Thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai. Pháp luật hiện có những quy định cụ thể về trường hợp thu hồi, quy trình, thủ tục, thẩm quyền ra quyết định thu hồi đất. Các địa phương đang thực hiện theo những quy định về thu hồi đất này để tiến hành hoạt động thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho người dân. Cùng Luật sư X tìm hiểu về thực tiễn việc áp dụng chính sách hỗ trợ trong thu hồi đất hiện nay qua bài viết dưới đây.
Quy định về thu hồi đất
Theo quy định tại Điều 16 Luật Đất đai 2013, nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.
Thông báo việc thu hồi đất
Khoản 1 Điều 67 Luật Đất đai 2013 quy định về thông báo việc thu hồi đất như sau:
Trước khi có quyết định thu hồi đất, chậm nhất là 90 ngày đối với đất nông nghiệp và 180 ngày đối với đất phi nông nghiệp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo thu hồi đất cho người có đất thu hồi biết. Nội dung thông báo thu hồi đất bao gồm kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
Căn cứ khoản 2 Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định trong thông báo thu hồi đất phải có những nội dung sau:
– Lý do thu hồi đất;
– Diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất;
– Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm.
– Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư;
Mức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất
Giá đất để tính tiền bồi thường khi đất bị Nhà nước thu hồi:
- Là giá đất theo mục đích đang sử dụng tại thời điểm có quyết định thu hồi đất do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố theo quy định của Chính phủ;
- Không bồi thường theo giá đất sẽ được chuyển mục đích sử dụng (giá thị trường)
Việc xác định giá đất cụ thể phải dựa trên cơ sở điều tra, thu thập thông tin về thửa đất, giá đất thị trường và thông tin về giá đất trong cơ sở dữ liệu đất đai; áp dụng phương pháp định giá đất phù hợp.
Căn cứ kết quả tư vấn xác định giá đất, cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định theo Điều 114 Luật Đất đai 2013.
Cách tính mức bồi thường thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất căn cứ theo Nghị định 47/2014/NĐ-CP:
- Đất nông nghiệp: theo Điều 77, 78 Luật Đất đai 2013, mức bồi thường khi thu hồi đất sẽ được xác định theo thời hạn sử dụng đất còn lại,
- Đất ở: Điều 79 Luật Đất đai 2013 quy định bồi thường khi thu hồi đất ở là đất ở hoặc nhà ở, trong trường hợp không có đất để bồi thường hoặc người được bồi thường không có nhu cầu có thể bồi thường bằng tiền.
- Đất phi nông nghiệp không phải đất ở: được bồi thường bằng tiền bằng giá đất thu hồi nhân với diện tích đất chia cho thời gian sử dụng và tất cả nhân với thời gian sử dụng đất còn lại theo Điều 7 Nghị định 47/2014/NĐ-CP.
Khi tính mức bồi thường với bất kì loại đất nào đều sử dụng giá đất thu hồi do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành.
Điều kiện được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất
Để được bồi thường về đất khi nhà nước thu hồi đất hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất phải đáp ứng điều kiện sau: đất hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai 2013 mà chưa được cấp.
Trường hợp đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật đất đai thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật đất đai 2013.
Quy định về suất tái định cư tối thiểu
Theo Điều 27 Nghị định 47/2014/NĐ-CP quy định về suất tái định cư tối thiểu như sau:
(1) Suất tái định cư tối thiểu quy định tại khoản 4 Điều 86 Luật Đất đai 2013 được quy định bằng đất ở, nhà ở hoặc bằng nhà ở hoặc bằng tiền để phù hợp với việc lựa chọn của người được bố trí tái định cư.
(2) Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng đất ở, nhà ở thì diện tích đất ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa tại địa phương và diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được quy định bằng nhà ở thì diện tích nhà ở tái định cư không nhỏ hơn diện tích căn hộ tối thiểu theo quy định của pháp luật về nhà ở.
Trường hợp suất tái định cư tối thiểu được tính bằng tiền thì khoản tiền cho suất tái định cư tối thiểu tương đương với giá trị một suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở, nhà ở tại nơi bố trí tái định cư.
(3) Căn cứ quy định tại (1) và (2) mục này và tình hình cụ thể của địa phương, UBND cấp tỉnh quy định suất tái định cư tối thiểu bằng đất ở nhà ở, bằng nhà ở và bằng tiền.
