Xin chào Luật sư X. Em tên là Hồng Hạnh, hiện đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Điện Biên Phủ. Em có câu hỏi thắc mắc cần được Luật sư tư vấn, giải đáp như sau: Năm 2018, gia đình em có mua một mảnh đất tại trung tâm thành phố. Tuy nhiên, mảnh đất này có đặc điểm là bị bao quanh bởi đất của người khác dẫn đến việc không có lối đi ra. Điều này gây bất tiện cho việc ra vào nhà của gia đình em. Do hiểu biết pháp luật còn hạn chế nên em không biết rằng đối với trường hợp của em thì có được xin mở đường đi không? Và thủ tục xin mở đường đi như thế nào? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Em xin chân thành cảm ơn Luật sư!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Thủ tục xin mở đường đi như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
Trường hợp đất bị bao quanh bởi đất của người khác mà không có lối đi ra có được xin mở đường đi không?
Theo Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lối đi qua như sau:
‘1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3. Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.”
Theo đó, đất bị bao quanh bởi đất của người khác mà không có lối đi ra đường công cộng thì có quyền yêu cầu hàng xóm mở lối đi hợp lý trên đất của họ và đền bù một khoản tiền hợp lý.
Quy định pháp luật dân sự về quyền mở lối đi qua
Tại Điều 254, Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền lối đi qua được pháp luật bảo vệ. Cụ thể như sau:
Quyền yêu cầu mở lối đi qua
– Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Nguyên tắc mở lối đi qua
– Vị trí: Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
– Bồi thường: Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Đặc điểm: Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên.
Quy định pháp luật đất đai về mở lối đi qua
Bên cạnh pháp luật dân sự bảo vệ quyền mở lối đi qua, Luật đất đai năm 2013 còn quy định về quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề, trong đó có quyền về lối đi:
– Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.
– Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề phải thực hiện đăng ký. Đăng ký đất đai là bắt buộc đối với người sử dụng đất và người được giao đất để quản lý.
Do đó, việc mở lối đi cần thực hiện đúng quy định của pháp luật. Ngoài ra, có thể thực hiện thỏa thuận với nhau.
Thủ tục xin mở đường đi như thế nào?
Tại Điều 171 Luật Đất đai 2013 quy định:
“1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.
2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”
Như vậy, việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký biến động đất đai.
Trình tự thủ tục và hồ sơ đăng ký biến động đất đai khi yêu cầu mở lối đi
* Trình tự thủ tục:
Căn cứ quy định tại Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
“1. Người sử dụng đất nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký biến động.
2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:
a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;
b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;
c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;
d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;
đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
3. Trường hợp người sử dụng đất có nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất kết hợp với đăng ký biến động về các nội dung theo quy định tại Điều này thì thực hiện thủ tục quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này đồng thời với thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất.”
* Hồ sơ
Theo khoản 6 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 7 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT) quy định hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục đăng ký biến động về sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất do người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được đổi tên; giảm diện tích thửa đất do sạt lở tự nhiên; thay đổi về hạn chế quyền sử dụng đất; thay đổi về nghĩa vụ tài chính; thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận gồm có:
“a) Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
c) Một trong các giấy tờ liên quan đến nội dung biến động:
– Văn bản công nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật đối với trường hợp cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình thay đổi họ, tên;
– Bản sao sổ hộ khẩu đối với trường hợp thay đổi người đại diện là chủ hộ gia đình; văn bản thỏa thuận của hộ gia đình được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp thay đổi người đại diện là thành viên khác trong hộ;
– Văn bản thỏa thuận của cộng đồng dân cư được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận đối với trường hợp cộng đồng dân cư đổi tên;
– Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về tình trạng sạt lở tự nhiên đối với trường hợp giảm diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất do sạt lở tự nhiên;
– Chứng từ về việc nộp nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp Giấy chứng nhận đã cấp có ghi nợ hoặc chậm nộp nghĩa vụ tài chính, trừ trường hợp người sử dụng đất được miễn giảm hoặc không phải nộp do thay đổi quy định của pháp luật;
– Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi hạn chế về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất ghi trên Giấy chứng nhận đối với trường hợp có hạn chế theo quyết định giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; trường hợp có thay đổi hạn chế theo văn bản chuyển quyền sử dụng đất thì phải có văn bản chấp thuận thay đổi hạn chế của người có quyền lợi liên quan, được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
– Bản sao một trong các giấy tờ quy định tại các Điều 31, 32, 33 và 34 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP thể hiện nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin về tài sản gắn liền với đất đã ghi trên Giấy chứng nhận.”
Mẫu đơn xin mở đường đi theo quy định pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thủ tục xin mở đường đi như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là chia thừa kế đất hộ gia đình, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Công nhận quyền sử dụng đất là gì?
- Dịch vụ tư vấn thủ tục thu hồi đất, giao đất
- Dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015 thì điều kiện để được mở lối đi qua bất động sản liền kề bao gồm:
– Có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác.
– Bất động sản vì bị vây bọc mà không có hoặc không có đủ lối đi ra đường công cộng. Như vậy, khi bất động sản đáp ứng được các điều kiện trên thì chủ sở hữu của bất động sản bị vây bọc đó có quyền yêu cầu chủ sở hữu của bất động sản vây bọc mở cho mình một lối đi.
Tuy nhiên, việc mở lối đi qua bất động sản liền kề cần phải thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Các bên tự thỏa thuận để hòa giải
Hòa giải thông qua UBND cấp xã
Khởi kiện ra tòa án
Phải biết được vì sao cần mở đường đi (lối đi) thêm thì chúng ta mới nhận ra được tầm quan trọng của việc viết đơn xin mở lối đi này. Xin mở lối đi ở đây cũng chính là xin về việc mở lối đi chung để tất cả các hộ gia đình trong cùng khu vực đó sử dụng cho mục đích đi lại, di chuyển được thuận tiện hơn. Cũng có nghĩa xin mở thêm phần đất vào lối đi, biến diện tích mở thêm trở thành tài sản phục vụ công cộng.
Nói tóm lại, mẫu đơn này được soạn ra để đề đạt yêu cầu các cơ quan chức năng của nhà nước đồng ý việc cá nhân, hộ gia đình, nhóm hộ gia đình sử dụng một phần đất vào làm lối đi chung.