Xin chào Luật sư, tôi có thắc mắc về việc phân chia di sản thừa kế, mong được luật sư tư vấn giải đáp giúp. Cụ thể bà ngoại tôi ốm mất và không để lại di chúc, nay mẹ tôi và các bác muốn chia thừa kế di sản là đất đai của bà. Tôi thắc mắc rằng điều kiện thực hiện quyền thừa kế nhà đất được quy định như thế nào? Thừa kế đất đai không có di chúc năm 2023 ra sao? Mong luật sư hỗ trợ, tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn câu hỏi của bạn, bạn theo dõi nội dung bài viết dưới đây của Luật sư X để có giải đáp nhé!
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về thừa kế
– Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc.
– Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
– Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật dân sự 2015.
– Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.
– Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Điều kiện thực hiện quyền thừa kế nhà đất được quy định như thế nào?
Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 quy định về điều kiện thực hiện quyền thừa kế như sau:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.”
Nếu chỉ căn cứ vào quy định trên thì nhiều người nhầm tưởng rằng phải có Giấy chứng nhận mới được chia thừa kế nhà đất. Tuy nhiên cần hiểu đúng về quy định trên áp dụng trong trường hợp nào để bảo đảm quyền của người thừa kế. Để làm rõ điều này, chúng tôi đưa ra một số nhận định và căn cứ pháp lý như sau:
Điểm c khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai năm 2013 quy định:
“Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự.”
Theo đó, điều kiện có Giấy chứng nhận áp dụng đối với trường hợp người sử dụng đất thực hiện để lại quyền thừa kế theo di chúc (khi lập di chúc thì người sử dụng đất thể hiện ý chí của mình trong việc để lại di sản, trường hợp thừa kế theo pháp luật không thể hiện ý chí của người sử dụng đất).
Mặt khác, trường hợp lập di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực người sử dụng đất phải có Giấy chứng nhận thì khi đó mới đủ điều kiện để công chứng hoặc chứng thực; trường hợp lập di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng thì người đang sử dụng đất vẫn được thể hiện ý chí của mình là để lại quyền sử dụng đất dù không có Giấy chứng nhận.
Tóm lại, điều kiện có Giấy chứng nhận áp dụng đối với trường hợp lập di chúc có công chứng và lập di chúc có chứng thực. Còn lại khi lập di chúc có người làm chứng hoặc không có người làm chứng và thừa kế theo pháp luật chỉ cần chứng minh nhà đất đó hợp pháp thì vẫn có quyền chia thừa kế.
Thừa kế đất đai không có di chúc năm 2023 như thế nào?
Luật thừa kế đất đai không có di chúc, luật thừa kế nhà ở quy định trong trường hợp không có di chúc thì khi đó, thừa kế đất đai, thừa kế nhà ở xác định dựa theo quy định pháp luật. Cụ thể hơn, nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp… thì sẽ thuộc trường hợp thừa kế theo pháp luật (Điều 650 Bộ luật dân sự 2015).
Theo đó, trước tiên căn cứ vào Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, những người có quyền thừa kế đất đai, nhà ở theo pháp luật bao gồm: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuổi, con đẻ, con nuôi của người chết (Hàng thừa kế thứ nhất); ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; cháu ruột của người chết là ông bà nội ngoại (Hàng thừa kế thứ hai); cụ nội ngoại, bác chú cô cậu dì ruột của người chết… (hàng thừa kế thứ ba).
Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng nhà ở, đất đai khi không còn ai ở hàng thừa kế trước vì đã mất, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hoặc từ chối nhận di sản. Đồng thời, những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phân di sản là nhà ở, đất đai bằng nhau.
Đồng thời, cần lưu ý về trường hợp thừa kế thế vị, tức là nếu con của người để lại đất đai, nhà ở chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại đất đai, nhà ở thì cháu sẽ được hưởng phần đất đai, nhà ở mà cha/mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; trường hợp cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại đất đai, nhà ở thì chắt được hưởng phần đất đai, nhà ở mà cha/mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.
Thủ tục thừa kế không có di chúc: thủ tục sang tên đất đai, nhà ở không có di chúc:
Tương tự như đối với thủ tục sang tên đất đai, nhà ở theo di chúc, chỉ khác về hồ sơ bao gồm: Bản án, quyết định của Tòa án; Văn bản thỏa thuận của các đồng thừa kế, có xác nhận của UBND xã hoặc Phòng/Văn phòng công chứng về việc hưởng thừa kế đất đai, nhà ở.
Hồ sơ: Bản di chúc hợp pháp; Biên bản mở di chúc có người chứng kiến và xác nhận của UBND cấp xã nơi có đất (căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT).
Địa điểm nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài nguyên và Môi trường hoặc nộp tại UBND xã (sau đó, UBND xã trong thời hạn 3 ngày từ ngày nhận hồ sơ sẽ chuyển cho Văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất…).
Thời hạn giải quyết: Căn cứ vào khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thời hạn giải quyết là không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ (không tính ngày nghỉ, ngày lễ, cũng như thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, hay thời gian ngươi sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính …)
Các chi phí phải nộp khi sang tên đất đai, nhà ở theo di chúc bao gồm Thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ, cụ thể là: Mức thuế phải nộp: 10% giá trị bất động sản được nhận thừa kế; Mức lệ phí phải nộp: 0.5% giá trị bất động sản được nhận thừa kế.
Đồng thời, căn cứ vào khoản 10 Điều 9 Nghị định 140/2016/NĐ-CP về lệ phí trước bạ và căn cứ vào điểm d khoản 1 Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC về hướng dẫn luật Thuế thu nhập cá nhân thì các trường hợp khi nhận thừa kế là nhà, đất thì không phải nộp thuế, lệ phí trước bạ là các trường hợp thừa kế nhà ở, đất đai giữa: Vợ và chồng; Cha mẹ đẻ với con; Cha mẹ nuôi với con; Cha mẹ chồng với con dâu; Cha mẹ vợ với con rể; Ông bà nội với cháu nội….
Ngoài ra, cần lưu ý rằng, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày phân chia xong di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì người sử dụng đất phải đăng ký biến động (khoản 6 Điều 95 Luật Đất đai 2013).
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thừa kế đất đai không có di chúc năm 2023 như thế nào?” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ soạn thảo mẫu giấy thừa kế đất đai. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
- Thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai năm 2023
- Luật thừa kế đất đai của bố mẹ mới năm 2022
- Thời hiệu khởi kiện khi chia thừa kế đất đai
Câu hỏi thường gặp:
Bộ luật dân sự 2015 quy định những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc gồm: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; con thành niên mà không có khả năng lao động.
Những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
Không có di chúc;
Di chúc không hợp pháp;
Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.