Thuật ngữ csr là viết tắt của từ gì? Thuật ngữ này có ý nghĩa như thế nào? Cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Csr là viết tắt của từ gì?
CSR là viết tắt của cụm từ Corporate social responsibility được dịch là Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là cam kết của doanh nghiệp đối với đạo đức kinh doanh và đóng góp vào phát triển kinh tế bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động và gia đình họ, cộng đồng địa phương và xã hội nói chung.
CSR được coi là 1 yếu tố quan trọng như những yếu tố truyền thống khác như chi phí, chất lượng và giao hàng trong kinh doanh. CSR được lồng ghép vào chiến lược của doanh nghiệp và trở thành điều kiện bắt buộc để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
Tuy nhiên, khái niêm CSR còn mới với nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam và năng lực quản lý, kiến thức chuyên môn trong thực hiện CSR ở doanh nghiệp còn hạn chế.
Csr viết tắt của từ gì?
CRS – trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là gì?
- Giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa công ty
- Bảo vệ quyền lợi cho người lao động
- Chống tham nhũng
- Bảo vệ môi trường
- Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho người lao động
- Thu hẹp khoảng cách nhân viên và lãnh đạo
- Vì lợi ích cộng đồng
Thứ nhất, đó là trách nhiệm xã hội về môi trường. Môi trường sống trong lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của con người. Tuy nhiên, cứ nhìn vào dòng nước đen đặc và hôi nồng của sông Tô Lịch hay bầu không khí đầy bụi và khói của Hà Nội. Chúng ta sẽ thấy nhu cầu đầu tiên đang bị hy sinh cho những nhu cầu thứ ba, thứ tư gì đấy. Và trong phổi của tất cả chúng ta, của cả các doanh nhân bụi bám như bồ hóng bám lên giàn bếp. Chúng ta sẽ biến mất khỏi hành tinh này sau dăm bảy thế hệ nữa, nêu quá trình hủy hoại môi trường sống không bị chấm dứt và không bị đảo ngược. Trong cái việc đưa sức khoẻ và tương lai xa làm vật tế thần này doanh nghiệp đóng một vai trò rất lớn. Phần lớn các chất thải không thể phân hủy là do hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra. Vậy trách nhiệm xã hội đầu tiên của các doanh nghiệp là không kinh doanh nên sự tổn hại của môi trường.
Thứ hai, trách nhiệm đạo lý. Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài những thôi thúc của lương tâm. Tuy nhiên, thương người như thể thương thân là đạo lý sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội thì nó không thể không ràng buộc các doanh nhân. Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận. Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.
Thứ ba, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện trước hết qua việc đóng thuế. Các doanh nghiệp đóng thuế không phải chỉ để nuôi Nhà nước, mà là để Nhà nước có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu của xã hội. Về cơ bản các doanh nghiệp tạo ra của cải Nhà nước tạo ra. sự công bằng. Nhưng của cải phải có trước, sự công bằng mới có thể xẩy ra. Nếu chúng ta chỉ được hưởng sự công bằng về nghèo khổ thì điều đó chúng an ủi được gì nhiều.
Những đóng góp ngoài thuế của các doanh nghiệp đều thật sự là những đóng góp của lương tâm. Trong đa số các trường hợp, những đóng góp này mang lại sự hài lòng lớn hơn cho các doanh nhân. Bởi vì họ đã chi tiền cho những việc mà họ cho là cần thiết. Đối với những khoản tiền đóng thuế không phải lúc nào các doanh nhân cũng nhận được sự hài lòng như vậy. Để kết họp việc giải quyết các nhu cầu xã hội với sự hài lòng của các doanh nhân, nhiều nước nên thế giới đã tìm cách miễn giảm thuế cho các doanh nhân nếu họ có những đóng góp ngoài thuế cho xã hội. Cách làm này còn tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ hình thành và phát triển. Và đó là nền tảng của một xã hội công dân vững mạnh.
Mời bạn xem thêm:
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự, thủ tục đăng ký bảo hộ logo, mẫu tạm ngừng kinh doanh, thành lập công ty con…của luật sư X, hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
CRS là một công cụ phục vụ chủ yếu cho nhiệm vụ đặt chỗ, giúp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ đặt chỗ (máy bay, nhà hàng, khách sạn, thuê xe,…) có thể quản lý và rút ngắn, số hóa quy trình đặt chỗ, cung cấp dịch vụ đặt chỗ tới tận tay khách hàng bằng phương tiện internet, qua đó mở rộng quy mô, tiếp cận được nhiều đối tượng hơn, đồng thời trở nên minh bạch hơn và đáng tin hơn đối với những khách hàng tiềm năng.
Hầu hết hệ thống CRS đã được chuyển cổ phần từ các hãng hàng không sang những doanh nghiệp cung cấp dịch vụ GDS để phục vụ cho việc duy trì và phát triển những tính năng mới. Một số hệ thống CRS phổ biến hiện nay gồm: EDS của Hewlett Packard (HP), SabreSonic của Sabre hay Navitaire của Amadeus.