Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng trên nguyên tắc tự nguyện. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Tuy nhiên, có thể thấy, thực trạng cưỡng ép kết hôn vẫn còn tồn tại. Vậy để hiểu rõ hơn về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết sau của Luật sư X!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mục đích của hôn nhân là gì?
Khoản 1, Điều 3, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 giải thích rằng “hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn”
Dưới góc độ lý luận, có thể hiểu hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà, dựa trên nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện theo quy định của pháp luật, nhằm chung sống với nhau và xây dựng gia đình hạnh phúc, dân chủ, hòa thuận và bền vững.
Hôn nhân có các đặc điểm sau đây:
- Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Đó là hôn nhân 1 vợ 1 chồng (Khoản 1, Điều 2 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Đây là đặc điểm để phân biệt giữa hôn nhân xã hội chủ nghĩa và hôn nhân phong kiến (chế độ đa thê).
- Hôn nhân là sự liên kết bình đẳng giữa người đàn ông và người đàn bà theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện: Đây cũng là nguyên tắc được quy định tại Điều 1 Luật Hôn nhân gia đình 2014, cơ sở của tự nguyện trong hôn nhân là tình yêu chân thành giữa nam và nữ, không bị các yếu tố khách quan tác động và chi phối.
- Hôn nhân là sự liên kết bình đẳng: đó là sự bình đẳng về hình thức pháp lý cũng như bình đẳng trong thực tế đời sống xã hội.
- Hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà nhằm chung sống với nhau suốt đời, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững: Tính chất bền vững “suốt đời” là đặc trưng của hôn nhân xã hội chủ nghĩa.
Cưỡng ép kết hôn là gì?
Cưỡng ép kết hôn là hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ; cản trở quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; dùng mọi thủ đoạn bắt buộc người khác (bên nam, bên nữ hoặc cả hai bên) phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
Hành vi này được thực hiện bằng nhiều thủ đoạn khác nhau như hành hạ, ngược đãi; uy hiếp tinh thần; yêu sách của cải hoặc thủ đoạn khác.
- Hành hạ, ngược đãi là đối xử tàn ác; tồi tệ đối với người khác gây đau khổ về thể xác hoặc tinh thần kéo dài; như: thường xuyên đánh đập (có thể không gây thương tích), giam hãm, làm nhục,… nhằm mục đích cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ
- Uy hiếp tinh thần là đe dọa sẽ gây thiệt hại đến tính mạng; sức khoẻ; danh dự; tài sản hoặc lợi ích thiết thân của người bị đe doạ làm cho người đó có căn cứ để lo sợ thực sự mà phải chịu khuất phục.
- Yêu sách của cải là đòi hỏi của cải một cách quá đáng; không nhân nhượng và coi đó là một trong những điều kiện để được kết hôn nhằm cản trở hôn nhân tự nguyện giữa đôi bên nam nữ.
- Thủ đoạn khác có thể là buộc một bên hoặc cả hai bên đi xa nhằm chia rẽ họ…
Thực trạng cưỡng ép kết hôn hiện nay
- Uy hiếp về tinh thần: Người thực hiện hành vi đe dọa sẽ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự của người kết hôn làm cho người này rơi vào trạng thái hoảng loạn, lo sợ nên buộc phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Ví dụ, một trong hai bên người kết hôn đe dọa sẽ tiết lộ những thông tin bí mật của người kết hôn nhằm hạ nhục, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người kết hôn làm họ lâm vào trạng thái lo sợ nên phải kết hôn trái với ý muốn của họ.
- Hành hạ, ngược đãi: Thực hiện các hành vi đối xử một cách tồi tệ đối với người kết hôn, làm cho người kết hôn đau đớn về thể chất lẫn tinh thần đến mức không thể chịu đựng nên quyết định phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Ví dụ, cha mẹ thực hiện hành vi đánh đập, nhiếc móc con khiến con không thể chịu đựng nên phải kết hôn trái với ý muốn.
- Yêu sách của cải: Yêu sách của cải là việc đòi hỏi về vật chất một cách quá đáng và coi đó là điều kiện để kết hôn (Xem khoản 12 Điểu 3 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014). Ví dụ, cha mẹ của người con trai vì tham lợi nên buộc người con trai phải cưới một cô gái có nhiều của hồi môn mặc dù người con trai không mong muốn kết hôn với cô gái đó.
Như vậy, cưỡng ép kết hôn có thể là hành vi của một trong hai bên kết hôn hoặc hành vi của người thứ ba buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ. Thông thường, người thứ ba thực hiện hành vi cưỡng ép người khác kết hôn trái với ý muốn của họ là những người có mối liên hệ nhất định với người kết hôn. Ví dụ, giữa người kết hôn với người thực hiện hành vi cưỡng ép kết hôn có mối liên hệ huyết thống (cha, mẹ, ông, bà, anh, chị, em hay con của người kết hôn…)
Cưỡng ép kết hôn bị xử phạt như thế nào?
Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã vừa được Chính phủ ban hành.
Nghị định quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình.
Theo Nghị định, đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn, phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn; phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.
Về việc vi phạm quy định về kết hôn, ly hôn và vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác; chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; cản trở kết hôn, yêu sách của cải trong kết hôn hoặc cản trở ly hôn.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tài sản chung của vợ chồng theo luật hôn nhân và gia đình hiện hành
- Mẫu tờ khai cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất 2021
- Thủ tục xác định cha mẹ con theo pháp luật mới nhất
Thông tin liên hệ.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Thực trạng cưỡng ép kết hôn hiện nay″. Nếu quý khách có nhu cầu mẫu đơn xin xác nhận độc thân; thủ tục thành lập công ty ở việt nam; cách tra cứu quy hoạch xây dựng, giải thể công ty cổ phần hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự bộ ngoại giao của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 thì:
“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
Cưỡng ép kết hôn, được hiểu là hành vi dùng thủ đoạn hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác để buộc người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ.
Hành vi cưỡng ép kết hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ có thể gây ra một trong những thiệt hại sau: Làm cho việc kết hôn trái với sự tự nguyện của một bên hoặc cả hai bên nam và nữ; Làm cho việc kết hôn tự nguyên tiến bộ không thực hiện được.