Trong nhiều trường hợp nhất định thì sĩ quan quân đội có thể chưa có nhà ở độp lập gần nơi làm việc. Với khả năng điều động, luân chuyển công tác thì tình trạng nhà ở cho quá trình công tác gặp rất nhiều khó khăn. Nhà nước và Bộ ban ngành nói riêng đang ngày càng quan tâm đến lực lượng vũ trang, đặc biệt là lực lượng quân đội nhân dân nước ta hiện nay. Trong đó có chính sách nhà ở trong quân đội đang ngày một được chú ý và đẩy mạnh công tác này. Cùng Luật Sư X tìm hiểu về vấn đề “Thực hiện chính sách nhà ở trong quân đội hiện nay” qua bài viết sau đây
Căn cứ pháp lý
Thông tư số 177/2011/TT-BQP
Chế độ nhà ở cho cán bộ quân đội hiện nay ra sao?
Tại khoản 3, Điều 36 Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015, đã quy định: “Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng được hưởng chính sách ưu tiên hỗ trợ về nhà ở xã hội, thuê nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật”, khoản 4 quy định “Quân nhân chuyên nghiệp được hưởng phụ cấp về nhà ở”.
Trong những năm qua, để thực hiện chính sách hỗ trợ về nhà ở đối với cán bộ, nhân viên phù hợp với tình hình và điều kiện đặc thù riêng của Quân đội; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 177/2011/TT-BQP ngày 19-9-2011 quy định đối tượng, điều kiện, nguyên tắc, trình tự, thủ tục tham gia dự án phát triển nhà ở, đất ở chính sách và giải quyết chính sách nhà ở trong Quân đội; Thông tư số 68/2017/TT-BQP ngày 1-4-2017 quy định và hướng dẫn quản lý, sử dụng nhà công vụ trong Bộ Quốc phòng.
Thực hiện chính sách nhà ở trong quân đội hiện nay
1. Đối tượng áp dụng
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng, viên chức quốc phòng, công nhân quốc phòng (sau đây gọi chung là cán bộ, nhân viên) đang công tác trong Quân đội chưa được thụ hưởng chính sách nhà ở, đất ở của Nhà nước và Bộ Quốc phòng.
2. Điều kiện tham gia
Cán bộ, nhân viên được xét tham gia nhà ở, đất ở chính sách trong Quân đội phải có đủ các điều kiện sau: Đã có đủ 10 năm công tác trở lên cả ở trong và ngoài Quân đội (thời gian công tác ngoài Quân đội chỉ tính giai đoạn trong biên chế được hưởng lương từ ngân sách nhà nước); chưa được thụ hưởng chính sách về nhà ở, đất ở (cả bên vợ hoặc bên chồng) dưới một trong các hình thức quy định tại Điều 4 Thông tư này; có đơn xin tham gia dự án phát triển nhà ở, đất ở khi có thông báo của cấp có thẩm quyền.
3. Các hình thức nhà ở, đất ở chính sách
– Nhà nước, địa phương giao đất ở theo quy định của pháp luật về đất đai.
– Thuê, mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định của pháp luật về nhà ở.
– Mua hoặc thuê nhà ở xã hội.
– Loại nhà ở, đất ở trong các dự án phát triển nhà ở gia đình, cán bộ quân đội của Bộ Quốc phòng và các cơ quan, đơn vị được Bộ Quốc phòng chấp thuận chủ trương đầu tư để bán chính sách cho cán bộ, nhân viên đang công tác trong Quân đội; nhà ở cho người thu nhập thấp; nhà ở, đất ở thuộc các dự án phát triển nhà ở, đất ở cho công chức, viên chức của các Bộ, ngành, cơ quan nhà nước, địa phương.
– Nhà ở, đất ở quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều này, nhưng do Nhà nước thu hồi nhà ở, đất ở, thực hiện cải tạo chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp nên được bồi thường bằng nhà ở, đất ở theo quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
– Hỗ trợ cải thiện nhà ở thông qua các hình thức khác theo quy định của pháp luật (trừ trường hợp trước đây đã được hỗ trợ theo Chỉ thị số 1149/CT-QP ngày 16-9-1986 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc thực hiện chế độ chính sách đối với cán bộ cao cấp nghỉ hưu và cán bộ dư biên chế).
II. Thông tư số 68/2017/TT-BQP ngày 1-4-2017 quy định và hướng dẫn quản lý, sử dụng nhà công vụ trong Bộ Quốc phòng, như sau:
1. Đối tượng áp dụng
Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ được điều động, luân chuyển theo yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, người làm việc trong các tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quản lý (sau đây viết gọn là cán bộ, nhân viên).
2. Đối tượng và điều kiện được thuê nhà ở công vụ
a) Đối tượng được thuê nhà ở công vụ: Cán bộ, nhân viên theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này hiện đang công tác có đủ điều kiện theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
b) Điều kiện được thuê nhà ở công vụ
– Có nhu cầu thuê nhà ở công vụ;
– Có quyết định điều động, luân chuyển công tác của cấp có thẩm quyền;
– Thuộc diện chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình và chưa được thuê, thuê mua hoặc mua nhà ở xã hội tại nơi đến công tác hoặc đã có nhà ở thuộc sở hữu của mình tại nơi đến công tác nhưng có diện tích nhà ở bình quân trong hộ gia đình dưới 15m2 sàn/người;
– Không thuộc diện phải ở trong doanh trại của quân đội theo quy định của cấp có thẩm quyền.
