Xin chào luật sư X! Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp luôn là động lực để các nhà sản xuất tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả phù hợp với thị trường. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp hiện nay có xu hướng cạnh tranh không lành mạnh. Họ sử dụng những thủ thuật, mánh khóe và lợi dụng lỗ hổng pháp luật để thu lại lợi ích nhiều nhất cho mình. Tôi muốn hỏi luật sư về thực trạng cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam. Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Quy định về cạnh tranh không lành mạnh
Cạnh tranh không lành mạnh là gì?
Theo khoản 6 Điều 3 Luật cạnh tranh 2018, hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác.
Hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm
Theo Điều 45 Luật cạnh tranh 2018, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh bị cấm:
- Xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh dưới các hình thức sau đây:
- Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin đó;
- Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin đó.
- Ép buộc khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
- Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp đó.
- Lôi kéo khách hàng bất chính bằng các hình thức sau đây:
- Đưa thông tin gian dối hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng về doanh nghiệp hoặc hàng hóa, dịch vụ, khuyến mại, điều kiện giao dịch liên quan đến hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác;
- So sánh hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác nhưng không chứng minh được nội dung.
- Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ doanh nghiệp khác cùng kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó.
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác bị cấm theo quy định của luật khác.
Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam
Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh hiện nay ở Việt Nam
Theo khảo sát, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường hiện nay phổ biến dưới các dạng như:
- Hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh; Hành vi ép buộc trong kinh doanh;
- Cung cấp thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác;
- Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;
- Hành vi lôi kéo khách hàng bất chính;
- Hành vi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ…
Theo Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương), tính đến hết năm 2018, có gần 400 hồ sơ khiếu nại, trong đó hơn 200 vụ đã được điều tra, xử lý. Các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh thường diễn ra dưới nhiều hình thức, theo nhiều dạng khác nhau. Thông qua xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, các cơ quan quản lý đã thu về cho ngân sách nhà nước với tổng số tiền phạt và chi phí xử lý đáng kể. Nếu năm 2007, tổng số tiền phạt là 85 triệu đồng, thì năm 2008, tổng số tiền phạt đã tăng lên gần gấp 10 lần (tương đương 805 triệu đồng, đến năm 2016 là 2,114 tỷ đồng). Như vậy, số vụ vi phạm cạnh trạnh tranh không lành mạnh không chỉ dừng lại như con số công bố chính thức hiện nay.
Ảnh hưởng của hành vi cạnh tranh không lành mạnh với nhà nước, xã hội
Đối với Nhà nước: Khi các doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh, người tiêu dùng mất lòng tin vào doanh nghiệp dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp giảm, Nhà nước thất thu một khoảng từ thuế của các doanh nghiệp. Khi các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, các hoạt động của thị tường cũng bị ảnh hưởng, chất lượng sản phẩm hàng hóa giảm, uy tín của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường cũng bị ảnh hưởng, theo đó, các hoạt động xuất khẩu diễn ra khó khăn…
Mặt khác, hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở trong nước tạo tâm lý không tốt đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi muốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tới thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.
Đối với doanh nghiệp: Những hành vi của các doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh tác động rất lớn đến với những doanh nghiệp khác. Những tác động đó có thể kể đến như: giảm hiệu quả các chiến lược cạnh tranh, làm thiệt hại tài chính, giảm thị phần khách hàng, mất năng lực cạnh tranh dẫn đến thua lỗ hoặc phá sản.
Đối với người tiêu dùng: Người tiêu dùng là người trực tiếp chịu tác động của những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Những người tiêu dùng bị lừa dối bị mất tiền những giá trị thực sự nhận được mà sản phẩm mang lại không được như ý muốn. Sau những phản ứng “tẩy chay” tưởng chừng là thực hiện quyền của mình, thì chẳng được gì ngoài việc mất lòng tin vào sản phẩm, vào doanh nghiệp và ngày càng e dè, quan ngại với những sản phẩm khác trên thị trường.
Biện pháp hạn chế cạnh tranh không lành mạnh
Nhằm hạn chế tình trạng cạnh tranh không lành mạnh, ngày 26/9/2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 75/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực cạnh tranh. Theo đó, từ ngày 01/12/2019, đối với hành vi xâm phạm thông tin bí mật trong kinh doanh:
- Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 300 triệu đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
- Tiếp cận, thu thập thông tin bí mật trong kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu thông tin;
- Tiết lộ, sử dụng thông tin bí mật trong kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu thông tin…
- Đối với hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác, phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng đối với hành vi gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
- Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 150 triệu đồng đối với hành vi trực tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác…
Mời bạn xem thêm
- Mua nhà giấy tay có làm sổ được không?
- Quy định về diện tích đất tái định cư
- Cách tính chế độ tử tuất 1 lần như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thực trạng cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo thêm biểu hiện của cạnh tranh không lành mạnh là gì, xử ký hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong hành nghề luật , đăng ký tạm ngừng kinh doanh qua mạng … trên trang luatsux .
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X, hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102 hoặc:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 6 Luật Cạnh tranh 2018, chính sách của nhà nước về cạnh tranh là:
– Tạo lập, duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, công bằng, bình đẳng, minh bạch.
– Thúc đẩy cạnh tranh, bảo đảm quyền tự do cạnh tranh trong kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
– Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường, nâng cao hiệu quả kinh tế, phúc lợi xã hội và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
– Tạo điều kiện để xã hội, người tiêu dùng tham gia quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về cạnh tranh.
Theo Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018, các hành vi bị nghiêm cấm có liên quan đến cạnh tranh là:
– Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường sau đây:
+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thực hiện hoặc không thực hiện việc sản xuất, mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ cụ thể hoặc mua, bán hàng hóa, cung ứng, sử dụng dịch vụ với doanh nghiệp cụ thể, trừ hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước hoặc trong trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật;
+ Phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp;
+ Ép buộc, yêu cầu, khuyến nghị các hiệp hội ngành, nghề, tổ chức xã hội – nghề nghiệp khác hoặc các doanh nghiệp liên kết với nhau nhằm hạn chế cạnh tranh trên thị trường;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để can thiệp trái pháp luật vào hoạt động cạnh tranh.
– Tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh.