Xin chào Luật sư X. Tôi có ý định thành lập công ty xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật ra nước ngoài. Tôi thắc mắc về thủ tục xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật. Mong Luật sư sớm phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!
Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.
Căn cứ pháp lý
- Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013
- Thông tư 21/2015/TT-BNNPTNT
Thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật là gì?
Thực vật là cây và sản phẩm của cây. Bảo vệ thực vật là hoạt động phòng, chống sinh vật gây hại thực vật.
Thuốc bảo vệ thực phẩm là tên gọi chung để chỉ các sản phẩm hóa chất được dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp nhằm mục đích ngăn ngừa, phòng trừ và tiêu diệt các đối tượng gây hại cho cây trồng, cho nông lâm sản hay để điều hòa, kích thích sinh trưởng cho cây trồng từ đồng ruộng cho đến kho bảo quản.
Theo quy định khoản Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, Thuốc bảo vệ thực vật là chất hoặc hỗn hợp các chất hoặc chế phẩm vi sinh vật có tác dụng phòng ngừa, ngăn chặn, xua đuổi, dẫn dụ, tiêu diệt hoặc kiểm soát sinh vật gây hại thực vật; điều hòa sinh trưởng thực vật hoặc côn trùng; bảo quản thực vật; làm tăng độ an toàn, hiệu quả khi sử dụng thuốc.
Theo quy định khoản 17 Điều 3 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, Thuốc bảo vệ thực vật kỹ thuật (sau đây gọi chung là thuốc kỹ thuật) là sản phẩm có hàm lượng hoạt chất cao, đạt tiêu chuẩn chất lượng theo quy định được dùng để sản xuất thuốc thành phẩm.
Phân loại thuốc bảo vệ thực vật
Thuốc bảo vệ thực vật rất đa dạng và phong phú về mọi mặt trên tất cả các loại cây trồng.
Phân loại theo nguồn gốc và cấu trúc hóa học: Thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất chủ yếu có 2 nguồn gốc chính đó là hóa học tổng hợp hoặc có nguồn gốc sinh học.
- Thuốc bảo vệ thực vật được tổng hợp hóa học: Là các sản phẩm có thành phần hoạt chất là các chất hóa học vô cơ, hoặc hữu cơ tổng hợp và hầu hết đều là chất độc.
- Thuốc bảo vệ thực có nguồn gốc sinh học: Là các sản phẩm có nguồn gốc từ tự nhiên, những chế phẩm sinh học từ các thảo dược hay các chủng vi sinh được nuôi cấy trên môi trường dinh dưỡng khác nhau. Các sản phẩm này có tính độc nhẹ hơn so với thuốc hóa học.
Phân loại theo mục đích sử dụng:
- Thuốc diệt trừ cỏ dại
- Thuốc trừ sâu, trừ nhện hay côn trùng gây hại
- Thuốc trừ nấm, vi khuẩn hay vi sinh vật gây hại
- Thuốc điều hòa sinh trưởng, phát triển
Phân loại theo dạng thuốc :
- Thuốc có tác dụng thông qua tiếp xúc
- Thuốc có tác dụng vị độc
- Thuốc có tác dụng nội hấp
- Thuốc có tác dụng xông hơi
Phân loại theo cách xâm nhập và nhóm độc
- Độc cấp tính: Là loại độc khiến cơ thể biểu hiện triệu chứng (chóng mặt, toát mồ hôi, buồn nôn,… ) ngay khi cơ thể tiếp xúc, hay bị nhiễm phải một lượng nào đó.
- Độc mãn tính: Là loại độc ngấm dần vào cơ thể, thường không có biểu hiện ngay, mỗi lần tiếp xúc thì lượng độc lại tích lũy thêm một ít và phá hủy dần cơ thể đến một mức nào đó mới bộc phát và biểu hiện ra ngoài.
- Rất độc: Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) và nước ta chia thuốc BVTV thành 5 nhóm độc, căn cứ vào trị số LD50 (mg/kg)5 nhóm độc, căn cứ vào trị số LD50 (mg/kg).
