Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, Nhà nước đã và đang chủ trương xây dựng hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập đáp ứng các nhu cầu về giáo dục, y tế, khoa học,… của người dân trên địa bàn các tỉnh thành. Song, việc thực thi các chính sách quản lý, tổ chức đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay vẫn còn gặp nhiều hạn chế. Vậy cụ thể, Thực trạng đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay như thế nào? Có giải pháp nào để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay? Nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập được quy định ra sao? Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ khoản 1 Điều 9 Luật Viên chức 2010 quy định về đơn vị sự nghiệp công lập như sau: Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài như sau: Đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ, cơ quan ngang bộ hoặc thuộc cơ quan thuộc Chính phủ do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước thành lập, có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng theo quy định của pháp luật và đặt trụ sở ở nước ngoài.
Về cơ cấu tổ chức quản lý, đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Viên chức 2010 gồm:
- Đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ);
- Đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự (sau đây gọi là đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ).
Đơn vị sự nghiệp công lập gồm những đơn vị nào?
Điều 2 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định đơn vị sự nghiệp công lập gồm những đơn vị sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập (trừ đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Công an và Bộ Quốc phòng) thuộc phạm vi quản lý của bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là bộ), gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc bộ (bao gồm: Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ cấu tổ chức của bộ, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc bộ và đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài);
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục thuộc bộ (sau đây gọi chung là tổng cục thuộc bộ);
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục, thuộc chi cục thuộc cục thuộc bộ;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Văn phòng thuộc bộ;
đ) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cục thuộc tổng cục thuộc bộ.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan thuộc Chính phủ (bao gồm cả đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài).
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), gồm:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi chung là sở);
c) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc chi cục và tương đương thuộc sở;
d) Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).
- Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của chính quyền đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt được thực hiện theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành.
- Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các cơ quan thuộc Chính phủ được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan.
Nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
Căn cứ Điều 4 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sự nghiệp công lập phải bảo đảm đúng điều kiện, trình tự, thủ tục và thẩm quyền quy định tại Nghị định 120/2020/NĐ-CP (trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành);
- Một đơn vị sự nghiệp công lập có thể cung ứng nhiều dịch vụ sự nghiệp công cùng loại.
- Các đơn vị sự nghiệp công lập được thành lập mới (kể cả đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập) phải tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư (trừ trường hợp phải thành lập mới để cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu).
- Riêng đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư, khi thành lập mới (kể cả trường hợp cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu) phải tự bảo đảm về chi thường xuyên và chi đầu tư.
- Đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động không hiệu quả thì tổ chức lại hoặc giải thể.
Việc tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập không được làm tăng thêm số lượng người hưởng lương từ ngân sách nhà nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bảo đảm thực hiện đúng quy định về số lượng cấp phó của đơn vị và thực hiện tinh giản biên chế theo quy định.
Thực trạng đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay
Thực trạng đơn vị sự nghiệp công lập hiện nay như sau:
Sau khi tổ chức lại, tính đến năm vừa qua, đơn vị sự nghiệp công lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giảm 4.963 đơn vị; đơn vị trực thuộc chính quyền địa phương giảm 4.860 đơn vị. Số lượng cán bộ lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giảm 7.386 người. Cơ chế tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập bước đầu thay đổi theo hướng Nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu sản phẩm dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
Nhờ đó, các đơn vị phần nào chủ động ký kết với các đơn vị trong và ngoài nước, thực hiện các chính sách hỗ trợ cho đội ngũ viên chức. Các đơn vị sự nghiệp công lập được chủ động hơn trong việc lập kế hoạch, dự toán cũng như triển khai thực hiện các dự án mở rộng cơ sở vật chất và các dự án đầu tư, mua sắm tài sản. Các đơn vị sự nghiệp công lập cũng tăng cường hoạt động dịch vụ để tăng nguồn tài chính phục vụ hoạt động của đơn vị, nhờ đó, nguồn ngân sách nhà nước cấp cho đơn vị sự nghiệp công lập có giảm dần.
Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện chủ trương này cũng còn nhiều vướng mắc, hạn chế như việc sắp xếp, tổ chức lại đơn vị sự nghiệp công lập chưa có sự đồng bộ giữa các ngành, lĩnh vực, giữa trung ương và địa phương, còn nhiều đơn vị sự nghiệp công lập trong cùng một bộ, ngành, lĩnh vực, trên cùng địa bàn, có những nhiệm vụ còn chồng chéo gây lãng phí trong sử dụng cơ sở vật chất, hạ tầng, nhân lực và kinh phí.
Việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy các đơn vị sự nghiệp công lập chưa gắn liền với đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ về tài chính, nguồn thu từ dịch vụ sự nghiệp ít và tăng trưởng chậm, vẫn chủ yếu dựa vào ngân sách nhà nước. Phân bổ kinh phí từ ngân sách nhà nước vẫn chủ yếu theo yếu tố đầu vào và theo biên chế, chưa gắn với đầu ra về số lượng, chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Kiện toàn tổ chức bộ máy gắn với xã hội hóa các dịch vụ sự nghiệp còn hạn chế, tiến độ còn chậm, kết quả đạt được thấp và còn thiếu vững chắc, vẫn còn nhiều đơn vị sự nghiệp công lập sử dụng ngân sách nhà nước hoạt động trong các lĩnh vực dịch vụ sự nghiệp mà Nhà nước không cần thiết phải nắm giữ.
Các đơn vị sự nghiệp công lập đã quen với cơ chế bao cấp từ ngân sách nhà nước trong một thời gian dài nên chưa thể thích nghi ngay với cơ chế tự chủ, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, còn mang tâm thế ỷ lại, kéo dài việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy và đổi mới hoạt động. Nhiều đơn vị chưa xây dựng được tiêu chuẩn dịch vụ và các tiêu chí đánh giá chất lượng dịch vụ sự nghiệp công lập để kiểm định chất lượng cung ứng dịch vụ. Công tác quản trị nội bộ còn yếu kém, hầu hết các đơn vị sự nghiệp công lập chưa thành lập hội đồng quản lý để thực hiện vai trò quản trị đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
Một số giải pháp để hoàn thiện cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập
Thời gian tới, để thúc đẩy quá trình sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy đơn vị sự nghiệp công lập cần phải quan tâm thực hiện một số giải pháp sau đây:
Một là, Đảng, Nhà nước, đội ngũ người đứng đầu cần có những cam kết chính trị mạnh mẽ đối với việc sắp xếp, kiện toàn các đơn vị sự nghiệp công lập. Người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập phải ý thức rõ ràng về sự tất yếu của quá trình sắp xếp, kiện toàn đơn vị sự nghiệp công lập, coi việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm là mục tiêu phấn đấu hàng đầu trong quá trình sắp xếp, quán triệt tới toàn thể viên chức, người lao động để sẵn sàng cho quá trình này.
Hai là, Nhà nước cần hoàn thiện hơn nữa cơ chế, chính sách, quy định liên quan. Trước hết là đẩy nhanh việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về vị trí việc làm, về chế độ, chính sách cho đội ngũ viên chức nói chung, chính sách đãi ngộ để thu hút người có trình độ cao nói riêng vào làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, chính sách khuyến khích, tạo động lực cho các đơn vị sự nghiệp công lập cổ phần hóa, các quy định hướng dẫn về cơ chế tài chính, quản lý, sử dụng tài sản cơ sở hạ tầng giao cho doanh nghiệp chuyển đổi từ đơn vị sự nghiệp công lập quản lý, khai thác… Đổi mới quy định về công tác đánh giá, đo lường chất lượng thực thi công vụ của viên chức theo vị trí việc làm, thông qua chất lượng dịch vụ, lấy sự hài lòng của khách hàng làm căn cứ. Phân định rõ cơ chế tài chính thực hiện nhiệm vụ chính trị do Nhà nước giao với hoạt động kinh doanh dịch vụ của các đơn vị sự nghiệp công lập. Hoàn thiện chế độ kế toán, kiểm toán, cơ chế giám sát, bảo đảm công khai, minh bạch hoạt động tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập. Nghiên cứu áp dụng mô hình quản trị doanh nghiệp đối với các đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư; thực hiện kiểm định, đánh giá và xếp hạng các đơn vị sự nghiệp công lập.
