Thưa luật sư, tôi là sinh viên năm 4 của trường đại học luật Hà Nội trong đợt thực tập của trường em có đăng ký thực tập ở Công ty luật tại Hà Nội. Luật sư có thể tư vấn cho tôi là khi mình thực tạp ở các công ty luật thì có cần ký hợp đồng với công ty không? Tôi sợ nếu ký hợp đồng có thể bị vắt kiệt sức lao động và có thể làm những công việc không liên quan đến chuyên môn? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Thực tập có ký hợp đồng không ; Cần phải làm như thế nào? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp luật
Hợp đồng lao động là gì?
Căn cứ theo Điều 13 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Hợp đồng lao động với tư cách là một trong những hình thức pháp lí để tuyển dụng lao động cho nên nó được áp dụng trong phạm vi đối tượng nhất định. Theo quy định, phạm vi đối tượng của hợp đồng lao động được áp dụng với tất cả người lao động làm việc trong các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có đủ điều kiện và có nhu cầu thuê mướn, sử dụng lao động, trừ phạm vi đối tượng sau đây:
– Những người thuộc đối tượng điều chỉnh là Luật cán bộ, công chức, Luật viên chức ( những người đã là công chức, viên chức vẫn có thể tham gia quan hệ hợp đồng lao động nếu công việc của họ không bị pháp luật cấm)
– Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp chuyên trách, người giữ các chức vụ trong cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, ủy ban nhân dân các cấp, Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân được Quốc hội hoặc Hội đồng nhân dân các cấp bầu hoặc cử ra theo nhiệm kỳ;
– Người được cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng trong doanh nghiệp nhà nước;
– Thành viên Hội đồng quản trị doanh nghiệp;
– Những người thuộc tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội hoạt động theo Quy chế của tổ chức đó;
– Cán bộ chuyên trách công tác đảng, công đoàn, thanh niên trong các doanh nghiệp nhưng không hưởng lương của doanh nghiệp;
– Xã viên Hợp tác xã theo Luật Hợp tác xã không hưởng tiền lương, tiền công;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp và viên chức trong lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân.
Thực tập sinh là gì?
Không có định nghĩa cụ thể về Khái niệm thực tập sinh; Tuy nhiên, dựa trên thực tế thì chúng ta có thể hiểu khi nhắc đến Thực tập sinh tức là muốn nhắc đến đối tượng thường là các bạn sinh viên năm cuối, tham gia một chương trình thực tập tại một doanh nghiệp nào đó nhằm tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, thực hiện một số công việc từ đơn giản đến nâng cao theo yêu cầu để tích lũy kinh nghiệm.
Đi thực tập là một yêu cầu bắt buộc của đa số các trường Cao đẳng, Đại học trước khi sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp ra trường. Tuy nhiên, với sự chủ động của các bạn sinh viên hiện nay, thì nhiều bạn tự tìm kiếm các cơ hội thực tập vào thời gian trống lịch học để tự bổ sung kiến thức thực chiến cho bản thân.
Các sinh viên khi đi thực tập ở doanh nghiệp thường được yêu cầu cung cấp thông tin thẻ sinh viên, chuyên nghành học, giấy giới thiệu của nhà trường…Và phải trải qua một buổi phỏng vấn để đánh giá kiến thức cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai để công ty quyết định xem có phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển thực tập sinh hay không?
Thực tập có ký hợp đồng không?
Theo quy định của Bộ luật lao động hiện nay vẫn chưa có quy định nào điều chỉnh vấn đề nhân sinh viên thực tập như trên. Tuy nhiên, theo quy định của Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật giáo dục, doanh nghiệp được tiếp nhận thực tập sinh đang học tại các trường đại học, cao đẳng và nghĩa vụ của doanh nghiệp là tạo điều kiện cho sinh viên thực tập nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo. Nói cách khác doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên thực hành các kiến thức đã được học tại trường mà không phải là đào tạo nghề. Nên không cần phải tiến hành ký kết hợp đồng đào tạo nghề hay hợp đồng lao động với thực tập sinh.
