của người nộp thuế thì cơ quan thuế căn cứ vào một trong các chứng từ sau để chấm dứt hiệu lực của quy định cưỡng chế Chứng từ nộp có xác nhận của kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng hoặc tổ chức được phép ủy nhiệm thu thuế; Chứng từ điện tử nộp trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.
– Trường hợp hết hiệu lực của quy định cưỡng chế mà số tiền thuế nợ bị cưỡng chế chưa được nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì công chức thực hiện biện pháp cưỡng chế khác phù hợp.
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật tiền tệ tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thuế phong tỏa tài khoản ngân hàng là gì?“ Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Đóng tài khoản thanh toán được thực hiện khi:
– Chủ tài khoản có yêu cầu và đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ liên quan đến tài khoản thanh toán;
– Chủ tài khoản là cá nhân bị chết, mất tích hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
– Tổ chức có tài khoản thanh toán chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật;
– Chủ tài khoản vi phạm hợp đồng mở và sử dụng tài khoản thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán;
– Chủ tài khoản hoặc tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán vi phạm Điều 6 Nghị định này và các quy định pháp luật khác trong hoạt động thanh toán;
– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
– Tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán thực hiện tạm khóa tài khoản thanh toán của khách hàng (tạm dừng giao dịch) một phần hoặc toàn bộ số tiền trên tài khoản thanh toán khi có văn bản yêu cầu của chủ tài khoản (hoặc người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo thỏa thuận trước bằng văn bản giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 6 Thông tư này.
– Việc chấm dứt tạm khóa tài khoản thanh toán và việc xử lý các lệnh thanh toán đi, đến trong thời gian tạm khóa thực hiện theo yêu cầu của chủ tài khoản thanh toán (hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của chủ tài khoản) hoặc theo văn bản thỏa thuận giữa chủ tài khoản với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
– Việc mở và sử dụng tài khoản thanh toán giữa các tổ chức tín dụng phải thực hiện theo đúng quy định tại Luật Các tổ chức tín dụng. Tài khoản thanh toán mở giữa các tổ chức tín dụng chỉ phục vụ cho mục đích thanh toán, không được sử dụng cho mục đích khác.
– Ngân hàng Nhà nước cho phép ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động ngoại hối được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ. Việc mở, sử dụng tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ thực hiện theo quy định của pháp luật về ngoại hối.