Ba là, cải thiện năng lực quản trị nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập, trước hết là năng lực đội ngũ lãnh đạo, quản lý của các đơn vị sự nghiệp công lập. Các cơ quan chủ quản cần quan tâm đến việc bổ nhiệm, tuyển dụng, thậm chí có chính sách tuyển dụng từ khu vực tư vào để có được người đứng đầu các đơn vị sự nghiệp công lập thực sự có năng lực, kinh nghiệm, có tinh thần đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập phải đổi mới phương thức quản trị điều hành đơn vị, xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và hoàn thiện quy chế tài chính của đơn vị. Năng động trong việc phát triển dịch vụ sự nghiệp, trả lương theo kết quả bảo đảm công bằng, tạo động lực làm việc cho viên chức. Thực hiện tốt hơn các chính sách thu hút, bố trí công việc phù hợp, sử dụng có hiệu quả nhân sự chất lượng cao, nhất là cán bộ trẻ có năng lực và nhiệt huyết cống hiến. Bố trí lại cơ cấu viên chức theo vị trí việc làm phù hợp với chuyên môn, sở trường.
Bốn là, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch trong cung cấp dịch vụ giữa nhà nước và tư nhân, đẩy mạnh thu hút các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ công có sự hướng dẫn và kiểm soát của Nhà nước. Khu vực công cần tập trung tổ chức cung cấp những dịch vụ mà khu vực tư không thể hoặc không muốn đảm nhận do đặc điểm, tính chất của lĩnh vực dịch vụ hoặc do chi phí, đầu tư nguồn lực quá lớn nhưng lợi nhuận không cao, từ đó giảm tỉ trọng, nâng cao hiệu quả chi ngân sách nhà nước và chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chính sách, quy định đã ban hành để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; động viên, khen thưởng những tập thể, cá nhân làm tốt; đôn đốc, nhắc nhở những nơi làm chưa tốt.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thực trạng đơn vị sự nghiệp công lập”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về mẫu trích lục bản án ly hôn. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Về điều kiện thành lập đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 5 Nghị định 120/2020/NĐ-CP quy định như sau:
– Phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
– Đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
– Xác định rõ mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;
– Đảm bảo số lượng người làm việc tối thiểu là 15 người (trừ các đơn vị sự nghiệp công lập cung ứng dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu được thành lập theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
– Có trụ sở làm việc hoặc đề án cấp đất xây dựng trụ sở làm việc đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt (trường hợp xây dựng trụ sở mới); trang thiết bị cần thiết ban đầu; nguồn nhân sự và kinh phí hoạt động theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Nghị định 120/2020/NĐ-CP thì khi thành lập phòng, ban thuộc đơn vị sự nghiệp công lập phải đảm bảo các tiêu chí: (1) Công việc hoặc lĩnh vực do phòng thực hiện phải có từ 02 mảng công tác trở lên và có quy trình quản lý riêng theo yêu cầu của đối tượng quản lý; (2) Khối lượng công việc của phòng yêu cầu phải bố trí từ 07 người làm việc là viên chức trở lên.
Điều kiện giải thể đơn vị sự nghiệp công lập gồm:
+ Không còn chức năng, nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công, phục vụ quản lý nhà nước;
+ Không đáp ứng đủ tiêu chí thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
+ Ba năm liên tiếp hoạt động không hiệu quả theo đánh giá của cơ quan có thẩm quyền;
+ Thực hiện theo quy hoạch ngành quốc gia; hoặc quy hoạch mạng lưới các đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có) đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.