Do vậy, nếu doanh nghiệp nhận thực tập sinh theo hình thức trên thì việc nhận thực tập sẽ được điều chỉnh bởi Luật giáo dục đại học và Luật giáo dục, không điều chỉnh theo Bộ Luật lao động. Theo đó, doanh nghiệp có thể nhận sinh viên vào thực tập theo thời hạn mà doanh nghiệp và sinh viên thỏa thuận với nhau. Doanh nghiệp không phải ký hợp đồng thực tập, trích nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ cho sinh viên thực tập.
Về chế độ và quyền lợi cho sinh viên trong thời gian thực tập. Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật giáo dục không có quy định rằng buộc về nghĩa vụ của doanh nghiệp phải chi trả các khoản lương cho sinh viên thực tập trong thời gian này. Do vậy doanh nghiệp và sinh viên có thể ký kết một thỏa thuận thực tập quy định rõ quyền và trách nhiệm của các bên trong thời gian thực tập. Nội dung của thỏa thuận có thể quy định như thời gian thực tập, công việc thực tập, các khoản trợ cấp (trợ cấp ăn ở đi lại). Ngoài ra doanh nghiệp có thể mua bảo hiểm tai nạn cho sinh viên khi xét thấy cần thiết (luật không bắt buộc)
Những lưu ý khi ký kết hợp đồng lao động đối với thực tập sinh.
Hiểu về các loại hợp đồng và điều khoản để bảo vệ quyền lợi người lao động
“Các bạn sinh viên trong thời gian vẫn còn trên ghế nhà trường nên tự trang bị cho mình tư duy và kiến thức pháp lý về quyền và nghĩa vụ của mình và bảo vệ bản thân khi ký kết các hợp đồng lao động,” Luật sư Hùng nhấn mạnh. Buổi chia sẻ kéo dài hơn một giờ bao gồm những nội dung về các loại hợp đồng, hình thức ký kết, quyền và nghĩa vụ của các bên và giải quyết tranh chấp về các vấn đề liên quan đến hợp đồng lao động.
Các loại hợp đồng và những lưu ý khi giao kết
Tại thời điểm này, các bạn sinh viên K1 của Swinburne Việt Nam đã bắt đầu kỳ thực tập OJT (On-the-Job Training) tại các doanh nghiệp, vì vậy kiến thức pháp lý khi ký kết các hợp đồng lao động là vô cùng cần thiết để các bạn có những trải nghiệm thực tập ý nghĩa và dễ chịu.
Các hợp đồng lao động thường gặp hiện nay là hợp đồng lao động không xác định thời hạn và có xác định thời hạn. Với những bạn sinh viên làm cộng tác viên hoặc freelancer, loại hợp đồng có thời hạn ngắn khá phổ biến bởi doanh nghiệp sẽ chi trả dựa theo kết quả công việc trong thời gian ngắn mà bạn cung cấp. Một điểm cần lưu ý đối với các bạn làm trong lĩnh vực công nghệ hay sáng tạo là điều khoản về quyền sở hữu trí tuệ. Thông thường, những sản phẩm trí tuệ được sáng tạo bằng tài nguyên của công ty và trong thời gian làm việc sẽ được coi là tài sản của doanh nghiệp. Do vậy, nếu bạn muốn bảo vệ ý tưởng hay sản phẩm trí tuệ riêng của mình, bạn cần có thỏa thuận khác về quyền sở hữu trí tuệ đối với người sử dụng lao động.
