Bạn không chỉ phải làm thủ tục xin giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ; mà khi bạn có nhu cầu sửa chưa, cải tạo nhà thì bạn cũng phải xin phép cơ quan nhà nước. Nếu bạn không xin phép là vi phạm pháp luật. Vậy, thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở năm 2021 như thế nào? Sau đây, hãy cùng tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Khi nào phải xin giấy phép sửa chữa nhà ở?
Khi sửa chưa, cải tạo công trình ( bao gồm cả nhà ở riêng lẻ) sẽ phải làm thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở. Ngoại trừ các trường hợp sau đây:
Thứ nhất, công trình sửa chữa, cải tạo bên trong công trình. Hoặc công trình sửa chữa, cải tạo mặt ngoài không tiếp giáp với đường trong đô thị có yêu cầu về quản lý kiến trúc theo quy địnhc ủa cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Thứ hai, nội dung sửa chữa, cải tạo không làm thay đổi công năng sử dụng; không làm ảnh hưởng đến an toàn kết cấu chịu lực của công trình; phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; yêu cầu về an toàn phòng, chống cháy nổ và bảo vệ môi trường.
Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở
Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở với các bước cơ bản sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu; bạn nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa của Ủy ban nhân dân cấp huyện/quận/thị xã nơi có nhà ở riêng lẻ được dự kiến cải tạo, sửa chữa.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
Ủy ban nhân dân huyện tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì sẽ ghi giấy biên nhận hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đủ hoặc không hợp lệ thì có trách nhiệm hướng dẫn người dân bổ sung hồ sơ. Sau đó, tiên shanhf thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực địa.
Khi thẩm định phải xác định tài liệu còn thiếu, tài liệu không đúng để thông báo một lần bằng văn bản cho chủ đầu tư bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.
Nếu hồ sơ bổ sung chưa đáp ứng được yêu cầu theo văn bản thông báo; thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo bằng văn bản hướng dẫn cho chủ đầu tư tiếp tục hoàn thiện hồ sơ. Chủ đầu tư có trách nhiệm bổ sung, hoàn thiện hồ sơ theo văn bản thông báo.
Nếu hồ sơ bổ sung vẫn không đáp ứng được các nội dung theo thông báo ;thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo đến chủ đầu tư về lý do không cấp giấy phép.
Nếu hồ sơ đáp ứng được yêu cầu thì ra quyết định cấp giấy phép cho chủ đầu tư, gia đình.
Bước 3: Trả kết quả
Không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, bạn sẽ được cấp giấy phép xin sửa nhà theo quy định của pháp luật.
Bạn đọc có thể tham khảo:
Dịch vụ xin cấp chứng chỉ năng lực xây dựng năm 2021
Hồ sơ xin giấy phép sửa chữa nhà ở
Bạn cần chuẩn bị 02 bộ hồ sơ với các loại giấy tờ sau đây:
Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở (theo mẫu).
Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở như: sổ hồng, sổ đỏ…
Bản vẽ hiện trạng của các bộ phậ công trình dự kiến sửa chữa đã được phê duyệt theo quy định và ảnh chụp công trình và hiện trạng công trình lân cận trước khi sửa chữa.
Hồ sơ thiết kế sửa chưa, cải tạo nhà ở gồm: Bộ bản vẽ thiết kế xây dựng; kèm theo GCN thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy; kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu.
Trên đây, là bài viết về Thủ tục xin giấy phép sửa chữa nhà ở.
Hy vọng bài viết hữu ích đối với bạn đọc. Hãy liên hệ Luật sư X: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Khi xin giấy phép sửa chữa, cải tạo nhà ở bạn sẽ mất phí. mức thu phí giữa các tỉnh thì sẽ có sự hác nhau. Đây là nghĩa vụ bạn haiar nộp cho cơ quan nhà nước.
Theo quy định thì, Ủy ban nhân dân có trách nhiêm, nhiệm vụ tiếp nhân, thẩm định và cấp giấy phép xây dựng nhà ở cho nhà đầu tư, cho cá nhân, gia đình.
Phù hợp với mục đích sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt.
Bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận, yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ, an toàn hạ tầng kỹ thuật…
Thiết kế nhà ở riêng lẻ được thực hiện theo quy định pháp luật.
Có hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
Gồm: Đơn đè nghị cấp giấy phép xây dựng.
Bản sao giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật.
Bản vẽ thiết kế xây dựng.
Nếu có công trình liền kề phải có cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.