Để được đứng trong hàng ngũ của đảng thì quần chúng phải là người có phẩm chất đạo đức và chính trị, đầy đủ các điều kiện cần thiết để có thể tham gia vào hàng ngũ của Đảng. Công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ của Đảng, có đủ tiêu chuẩn, hoạt động trong một tổ chức cơ sở đảng; qua thời gian làm việc, cống hiện chứng tỏ là người ưu tú, được nhân dân tín nhiệm có thể được kết nạp vào Đảng và trở thành Đảng viên. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động nhiều trường hợp đảng viên bị xoá tên, khai trừ khỏi đảng. Vậy trong trường hợp nào đảng viên bị xoá tên? Thủ tục xóa tên đảng viên, giải quyết khiếu nại xoá tên đảng viên ra sao? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Quy định 24-QĐ/TW
- Quy định 102-QĐ/TW
Quy định về xóa tên Đảng viên?
Chi bộ xem xét, đề nghị cấp ủy có thẩm quyền quyết định xóa tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau: đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng; đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự hủy thẻ đảng viên; đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không làm nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ; đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên; đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
Theo quy định tại Điều 35 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, các hình thức kỷ luật áp dụng với Đảng viên gồm:
– Đối với tổ chức Đảng: Khiển trách, cảnh cáo, giải tán;
– Đối với Đảng viên chính thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ;
– Đối với Đảng viên dự bị: Khiển trách, cảnh cáo.
Ngoài ra, tại Quy định 102-QĐ/TW về xử lý kỷ luật Đảng viên vi phạm thì hình thức kỷ luật đối với Đảng viên chính thức gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ. Riêng với Đảng viên dự bị là khiển trách và cảnh cáo.
Như vậy, căn cứ vào Điều lệ Đảng cũng như các văn bản hướng dẫn thì việc xóa tên trong danh sách Đảng viên chỉ là một hình thức xử lý mà không phải là hình thức xử lý kỷ luật.
Những trường hợp xóa tên đảng viên
Theo Quy định 24-QĐ/TW năm 2021, chi bộ xem xét, đề nghị cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên đối với các trường hợp sau:
– Đảng viên bỏ sinh hoạt đảng hoặc không đóng đảng phí ba tháng trong năm mà không có lý do chính đáng;
– Đảng viên tự ý trả thẻ đảng viên hoặc tự huỷ thẻ đảng viên;
– Đảng viên giảm sút ý chí phấn đấu, không thực hiện nhiệm vụ đảng viên, đã được chi bộ giáo dục nhưng sau thời gian 12 tháng phấn đấu không tiến bộ;
– Đảng viên hai năm liền vi phạm tư cách đảng viên;
– Đảng viên không bảo đảm tiêu chuẩn chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
Thủ tục xóa tên đảng viên năm 2023
Việc xóa tên Đảng viên ra khỏi danh sách Đảng phải tuân thủ các trình tự, thủ tục như sau:
– Đảng viên làm bản tự kiểm điểm và kiểm điểm trước chi bộ.
Trường hợp chi uỷ đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó. Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên.
– Đối với chi bộ trực thuộc đảng bộ cơ sở: Xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo đảng ủy cấp trên.
Đảng uỷ cơ sở xem xét, nếu có hai phần ba đảng uỷ viên trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên thì ra nghị quyết, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
– Đối với chi bộ cơ sở: Xem xét, nếu có hai phần ba đảng viên chính thức trở lên biểu quyết đồng ý xoá tên đảng viên dự bị thì ra nghị quyết, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Việc biểu quyết để ban hành nghị quyết xóa tên đảng viên được thực hiện bằng thẻ đảng viên hoặc bằng phiếu kín.
Giải quyết khiếu nại về xóa tên đảng viên?
Giải quyết khiếu nại về xóa tên đảng viên trong danh sách đảng viên được quy định tại Tiểu mục 8.2 Mục 8 Quy định 29-QĐ/TW năm 2016 thi hành Điều lệ Đảng do Ban Chấp hành Trung ương ban hành, cụ thể như sau:
– Giải quyết khiếu nại về xóa tên đảng viên
Khiếu nại là việc Đảng viên yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét lại quyết định xóa tên mình ra khỏi danh sách Đảng viên. Việc giải quyết khiếu nại về xóa tên Đảng viên được quy định tại Quy định 29-/QĐ-TW.
Theo đó, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định xóa tên, Đảng viên có quyền khiếu nại với cấp ủy cấp trên cho đến Ban Bí thư Trung ương Đảng về quyết định xóa tên ra khỏi danh sách Đảng của cấp có thẩm quyền.