Đôi khi, người lao động gặp những trường hợp “dở khóc dở cười” như đã nhận được lời mời làm việc (offer) từ người phỏng vấn để rồi bị hủy offer khi đến nhận việc vì quản lý cấp cao không duyệt yêu cầu tuyển dụng. Để tránh gặp phải trường hợp như vậy, bạn nên chờ phía nhân sự của doanh nghiệp gửi offer letter chính thức bởi nhiều khi người phỏng vấn bạn chưa chắc đã có đủ thẩm quyền để duyệt tuyển dụng và ký hợp đồng lao động với bạn. Sau khi đồng ý với offer letter để chấp thuận các điều khoản của công việc, bạn vẫn cần ký hợp đồng lao động để đảm bảo quyền và nghĩa vụ của mình.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Thực tập có ký hợp đồng không”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; Xác nhận tình trạng hôn nhân Bình Dương giải thể công ty cổ phần; tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Trong quá trình làm việc, tranh chấp về quyền lợi và trách nhiệm thực hiện theo đúng hợp đồng lao động diễn ra khá phổ biến. Bị công ty nợ lương, bị cho nghỉ việc đột ngột, bị phạt/trừ lương vô lý hay quấy rối tại nơi làm việc là một số tranh chấp thường gặp. Trên lý thuyết, nếu người lao động thu thập đủ chứng cứ rằng doanh nghiệp đã vi phạm các điều khoản hợp đồng và luật lao động, người lao động có thể khởi kiện để đòi lại quyền lợi cho mình. Tuy nhiên, trên thực tế, thủ tục khởi kiện khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Vì vậy, nếu có thể, người lao động nên chọn cách trao đổi với bên sử dụng lao động và hòa giải nội bộ nếu xảy ra tranh chấp.
Khi có xảy ra tranh chấp, chúng ta nên ưu tiên hòa giải nhưng không nên im lặng
Từ kinh nghiệm nghiệp vụ và cá nhân của mình, luật sư Hùng đưa ra lời khuyên tới các bạn sinh viên: “Đừng im lặng. Các bạn hãy giao tiếp rõ ràng bằng văn bản như email hay thư góp ý với doanh nghiệp khi có vấn đề tranh chấp. Điều này vừa cho thấy thiện chí muốn cải thiện vấn đề của bạn, vừa có lợi hơn cho bạn trong quá trình hòa giải hoặc làm chứng trước tòa.”
Trong quá trình phỏng vấn, bạn sẽ được thông báo mức lương theo một trong hai phương án: mức lương gross hoặc net. Lương gross là tổng thu nhập của người lao động gồm cả lương cơ bản và các khoản trợ cấp, phụ cấp, … trong đó có cả các khoản đóng bảo hiểm và thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Lương net là số tiền người lao động nhận được sau khi đã trừ hết các loại khoản chi phí bảo hiểm, thuế thu nhập cá nhân.
Khi thương lượng về lương, bạn cần chú ý về con số được offer là lương net hay lương gross (Ảnh: Employer Brand News)
Nhiều khi, doanh nghiệp sẽ thuyết phục bạn ký hợp đồng với mức lương thấp hơn mức bạn sẽ được nhận để giảm mức đóng các loại phí bảo hiểm. Với hình thức này, số tiền thực nhận hàng tháng của bạn (lương net) có thể cao hơn. Ngược lại, nếu doanh nghiệp đóng mức bảo hiểm càng cao, quyền lợi của người lao động sẽ càng được đảm bảo trong những trường hợp như thất nghiệp, nghỉ thai sản,… Vì vậy, bạn nên hiểu rõ bản chất của những đề nghị như vậy để có những quyết định phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Căn cứ Điều 61, Điều 62 Bộ Luật Lao động năm 2012, việc học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động; hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề thực hiện như sau:
Người sử dụng lao động khi tuyển người vào học nghề, tập nghề để làm việc cho mình, thì không phải đăng ký hoạt động dạy nghề và không được thu học phí.
Người học nghề, tập nghề trong trường hợp này phải đủ 14 tuổi và phải có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
Việc đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động, hai bên đều phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 2 bản, mỗi bên giữ 1 bản.
Trong thời gian học nghề, tập nghề, nếu người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì được người sử dụng lao động trả lương theo mức do hai bên thoả thuận.