Chào Luật sư, tôi và chồng đã ly thân hơn 3 năm nay, chúng tôi cũng mất liên lạc với nhau. Nay tôi muốn đăng ký kết hôn với người khác thì trước tiên hoàn tất thủ tục ly hôn với chồng cũ tôi. Nhưng hiện nay tôi không biết chồng cũ tôi đang ở đâu. Tôi được hướng dẫn phải thực hiện thủ tục yêu cầu Tòa án tuyên bố mất tích đối với chồng cũ của tôi. Vậy cho tôi hỏi theo quy định pháp luật thì thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích thực hiện như thế nào? Mong Luật sư giải đáp giúp tôi ạ!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm trả lời câu hỏi của bạn về thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Tuyên bố mất tích là gì?
Tuyên bố mất tích là quyết định của Tòa án theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết.
Điều kiện tuyên bố người mất tích
Để xác định một người mất tích hay không phải căn cứ vào các điều kiện nêu tại Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tuyên bố mất tích khi:
– Khi một người biệt tích 02 năm liền trở lên, mặc dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích.
Thời hạn 02 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.
– Trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
– Quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất tích phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người bị tuyên bố mất tích để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.
Thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích
Căn cứ Điều 387 đến Điều 389 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:
Đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
- Người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
- Kèm theo đơn yêu cầu, người yêu cầu phải gửi tài liệu, chứng cứ để chứng minh người bị yêu cầu tuyên bố mất tích đã biệt tích 02 năm liền trở lên mà không có tin tức xác thực về việc người đó còn sống hoặc đã chết và chứng minh cho việc người yêu cầu đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo tìm kiếm; trường hợp trước đó đã có quyết định của Tòa án thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú thì phải có bản sao quyết định đó.
Chuẩn bị xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích
- Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích, Tòa án ra quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích.
- Nội dung thông báo và việc công bố thông báo được thực hiện theo quy định tại Điều 384 và Điều 385 của Bộ luật này. Thời hạn thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là 04 tháng, kể từ ngày đăng, phát thông báo lần đầu tiên.
- Trong thời hạn thông báo, nếu người bị yêu cầu tuyên bố mất tích trở về và yêu cầu Tòa án đình chỉ việc xét đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu tuyên bố một người mất tích.
- Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn thông báo quy định tại khoản 2 Điều này thì Tòa án phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu.
Quyết định tuyên bố một người mất tích
Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích; trường hợp có yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người bị tuyên bố mất tích đó và được chấp nhận thì trong quyết định tuyên bố một người mất tích, Tòa án còn phải quyết định áp dụng biện pháp quản lý tài sản của người đó theo quy định của Bộ luật dân sự.
Thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích
Khi nào được hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích?
Theo Điều 390 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích khi:
– Người bị Tòa án tuyên bố mất tích trở về hoặc người có quyền, lợi ích liên quan có quyền yêu cầu Tòa án hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
– Trường hợp chấp nhận đơn yêu cầu thì Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích, trong đó phải quyết định về hậu quả pháp lý của việc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích theo quy định của Bộ luật dân sự.
Thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố mất tích
Căn cứ khoản 3 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án như sau:
“Điều 27. Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
3. Yêu cầu tuyên bố hoặc hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích.
Theo khoản 2 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết các yêu cầu dân sự như sau
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
2. Thẩm quyền giải quyết việc dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Tòa án nơi người bị yêu cầu thông báo tìm kiếm vắng mặt tại nơi cư trú, bị yêu cầu tuyên bố mất tích hoặc là đã chết có nơi cư trú cuối cùng có thẩm quyền giải quyết yêu cầu thông báo tìm kiếm người vắng mặt tại nơi cư trú và quản lý tài sản của người đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;
c) Tòa án nơi người yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.
Tòa án đã ra quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết có thẩm quyền giải quyết yêu cầu hủy bỏ quyết định tuyên bố một người mất tích hoặc là đã chết;
Theo đó, yêu cầu tuyên bố một người mất tích thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, nơi người bị yêu cầu tuyên bố mất tích cư trú.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Khi người bị tuyên bố mất tích trở về phải làm gì?
- Người thân mất tích bao lâu thì được báo công an?
- Thủ tục ly hôn với người mất tích được thực hiện như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề“Thủ tục yêu cầu tuyên bố mất tích” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục làm giấy thông hành, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo bảng danh mục lệ phí Tòa án quy định tại Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 thì lệ phí sơ thẩm giải quyết yêu cầu về dân sự, cụ thể yêu cầu tuyên bố một người mất tích là 300.000 đồng.
Hưởng di sản theo di chúc
Căn cứ theo Điều 643 Bộ luật dân sự 2015 quy định về Hiệu lực di chúc thì Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế và không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần khi:
Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập bản di chúc
Chỉ phần di chúc có liên quan đến cá nhân chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc nếu di chúc có nhiều người thừa kế theo di chúc không có hiệu lực
Di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế
Như vậy theo như căn cứ pháp lý trên, việc người được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc mất tích không phải điều kiện để di chúc đó không có hiệu lực. Vì vậy nếu trong di chúc, cha mẹ vẫn để lại tài sản cho người con đã mất tích này thì người này vẫn có quyền được hưởng phần di sản này sau khi người đó trở về.
Hưởng di sản theo pháp luật
Nếu thừa kế được chia theo pháp luật thì tại Điều 651 Bộ luật Dân sự, những người thừa kế được hưởng di sản theo thứ tự:
– Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
– Hàng thừa kế thứ 2: Ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị em ruột của người chết; Cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
– Hàng thừa kế thứ 3: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; Bác, chú, cậu, cô, dì ruột của người chết; Cháu ruột của người chết mà người chết là bác, chú, cậu, cô, dì ruột; Chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Trong đó, những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau và chỉ khi hàng thừa kế trước không còn ai do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Như vậy, việc mất tích của một người không phải điều kiện để người thuộc hàng thừa kế trước không được hưởng di sản. Do đó, khi di sản thừa kế của cha mẹ được chia theo pháp luật thì người mất tích vẫn được hưởng.
Đồng thời, nếu người bị tuyên bố mất tích trở về thì Tòa án sẽ hủy quyết định tuyên bố mất tích và người này sẽ được nhận lại tài sản do người quản lý tài sản chuyển giao sau khi đã thanh toán chi phí quản lý (nếu có).
Căn cứ khoản 1 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trường hợp người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người mất tích là đã chết bao gồm:
– Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
– Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
– Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
– Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
Như vậy trường hợp chồng đã mất tích đã 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống thì người có quyền, lợi ích liên quan là người vợ có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố người đó đã chết.
Thời hạn 05 năm được tính từ ngày biết được tin tức cuối cùng về người đó; nếu không xác định được ngày có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của tháng tiếp theo tháng có tin tức cuối cùng; nếu không xác định được ngày, tháng có tin tức cuối cùng thì thời hạn này được tính từ ngày đầu tiên của năm tiếp theo năm có tin tức cuối cùng.