Một trong những di sản thừa kế có giá trị lớn là nhà, đất. Khi nhận thừa kế thì phải làm thủ tục sang tên Sổ đỏ. Với các trường hợp sang tên Sổ đỏ bình thường, người làm thủ tục phải đóng tiền thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ, lệ phí địa chính… Vậy, thừa kế quyền sử dụng đất có phải nộp thuế không? Nếu có phải đóng những loại thuế gì?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Những ai được hưởng thừa kế quyền sử dụng đất?
- Cá nhân sở hữu đất có quyền để thừa kế quyền sử dụng đất của mình theo di chúc hoặc theo pháp luật.
- Trường hợp thành viên thuộc gia đình được nhà nước giao đất:
+ Khi thành viên còn sống thì quyền sử dụng đất được giao là tài sản chung của cả hộ gia đình.
+ Khi thành viên đó chết, thì một phần quyền sử dụng đất trong trong tài sản của họ được chuyển vào phần tài sản thuộc di sản thừa kế và sẽ chuyển qua cho người được thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật.
+ Người nhận phần di sản thừa kế này có thể nhập chung vào khối tài sản chung của gia đình hoặc giữ phần thừa kế đó cho riêng mình.
- Trường hợp người thừa kế là người Việt Nam đang định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam thì người đó được thừa kế quyền sử dụng đất theo luật quy định. Nếu không thuộc đối tượng này thì chỉ được quyền hưởng giá trị của phần thừa kế đó (bán, cho thuê, cho tặng. . .)
Thừa kế quyền sử dụng đất có phải nộp thuế không?
Để nhận thừa kế quyền sử dụng đất thì người thừa kế phải tiến hành khai nhận hoặc phân chia di sản thừa kế. Thủ tục khai nhận, phân chia di sản thừa kế được thực hiện theo quy định tại Điều 57, 58 Luật Công chứng 2014. Sau khi tiến hành một trong hai thủ tục trên, người thừa kế sẽ đăng kí biến động quyền sử dụng đất tại Văn phòng đăng kí đất đai theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
Căn cứ từng trường hợp cụ thể mà người thừa kế sẽ phải nộp thuế khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất hoặc không.
Các loại thuế phải nộp khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất
Thuế thu nhập cá nhân
Thu nhập từ nhận thừa kế quyền sử dụng đất phải chịu thuế, gồm:
- Quyền sử dụng đất
- Quyền sử dụng đất có tài sản gắn liền với đất
- Quyền sở hữu nhà, kể cả nhà ở hình thành trong tương lai
- Kết cấu hạ tầng và các công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả công trình xây dựng hình thành trong tương lai
- Quyền thuê đất
- Quyền thuê mặt nước
- Các khoản thu nhập khác nhận được từ thừa kế là bất động sản dưới mọi hình thức
- Thuế suất thuế thu nhập cá nhân với thừa kế quyền sử dụng đất là mức thuế suất 10% theo quy định
Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất 10%
– Chỉ những bất động sản có giá trị lớn hơn 10.000.000 đồng mới phải nộp thuế.
– Các trường hợp được miễn thuế khi nhận thừa kế quyền sử dụng đất gồm:
- Giữa vợ với chồng
- Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ
- Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi
- Cha chồng, mẹ chồng với con dâu
- Cha vợ, mẹ vợ với con rể
- Ông nội, bà nội với cháu nội
- Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại
- Anh chị em ruột với nhau
Lệ phí trước bạ
Thừa kế quyền sử dụng đất sẽ được miễn lệ phí trước bạ theo quy định tại khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP, cụ thể:
- Nhận thừa kế giữa vợ với chồng
- Cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ
- Cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi
- Cha chồng, mẹ chồng với con dâu
- Cha vợ, mẹ vợ với con rể
- Ông nội, bà nội với cháu nội
- Ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại
- Anh chị em ruột với nhau
Ngoài các trường hợp được miễn lệ phí trước bạ như trên thì người nhận thừa kế quyền sử dụng đất phải nộp lệ phí trước bạ. Mức thu lệ phí trước bạ với nhà đất là 0.5% theo Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế của cha mẹ nuôi hay không?
- Phân chia di sản thừa kế sổ tiết kiệm ngân hàng như thế nào?
Thông tin liên hệ Luật Sư X
Trên đây là nội dung tư vấn về Thừa kế quyền sử dụng đất có phải nộp thuế không?
Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan. Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào điểm b khoản 2 điều 3 Thông tư số 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất: Mức thu tối đa không quá 100.000 đồng/giấy đối với cấp mới; tối đa không quá 50.000 đồng/lần cấp đối với cấp lại (kể cả cấp lại giấy chứng nhận do hết chỗ xác nhận), cấp đổi, xác nhận bổ sung vào giấy chứng nhận.
Thông tư số 02/2014/TT-BTC hướng dẫn về phí và lệ phí thuộc thẩm quyền quyết định của hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Lệ phí thẩm định: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (Tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).
Mọi cá nhân đều có quyền nhận di sản trong trường hợp thuộc diện nhận di sản theo di chúc. Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.