Điều kiện đối với cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Điều kiện về cở sở vật chất – kỹ thuật
Theo quy định tại khoản 1 Điều 61 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, điều kiện về cở sở vật chất – kỹ thuật được quy định như sau:
- Cơ sở sản xuất thuốc có địa điểm, nhà xưởng, kho thuốc, bảo đảm về diện tích, khoảng cách an toàn cho người, vật nuôi và môi trường theo đúng quy định, phù hợp với quy mô sản xuất;
- Máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ phù hợp với loại thuốc bảo vệ thực vật được sản xuất;
- Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
- Có đủ trang thiết bị để kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật do mình sản xuất ra. Trường hợp không có đủ trang thiết bị thì phải có hợp đồng kiểm tra chất lượng với tổ chức được chỉ định kiểm tra chất lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với mỗi lô sản phẩm xuất xưởng.
Điều kiện về nhân lực
Theo quy định tại khoản 2 Điều 61 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, điều kiện về nhân lực được quy định như sau:
- Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành hóa học, bảo vệ thực vật, sinh học;
- Người trực tiếp quản lý, điều hàng; người trực tiếp sản xuất; thủ kho phải được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về thuốc bảo vệ thực vật ; kỹ thuật an toàn hóa chất.
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Quyền của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có các quyền sau:
- Sản xuất thuốc trong Danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam;
- Nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất hoặc tái xuất theo hợp đồng ký kết với nước ngoài;
- Thông tin, quảng cáo thuốc bảo vệ thực vật theo quy định tại Điều 70 của Luật này và pháp luật về quảng cáo;
- Các quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật
Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có nghĩa vụ:
- Sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; tiêu chuẩn cơ sở do cơ sở sản xuất thuốc công bố;
- Sử dụng người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm sức khỏe, được đào tạo, bồi dưỡng về an toàn lao động và chuyên môn;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng thuốc và chỉ được phép xuất xưởng, lưu thông trên thị trường thuốc đạt chất lượng;
- Cung cấp tài liệu cần thiết cho việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Bồi thường thiệt hại trong trường hợp do lỗi của cơ sở sản xuất theo quy định của pháp luật;
- Khi phát hiện thuốc không bảo đảm yêu cầu theo quy định, cơ sở sản xuất có trách nhiệm thực hiện việc thu hồi theo quy định tại khoản 2 Điều 73 của Luật này;
- Chủ cơ sở sản xuất thuốc bảo vệ thực vật phải tổ chức tập huấn, hướng dẫn sử dụng, phòng ngừa sự cố do thuốc bảo vệ thực vật gây ra khi sử dụng; bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn cho người lao động trực tiếp sản xuất thuốc bảo vệ thực vật;
- Chấp hành quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy, hóa chất, lao động, môi trường;
- Thực hiện quy định của pháp luật về thuế bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Thủ tục xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật
Theo quy định tại khoản 6 Điều 67 Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật 2013, việc xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật được quy định như sau: Tổ chức, cá nhân sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật được phép xuất khẩu thuốc thành phẩm và thuốc kỹ thuật theo quy định của pháp luật về thương mại của Việt Nam và nước nhập khẩu.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về thành lập trường mầm non
- Điều kiện để mở trung tâm tin học
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thực phẩm
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thủ tục xuất khẩu thuốc bảo vệ thực vật”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, xác nhận tình trạng hôn nhân Hồ Chí Minh… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.
Câu hỏi thường gặp
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật gồm: Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật;
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật;
Các giấy tờ chứng minh, đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 67 Luật Bảo vệ kiểm dịch thực vật.
Trình tự, thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật được quy định:
Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật cho cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương;
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên ngành bảo vệ và kiểm dịch thực vật ở trung ương xem xét cấp Giấy phép nhập khẩu thuốc bảo vệ thực vật, trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.