Hiện nay, hầu hết các công ty tuyển dụng người lao động đều thông qua hợp đồng lao động nhằm quy định cụ thể các điều khoản, quy định trong công ty. Tuy nhiên, việc giao kết hợp đồng lao động thường gây ra nhiều tranh chấp dẫn dến việc các bên yêu cầu tuyên bố hợp đồng vô hiệu. Quy trình tuyên bố hợp đồng vô hiệu phải thông qua nhiều thủ tục khác nhau. Vậy cụ thể, thủ tục yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thực hiện như thế nào? Hợp đồng bị vô hiệu trong trường hợp nào? Người có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu gồm những ai? Tại bài viết này, Luật sư X sẽ giải đáp lần lượt từng băn khoăn trên cho quý độc giả.
Căn cứ pháp lý
Người có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Trên thực tế và căn cứ theo quy định pháp luật thì chỉ những hợp đồng hợp pháp mới làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên và được Nhà nước bảo đảm thực hiện. Tuy nhiên, không phải bất kỳ một người lao động nào cũng có quyền yêu cầu tòa án tuyên bố hợp đồng lao động bị vô hiệu hoặc có quyền yêu cầu tuyên bố thỏa ước lao động tập thể bị vô hiệu. Vậy người có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu gồm những ai, mời bạn đọc cùng tìm hiểu nhé:
Theo khoản 1 Điều 401 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định về yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu, theo đó những người sau đây là người có quyền yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu:
– Người lao động;
– Người sử dụng lao động;
– Tổ chức đại diện tập thể lao động, cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hợp đồng bị vô hiệu trong trường hợp nào?
Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa các bên chủ thể cụ thể người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Trên thực tế, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà dẫn đến hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu. Vậy cụ thể, theo quy định hiện hành, Hợp đồng bị vô hiệu trong trường hợp nào, bạn đọc hãy cùng chúng tôi làm rõ nhé:
Theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động 2019, hợp đồng lao động có thể vô hiệu toàn bộ hoặc vô hiệu một phần. Cụ thể:
Hợp đồng lao động vô hiệu
- Hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ trong trường hợp sau đây:
a) Toàn bộ nội dung của hợp đồng lao động vi phạm pháp luật;
b) Người giao kết hợp đồng lao động không đúng thẩm quyền hoặc vi phạm nguyên tắc giao kết hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 15 của Bộ luật này;
c) Công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm. - Hợp đồng lao động vô hiệu từng phần khi nội dung của phần đó vi phạm pháp luật nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Như vậy, hợp đồng lao động bị vô hiệu trong các trường hợp sau:
* Hợp đồng vô hiệu toàn bộ khi:
– Toàn bộ nội dung hợp đồng trái pháp luật.
Trường hợp này thực tế ít khi xảy ra vì ngày nay, nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động đã được nâng cao. Đồng thời, không ít doanh nghiệp đã có ban pháp chế, cán bộ pháp lý để hỗ trợ trong việc soạn thảo, xem xét hợp đồng trước khi tiến hành ký kết.
– Người ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền.
Việc ký kết không đúng thẩm quyền hầu hết đều liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của người đại diện cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, cũng không phải không có trường hợp hợp đồng được ký với người không phải là đại diện theo pháp luật (cha, mẹ hoặc người giám hộ khác) của lao động dưới 15 tuổi.
Tuy nhiên, trường hợp này có thể dễ dàng khắc phục nếu người có thẩm quyền công nhận kết quả ký kết của người không có thẩm quyền.
– Công việc trong hợp đồng bị pháp luật cấm.
Công việc bị pháp luật cấm là những việc làm bất hợp pháp, có thể ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người, thậm chí là an ninh quốc gia, ví dụ như sản xuất, buôn bán, vận chuyển ma túy, pháo, thuốc nổ,…
* Hợp đồng vô hiệu từng phần khi:
Nội dung phần đó trái luật nhưng không làm ảnh hưởng đến các phần còn lại của hợp đồng.
Ngoài ra, nếu một phần hoặc toàn bộ nội dung hợp đồng quy định quyền lợi của người lao động thấp hơn quy định của pháp luật, nội quy lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc làm hạn chế các quyền khác của người lao động thì một phần hoặc toàn bộ nội dung đó bị vô hiệu.
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động bị vô hiệu thuộc về Tòa án nhân dân theo quy định tại Điều 50 Bộ luật Lao động 2019.