3. Tiêu chuẩn sử dụng nhà ở công vụ
– Biệt thự loại A: Được bố trí cho Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng.
– Biệt thự loại B: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Đại tướng, trừ chức danh quy định tại Khoản 1 Điều này.
– Nhà liền kề loại C hoặc căn hộ chung cư loại 1: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Thượng tướng, Đô đốc Hải quân.
– Nhà liền kề loại D hoặc căn hộ chung cư loại 2: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Trung tướng, Thiếu tướng; Phó đô đốc, Chuẩn đô đốc Hải quân và tương đương.
– Căn hộ chung cư loại 3 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 1 tại khu vực nông thôn: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Đại tá, Thượng tá, Trung tá và tương đương.
– Căn hộ chung cư loại 4 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 2 tại khu vực nông thôn: Được bố trí cho cán bộ có quân hàm Thiếu tá, Đại úy và tương đương.
– Căn hộ chung cư loại 5 tại khu vực đô thị hoặc căn nhà loại 3, 4 tại khu vực nông thôn được bố trí cho các đối tượng còn lại.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác chính sách nhà ở trong quân đội
Hiện nay, Cục Doanh trại đang phối hợp với các cơ quan chức năng báo cáo thủ trưởng các cấp về thực hiện chiến lược phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong Bộ Quốc phòng và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng.
Năm 2021, toàn quân có 3 dự án nhà ở công vụ hoàn thành đưa vào sử dụng với tổng số 475 căn hộ; hiện nay, có 2 dự án chuyển tiếp, 3 dự án mở mới.
Ngày 13-11-2021, Tổng cục Hậu cần đã báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc đầu tư xây dựng nhà ở công vụ cấp bách giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn ngân sách quốc phòng; Quân ủy Trung ương đã nhất trí về chủ trương đầu tư với 27 dự án của 14 đơn vị đầu mối trực thuộc, quy mô 195 căn hộ, thực hiện đầu tư từ năm 2022.
Tính đến hết tháng 6-2022, các đơn vị đã bàn giao được 489 khu gia đình ra địa phương quản lý; trong đó, năm 2021 và 6 tháng đầu năm 2022 bàn giao được 92 khu gia đình.
Từ đầu năm 2021 đến nay, Cục Doanh trại đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng thẩm định giá bán nhà thuộc sở hữu nhà nước cho 25 hộ gia đình; xem xét, đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhiều hộ gia đình…
Thống kê nhu cầu sử dụng nhà ở, đất ở của cán bộ, nhân viên, bổ sung vào quy hoạch theo từng giai đoạn để báo cáo các cấp có thẩm quyền; đánh giá lại hiệu quả, khả năng sử dụng của từng dự án nhà ở công vụ đã triển khai, sử dụng.
Các cơ quan cần phối hợp chặt chẽ khi triển khai xây dựng để bảo đảm các dự án nhà ở phát huy tốt công năng, hiệu quả, phù hợp từng đối tượng cụ thể. Đối với các dự án xây dựng nhà ở công vụ mới cần quy hoạch hợp lý theo khu vực để bảo đảm nhu cầu cho cán bộ, nhân viên của các cơ quan, đơn vị trên địa bàn.
Khuyến nghị
Khi đối diện các vướng mắc có nguy cơ thiệt hại về tài sản, tinh thần hiện hữu trước mắt, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Luật sư X để chúng tôi kịp thời đưa ra các biện pháp phù hợp, giúp quý khách giải quyết vấn đề thuận lợi.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thực hiện chính sách nhà ở trong quân đội hiện nay”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về gia hạn thời hạn sử dụng đất nông nghiệp,… chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Chế độ mai táng phí cho thân nhân liệt sỹ năm 2022
- Mẫu đơn tìm kiếm mộ liệt sỹ năm 2023
- Mẫu đơn xin trích lục thông tin về liệt sỹ 2023
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Khoản 4 Điều 50 Nghị định 43/2014 quy định đất do các đơn vị vũ trang nhân dân đang quản lý, sử dụng nhưng không thuộc quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh đã được phê duyệt thì phải bàn giao cho địa phương quản lý và xử lý như sau:
“a) Đối với diện tích đất đã bố trí cho hộ gia đình cán bộ, chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và phải thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Đối với đất sử dụng vào mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp do các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh đang sử dụng thì phải chuyển sang hình thức thuê đất theo phương án sản xuất, kinh doanh đã được Bộ Quốc phòng hoặc Bộ Công an phê duyệt;
c) Đối với diện tích đất không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi đất để giao, cho thuê sử dụng theo quy định của pháp luật.”
Như vậy, trường hợp diện tích đất đã bố trí cho chiến sỹ thuộc đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng làm nhà ở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt thì người sử dụng đất ở được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác thì phải bàn giao lại đất cho UBND. Sau đó UBND sẽ thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của luật đất đai.
Đang rất được quan tâm.
Hiện nay, Cục Doanh trại đang phối hợp với các cơ quan chức năng báo cáo thủ trưởng các cấp về thực hiện chiến lược phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trong Bộ Quốc phòng và xây dựng văn bản quy phạm pháp luật quy định đối tượng, điều kiện, tiêu chuẩn, định mức sử dụng nhà ở công vụ trong Bộ Quốc phòng.