Thực tiễn việc áp dụng chính sách hỗ trợ trong thu hồi đất hiện nay
Nhìn chung, những chính sách kinh tế đất đai; giá đất và công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất rõ ràng, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục. Việc thực hiện các dự án với sự tập trung, thống nhất cao về chủ trương và đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện tương đối đồng bộ, chặt chẽ, có hiệu quả; các cấp, các ngành đã kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong tổ chức triển khai thực hiện cơ bản hoàn thành theo đúng kế hoạch đề ra.
Theo Báo cáo kết quả Đề án hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đầy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện các dự án đầu tư của Tổng cục Quản lý đất đai (năm 2018), từ năm 2014 đến năm 2017, thực hiện bồi thường bằng đất với diện tích 13.022,83 ha, trong đó: diện tích đất để bồi thường bằng đất ở là 250,50 ha, bằng đất nông nghiệp là 12.636,63 ha và bằng đất phi nông nghiệp là 135,71 ha. Bên cạnh đó, việc bồi thường tại các địa phương cho người có đất thu hồi chủ yếu được thực hiện theo hình thức chi trả bằng tiền, đến nay các tỉnh đã thực hiện chi trả bằng tiền với tổng số tiền là 46.896,48 tỷ đồng, trong đó: tiền bồi thường đất ở là 16.344,63 tỷ đồng, tiền bồi thường đất nông nghiệp là 25.282,70 tỷ đồng và tiền bồi thường đất phi nông nghiệp là 4.377,26 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện việc xác định giá đất để tính bồi thường, nhiều địa phương (Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Đồng Nai, Vĩnh Long…) đã thuê tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất thực hiện nhằm nâng cao chất lượng định giá đất.
Đối với bồi thường tài sản gắn liền với đất cho chủ sở hữu tài sản hợp pháp gắn liền với đất, các địa phương đã thực hiện bồi thường bằng tiền với tổng số tiền là 51.456,88 tỷ đồng, trong đó, tiền bồi thường nhà ở và công trình gắn liền với đất là 44.708,79 tỷ đồng. Thực hiện hỗ trợ số tiền là 43.075,63 tỷ đồng, trong đó, hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất là 9.069,47 tỷ đồng; hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm là 33.666,42 tỷ đồng; hỗ trợ tái định cư là 820,24,83 tỷ đồng và hỗ trợ khác là 3.279,64 tỷ đồng.
Việc bố trí tái định cư tại các địa phương được thực hiện bằng việc giao đất ở hoặc nhà ở với tổng diện tích đất ở để bố trí tái định cư là 567,40 ha cho 25.770 hộ gia đình, cá nhân (bình quân 220,18 m2/hộ) và diện tích nhà để bố trí tái định cư là 29.745 m2 cho 347 hộ gia đình, cá nhân (tỉnh Quảng Ninh). Đối với các hộ gia đình, cá nhân tự lo chỗ ở thì được Nhà nước hỗ trợ tiền để tự tìm chỗ ở tái định cư với số tiền là 1.218 triệu đồng. Nhìn chung, các địa phương chủ yếu thực hiện tái định cư bằng đất ở, diện tích nhà tái định cư chủ yếu được thực hiện tại các thành phố hạn chế về quỹ đất ở.
Mời bạn xem thêm:
- Mức bồi thường khi nhà nước thu hồi đất là bao nhiêu?
- Quy định về thỏa thuận bồi thường thu hồi đất như thế nào?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Thực tiễn việc áp dụng chính sách hỗ trợ trong thu hồi đất hiện nay“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 66 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền ra quyết định thu hồi được quy định như sau:
* UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh)
UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi trong các trường hợp sau:
– Thu hồi đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
– Thu hồi đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.
* UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (UBND cấp huyện)
UBND cấp huyện quyết định thu hồi trong các trường hợp sau:
– Thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư;
– Thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
Việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng phải dựa trên các căn cứ sau đây:
1. Dự án thuộc các trường hợp thu hồi đất quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Luật này;
2. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
3. Tiến độ sử dụng đất thực hiện dự án.
– Việc cưỡng chế phải tiến hành công khai, dân chủ, khách quan, bảo đảm trật tự, an toàn, đúng quy định của pháp luật;
– Thời điểm bắt đầu tiến hành cưỡng chế được thực hiện trong giờ hành chính.