Chào luật sư, trước kia tôi thuê đất nông nghiệp của cha mình để thực hiện canh tác lúa và đây là công việc canh tác này tạo ra kinh tế chính cho gia đình tôi. Nay cha tôi vì bệnh nặng nên quyết định tặng cho thửa đất này cho tôi tiếp tục canh tác. Vì là đất được tặng cho nên tôi phải làm xác nhận hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định nhưng tôi lại không biết làm thủ tục như thế nào. Vậy thủ tục xin xác nhận hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp năm 2023 ra sao? Xin được tư vấn.
Cảm ơn câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn về thông tin về Thủ tục xin xác nhận hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT
Khi nào cần tiến hành xác nhận người trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Xác nhận người trực tiếp sản xuất nông nghiệp là việc cơ quan chức năng có thẩm quyền thực hiện các biện pháp cụ thể, để xác minh các đối tượng trực tiếp tham gia sản xuất nông nghiệp, nhằm phục vụ cho các hoạt động pháp lý liên quan đến việc sử dụng đất đai. Vậy khi nào cần tiền hành xác nhận người trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 33/2017/TT-BTNMT, việc xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
- Trường hợp 1: Nhà nước tiến hành giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân. Tại trường hợp này, Nhà nước là chủ thể đứng ra cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân. Việc giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất yêu cầu về đối tượng sử dụng đất là chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Điều này đảm bảo đất được cấp cho đúng đối tượng, được sử dụng đúng mục đích và đạt hiệu quả nhất định trong quá trình đưa vào sản xuất.
- Trường hợp 2: Khi cá nhân, hộ gia đình muốn nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cá nhân, hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp thì mới được nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất. Vậy nên, việc xác định người trực tiếp sản xuất nông nghiệp trong trường hợp này là đặc biệt cần thiết.
- Trường hợp 3: Khi Nhà nước muốn công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân. Nếu không có sự xác nhận về việc trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cá nhân, hộ gia đình sẽ không được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đối với đất nông nghiệp.
- Trường hợp 4: Trong trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà cần xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, thì sẽ phải tiến hành xác định chủ thể đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Khi xác định được người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cơ quan Nhà nước mới đưa ra phương án bồi thường cho đúng đối tượng.
Như vậy, đối với một trong các trường hợp nêu trên, cơ quan chức năng có thẩm quyền sẽ phải tiến hành xác nhận chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Việc xác định này sẽ dựa trên những cơ sở, căn cứ nhất định theo quy định của pháp luật.
Căn cứ nào để xác định chủ thể đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp?
Để xác định chủ thể đang trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cơ quan chức năng có thẩm quyền dừa vào các căn cứ cụ thể sau đây:
– Các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
- Cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận. Tức các cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp sẽ được xác định là chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
- Một trong các căn cứ để xác định cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là các cá nhân này không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội. Bởi lẽ, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là các đối tượng trực tiếp thực hiện các hoạt động canh tác, sản xuất trên đất. Quá trình lao động này đòi hỏi cao về sức khỏe. Vậy nên, những người có tuổi, đang được hưởng trợ cấp xã hội, thì sẽ không được xác nhận là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
- Người sử dụng đất nông nghiệp có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh, thì sẽ được xem là một trong những căn cứ để được xác định là cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp.
– Căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
- Hộ gia đình đang sử dụng đất nông nghiệp do được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất; do nhận chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất nông nghiệp mà chưa được Nhà nước công nhận. Cũng như đối với cá nhân, một trong những căn cứ xác định hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp là đối tượng này đang sử dụng đất nông nghiệp.
- Muốn được xác định là chủ thể trực tiếp sản xuất nông nghiệp, thì hộ gia đình phải có ít nhất một thành viên của hộ gia đình không thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội.
- Các thành viên trong hộ gia đình phải có nguồn thu nhập thường xuyên từ sản xuất nông nghiệp trên diện tích đất đang sử dụng, kể cả trường hợp không có thu nhập thường xuyên vì lý do thiên tai, thảm họa môi trường, hỏa hoạn, dịch bệnh;
Thủ tục xin xác nhận hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp
Xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, cơ quan có thẩm quyền xác nhận là Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của cá nhân, hộ gia đình.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp quy định Cơ quan khác nhau có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Ủy ban nhân dân cấp xã:
- Đối với trường hợp thực hiện thủ tục xin giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định tại Điều 54 của Luật Đất đai: Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận;
- Đối với trường hợp đăng ký nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa của hộ gia đình, cá nhân và công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận.
- Đối với trường hợp thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân mà cần xác định đối tượng được bồi thường, hỗ trợ: Khi có Biên bản điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận.
Với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký hộ khẩu thường trú xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp sau khi có văn bản xác nhận về việc sử dụng đất nông nghiệp của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục xin xác nhận hộ gia đình trực tiếp sản xuất nông nghiệp”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về Giải thể công ty Tp Hồ Chí Minh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT như sau:
Việc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp là một nội dung trong trình tự thực hiện các thủ tục quy định tại mục 1 và được thực hiện như sau:
Đối với trường hợp thực hiện thủ tục quy định tại (1) mục 1, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú của hộ gia đình, cá nhân;
Đối với trường hợp thực hiện thủ tục quy định tại (2) và (3) mục 1, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của hộ gia đình, cá nhân;
Đối với trường hợp quy định tại (4) mục 1, khi có Biên bản điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm, Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm gửi văn bản đề nghị xác nhận đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú;
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất không cùng nơi đăng ký thường trú thì cơ quan có trách nhiệm quy định tại các điểm a, b và c khoản 4 Điều 3 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT có văn bản gửi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất đề nghị xác nhận theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP.
Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất có trách nhiệm gửi văn bản xác nhận cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú của hộ gia đình, cá nhân đó.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 về điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất như sau:
“1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Căn cứ theo khoản 2, khoản 5 Điều 26 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định:
“Điều 26. Nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất có điều kiện mà không đủ điều kiện quy định tại các Điều 191 và Điều 192 của Luật đất đai
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa.
…
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại diện tích đất đã nhận chuyển quyền do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này; trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Trường hợp chuyển quyền sử dụng đất quy định tại khoản 1 Điều này mà bên chuyển quyền không còn sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó thì Nhà nước thu hồi đất theo quy định của pháp luật.”