Về thời hạn giải quyết khiếu nại được quy định như sau: Trong thời hạn không quá 90 ngày làm việc đối với cấp tỉnh, huyện và tương đương; không quá 180 ngày làm việc đối với cấp Trung ương kể từ ngày nhận được khiếu nại, cấp có thẩm quyền phải giải quyết khiếu nại của Đảng viên về quyết định xóa tên Đảng viên.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp, việc khiếu nại của Đảng viên đối với quyết định xóa tên của Đảng viên khỏi danh sách Đảng viên đều được giải quyết. Theo đó, trong các trường hợp sau đây, việc khiếu nại sẽ không được giải quyết, bao gồm: (i) Việc khiếu nại quá thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày đảng viên nhận được quyết định xóa tên; (ii) Đã được cấp có thẩm quyền cao nhất xem xét, kết luận; cá nhân hoặc tập thể khiếu nại hộ; khiếu nại khi chưa có quyết định xóa tên của cấp ủy đảng có thẩm quyền.
Đảng viên bị xóa tên có được kết nạp lại vào Đảng không?
Về việc kết nạp lại Đảng viên đã bị xóa tên, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã quy định chi tiết tại Quy định 29-QĐ/TW. Theo đó, người đã bị xóa tên chỉ được kết nạp lại nếu có đủ các điều kiện:
– Có đủ điều kiện và tiêu chuẩn của người vào Đảng: Tuổi đời từ 18 đến 60 tuổi, có trình độ học vấn từ tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên, có lý lịch rõ ràng, trong sáng, thừa nhận và tự nguyện thực hiện Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, trải qua thời kỳ dự bị 12 tháng tính từ ngày chi bộ tổ chức lễ kết nạp…
– Sau ít nhất 36 tháng kể từ khi ra khỏi Đảng, người bị xóa tên phải làm đơn xin kết nạp lại vào Đảng, được Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy đồng ý bằng văn bản, cấp ủy có thẩm quyền xem xét, quyết định;
Đặc biệt, các đối tượng đã bị xóa tên, nếu trước đây tự bỏ sinh hoạt Đảng thì không được xem xét, kết nạp lại lưu ý chỉ kết nạp lại một lần.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Trường hợp nào đảng viên được sinh con thứ ba năm 2022
- Đảng viên có được chơi hụi không?
- Đảng viên không cấp dưỡng cho con có bị xử lý kỷ luật không?
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục xóa tên đảng viên, giải quyết khiếu nại xoá tên đảng viên năm 2023” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ làm Thủ tục tuyên bố cá nhân đã chết. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp:
Xóa tên đảng viên sẽ do chi bộ nơi đảng viên đang tham gia sinh hoạt đảng tổ chức xem xét đề nghị lên cấp ủy phí trên có thẩm quyền. Trường hợp chi ủy đã yêu cầu đến lần thứ 3 nhưng đảng viên đó không làm bản kiểm điểm hoặc không đến dự họp để kiểm điểm thì chi bộ vẫn xem xét, xử lý đối với đảng viên đó.
Trường hợp đảng viên cố tình không làm bản kiểm điểm theo yêu cầu của chi bộ thì chi bộ thực hiện ngay quy trình đề nghị xóa tên đảng viên.
Ban thường vụ cấp ủy có thẩm quyền kết nạp Đảng viên xem xét, nếu có trên một nửa số thành viên biểu quyết đồng ý xóa tên thì ra quyết định xóa tên.
Đảng ủy cơ sở được ủy quyền quyết định kết nạp Đảng viên ra quyết định xóa tên đảng viên nếu được sự đồng ý của ít nhất hai phần ba đảng ủy viên đương nhiệm.
Nếu thuộc một trong số các trường hợp sau thì đảng viên được miễn sinh hoạt Đảng theo Mục 7 Quy định 24/QĐ-TW:
– Đảng viên tuổi cao, sức khoẻ yếu không thể tham gia sinh hoạt đảng được, tự làm đơn hoặc trực tiếp báo cáo với chi bộ xin giảm, miễn công tác và sinh hoạt đảng, chi bộ xem xét, quyết định. Chi uỷ hoặc bí thư chi bộ báo cáo cấp uỷ cấp trên trực tiếp biết.
– Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có quyền hạn và trách nhiệm sau:
+ Được dự đại hội đảng viên; được cung cấp thông tin theo quy định tại Mục 2.1 Quy định 24/QĐ-TW nếu đảng viên đó yêu cầu.
+ Được xét tặng Huy hiệu Đảng khi có đủ tiêu chuẩn.
+ Được miễn đánh giá chất lượng đảng viên trong thời gian được miễn công tác và sinh hoạt đảng.
+ Bản thân phải gương mẫu và vận động gia đình chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, nếu vi phạm kỷ luật đảng thì xử lý kỷ luật như đối với đảng viên đang sinh hoạt theo quy định của Điều lệ Đảng.
Khi hết thời kỳ dự bị, chi bộ xét công nhận đảng viên chính thức từng người một và biểu quyết như khi xét kết nạp; nếu không đủ tư cách đảng viên thì đề nghị lên cấp uỷ có thẩm quyền quyết định xoá tên trong danh sách đảng viên dự bị.
Theo đó đảng viên dự bị chưa là đảng viên chính thức, việc xóa tên khỏi đảng không áp dụng với họ. Người không đủ tư cách thì sẽ bị xóa tên khỏi danh sách đảng viên dự bị.