Thủ tục yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu năm 2023
Dựa theo các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, khi hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động bị tuyên bố vô hiệu thì sẽ không làm phát sinh, không ràng buộc hiệu lực giữa các bên. Việc hợp đồng lao động được ký kết giữa người lao động và người sử dụng lao động bị tuyên bố vô hiệu sẽ làm cho hợp đồng không có giá trị pháp lý kể từ thời điểm giao kết. Vậy Thủ tục yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thực hiện thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé:
Theo quy định tại Điều 402 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về trình tự yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu như sau:
– Bước 1: Người yêu cầu chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Tòa án có thẩm quyền bao gồm:
+ Đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự
+ Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp. (Ví dụ: hợp đồng lao động, giấy tờ tùy thân,…)
– Bước 2: Tòa án xem xét đơn và ra quyết định mở phiên họp
Thời hạn chuẩn bị xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu là 10 ngày kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu. Hết thời hạn này, Tòa án phải ra quyết định mở phiên họp để xét đơn yêu cầu.
– Bước 3; Tòa án có trách nhiệm gửi thông báo thụ lý cho người có đơn yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và Viện kiểm sát cùng cấp.
– Bước 4: Mở phiên họp
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Tòa án phải mở phiên họp để xét yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
– Bước 5: Tòa án đưa ra quyết định
+ Khi xét đơn yêu cầu, Thẩm phán có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
+ Trường hợp chấp nhận yêu cầu thì Thẩm phán ra quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Trong quyết định này, Tòa án phải giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu.
– Bước 6: Gửi Quyết định đến các bên và các cơ quan liên quan
Quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải gửi đến người có đơn hoặc văn bản yêu cầu, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động và cơ quan quản lý nhà nước về lao động nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính, cơ quan quản lý nhà nước về lao động cùng cấp trong trường hợp có liên quan đến doanh nghiệp không có trụ sở chính tại Việt Nam.
Như vậy, thủ tục giải quyết yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.
Nội dung đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu
Hợp đồng lao động vô hiệu được hiểu đơn giản đó là giữa các bên có hợp đồng nhưng các thỏa thuận trong hợp đồng bị vô hiệu và hợp đồng đó không phát sinh nghĩa vụ với các bên giao kết hợp đồng. Khi hợp đồng lao động bị vô hiệu thì các bên phải khôi phục lại tình trạng bên đầu và hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận. Vậy Nội dung đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu được quy định như thế nào, bạn đọc hãy cùng tham khảo nhé:
Căn cứ theo khoản 2 Điều 401 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, quy định về việc yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu, thỏa ước lao động tập thể vô hiệu như sau:
“2. Đơn yêu cầu của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, văn bản yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải có các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362 của Bộ luật này.”
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về đơn yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự, theo đó nội dung đơn yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu phải bao gồm những nội dung sau đây:
– Ngày, tháng, năm làm đơn;
– Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự;
– Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu;
– Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó;
– Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có);
– Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình;
– Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Thủ tục yêu cầu tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu” hoặc cung cấp các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về Mẫu giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu thuộc về Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện nơi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động đó (Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015).
Theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Lao động 2019 được hướng dẫn bởi Điều 11 Nghị định 145/2020/NĐ-CP về việc xử lý hợp đồng vô hiệu toàn bộ như sau:
– Khi hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu toàn bộ, người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động mới theo đúng quy định của pháp luật;
– Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu cho đến khi giao kết hợp đồng lao động mới thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
– Trường hợp hai bên không giao kết hợp đồng lao động mới thì:
+ Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động;
+ Quyền, nghĩa vụ, lợi ích của người lao động kể từ khi bắt đầu làm việc theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu đến khi chấm dứt hợp đồng lao động được thực hiện theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 145/2020/NĐ-CP;
+ Người sử dụng lao động trả cho người lao động một khoản tiền do hai bên thỏa thuận nhưng cứ mỗi năm làm việc ít nhất bằng một tháng lương tối thiểu vùng theo tháng áp dụng đối với địa bàn người lao động làm việc do Chính phủ quy định tại thời điểm quyết định tuyên bố hợp đồng lao động vô hiệu. Thời gian làm việc của người lao động để tính trợ cấp là thời gian làm việc thực tế theo hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu.
+ Giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc đối với các hợp đồng lao động trước hợp đồng lao động bị tuyên bố vô hiệu;
– Các vấn đề khác liên quan đến việc xử lý hợp đồng lao động vô hiệu toàn bộ do công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động là công việc mà pháp luật cấm thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.