Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu và tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh từ quá trình sản xuất, lưu thông cho đến khi tới tay người tiêu dùng; giúp cân bằng ngân sách nhà nước và đóng vai trò lớn trong xây dựng và phát triển đất nước. Tham khảo bài viết về thuế GTGT của gạch xây dựng của Luật sư X.
Đối tượng nộp thuế giá trị gia tăng
Là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT bao gồm:
- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu.
Tại Điều 3 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định 209/2013/NĐ-CP do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành quy định về người nộp thuế GTGT cụ thể là:
Người nộp thuế GTGT là tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT ở Việt Nam, không phân biệt ngành nghề, hình thức, tổ chức kinh doanh (sau đây gọi là cơ sở kinh doanh) và tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hóa, mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT (sau đây gọi là người nhập khẩu) bao gồm:
(1) Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật Hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác;
(2) Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự nghiệp và các tổ chức khác;
(3) Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng không thành lập pháp nhân tại Việt Nam;
(4) Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
(5) Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế, trừ trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT hướng dẫn tại khoản 2 Điều 5 Thông tư này.
Quy định về cơ sở thường trú và đối tượng không cư trú thực hiện theo pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp và pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
(6) Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được thành lập để hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế.
Thuế GTGT của gạch xây dựng
Nghị định số 15/2022/NĐ-CP là chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng (GTGT) trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất 10%, áp dụng từ ngày 1/2/2022 đến hết 31/12/2022.
Tuy nhiên, Chính phủ không quy định giảm thuế VAT đồng loạt xuống còn 8% với tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ mà đưa ra danh mục loại trừ hàng chục trang, với những hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không được giảm, vẫn giữ nguyên mức thuế suất 10%.
Do đó, trong quá trình thực hiện, không ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng đang gặp phải hàng loạt vấn đề như không nắm rõ mặt hàng kinh doanh có thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ không được giảm thuế VAT hay không.
Bên cạnh đó, một số trường hợp dễ gây hiểu lầm trong vấn đề áp dụng thuế suất VAT đối với nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phế liệu sắt thép.
Cụ thể, trong văn bản số 2688/BTC-TCT của Bộ Tài chính nêu rõ, với mặt hàng vật liệu xây dựng cơ bản như sắt, thép, chì kẽm, đồng, nhôm… nhưng chưa được phân nhóm cụ thể và chưa có mã sản phẩm, các hàng hoá này đều không thuộc đối tượng được giảm thuế VAT.
Do đó, Tổng cục Thuế kết luận mặt hàng vật liệu xây dựng cơ bản không thuộc diện giảm thuế VAT và vẫn tính thuế VAT mức 10%.
Tương tự, đối với phế liệu, phế phẩm được thu hồi để tái chế, sử dụng lại khi bán ra áp dụng mức thuế suất thuế GTGT theo thuế suất của mặt hàng phế liệu, phế phẩm bán ra.
Trường hợp các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm phế liệu sắt thép thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ quy định tại Phụ lục I ban hành theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì không thuộc đối tượng được áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 8%. Do đó, Bộ Tài chính kết luận mặt hàng sắt thép phế liệu không thuộc diện giảm thuế VAT và vẫn tính thuế VAT ở mức 10%.
Bên cạnh đó, đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế, công ty đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT chưa được giảm thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua.
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
Thủ tục giảm thuế GTGT
Tuỳ vào phương pháp tính thuế GTGT khác nhau mà cơ sở kinh doanh sẽ thực hiện thủ tục giảm thuế GTGT, cụ thể:
Phương pháp khấu trừ
Khi lập hoá đơn GTGT, ghi 8% tại dòng thuế suất thuế GTGT
Căn cứ hoá đơn GTGT:
– Cơ sở kinh doanh bán hàng hoá, dịch vụ kê khai thuế GTGT đầu ra.
– Cơ sở kinh doanh mua hàng hoá, dịch vụ kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo số thuế đã giảm ghi trên hoá đơn.
Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu
Ghi đầy đủ tiền hàng hoá, dịch vụ trước khi giảm ở cột “thành tiền”
– Ghi số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu tại dòng “Cộng tiền hàng hoá, dịch vụ”
– Ghi chú: “Đã giảm … (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ: Giấy phép sàn thương mại điện tử, thành lập công ty cổ phần, dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu, tra cứu thông tin quy hoạch, xin phép bay flycam, hợp thức hóa lãnh sự…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ quy định tại Điều 1 Phụ lục I, II, III Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì trường hợp sản phẩm gạch tuynel, gạch xây nhà của công ty không thuộc danh mục sản phẩm quy định tại phụ lục I, II, III của Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì được áp dụng thuế suất GTGT 8% từ ngày 01/02/2022 đến ngày 31/12/2022
Hàng hoá, dịch vụ được giảm thuế GTGT phải được lập hoá đơn riêng. Nếu không lập riêng thì không được giảm thuế GTGT.
Theo Điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC (được bổ sung bởi Thông tư 119/2014/TT-BTC và Thông tư 193/2015/TT-BTC) những trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT gồm:
– Tổ chức, cá nhân nhận các khoản thu về bồi thường bằng tiền, tiền thưởng, tiền hỗ trợ, tiền chuyển nhượng quyền phát thải và các khoản thu tài chính khác;
– Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ của tổ chức nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cư trú tại Việt Nam;
– Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản;
– Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp, hợp tác xã.
– Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán sản phẩm nông nghiệp chưa chế biến hoặc chỉ qua sơ chế;
– Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán;
– Tài sản cố định đang sử dụng, đã thực hiện trích khấu hao khi điều chuyển theo giá trị ghi trên sổ sách kế toán;
– Các trường hợp khác