Giai đoạn gần đây, các cá nhân, gia đình đang có xu hướng mở rộng quy mô trồng trọt, nuôi trồng. Do đó, nhu cầu kinh doanh trang trại rất phổ biến. Vậy, mở rộng kinh doanh trang trại có phải xin giấy phép hay không? Nếu có thì thủ tục xin giấy phép kinh doanh trang trại năm 2021 như thế nào? Sau đây, hãy cùng tìm hiểu với Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Thông tư 02/2020/TT-BNNPTNT
Nội dung tư vấn
Điều kiện xin giấy phép kinh doanh trang trại
Để đủ điều kiện xin giấy chứng nhận kinh doanh trang trại thì cá nhân, hộ gia đình phải đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại với những tiêu chí sau đây:
Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp phải: Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long; và 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. Đồng thời, có giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.
Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên.
Đối với cơ sở lâm nghiệp phải có quy mô diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa đạt từ 500 triệu đồng/năm trở lên.
Nếu bạn thấy hộ gia đình mình thỏa mãn các điều kiện trên đây; thì có thể chuẩn bị hồ sơ để xin cấp giấy phép kinh doanh trang trại khi có nhu cầu.
Hồ sơ xin giấy phép kinh doanh trang trại
Hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh trang trại gồm các loại giấy tờ như:
01 bản đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh doanh trang trại (theo mẫu).
01 bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; hoặc hợp đồng thuê đất để sản xuất kinh doanh trang trại nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản.
Đối với diện tích đất cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; thì phải được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, lâu dài và không có tranh chấp.
Bạn phải chuẩn bị đầy đủ thì thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh sẽ được thực hiện thuân lợi, nhanh chóng hơn.
Thủ tục xin giấy phép kinh doanh trang trại
Sau khi chuẩn bị đầy đủ 01 bộ hồ sơ theo quy định thì:
Bước 1: Nộp hồ sơ
Cá nhân, hộ gia đình hoặc nếu không thể trực tiếp thực hiện thì người đại diện theo ủy quyền; nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi kinh doanh trang trại.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ
UBND cấp xã tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ UBND cấp xã tiếp nhận và xử lý hồ sơ. Và trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ trong đó ghi rõ ngày hẹn trả kết quả.
Nếu không xác nhận đơn đề nghị cấp GCN kinh tế trang trại; UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do không xác nhận cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Bạn đọc có thể tham khảo:
Dịch vụ thành lập hộ kinh doanh cá thể
Điều kiện mở phòng khám răng-hàm-mặt hiện nay
Dịch vụ đăng ký kinh doanh cửa hàng tạp hóa
Bước 3: Cấp Giấy chứng nhận kinh doanh trang trại
Trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ; UBND cấp xã kiểm tra và xác nhận Đơn đề nghị cấp GCN kinh tế trang trại. Chuyển hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến UBND cấp huyện.
UBND cấp huyện thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo mẫu cho cá nhân, hộ gia đình trong thời hạn 3 ngày làm việc; kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ UBND cấp xã chuyển lên.
GCN kinh tế trang trại sau khi cấp được chuyển cho UBND cấp xã và trả cho trang trại trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp GCN kinh tế trang trại. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại; UBND cấp huyện phải gửi văn bản cho UBND cấp xã; trong đó nói rõ lý do để thông báo cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 2 ngày làm việc. Cá nhân, hộ gia đình hoặc người đại diện được ủy quyền theo giấy hẹn đến nhận kết quả tại UBND cấp xã.
Nếu sau 13 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ mà không nhận được giấy chứng nhận kinh tế trang trại hoặc không nhận được thông báo không cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì người xin cấp giấy chứng nhận có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định thì khi làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận kinh doanh trang trại bạn sẽ không mất kỳ loại phí nào cho nhà nước. Đây là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sự phối hợp thực hiện của Ủy ban nhân dân cấp xã. Tuy nhiên, bán sẽ mất một ít phí khi chuẩn bị bị hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận.
Nếu gia đình bạn sản xuất có thu nhập thấp thì không phải đăng ký kinh doanh. Diện sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp thì tùy theo quy định của UBND tỉnh nơi bạn sinh sống. Nếu không thuộc diện này thì bạn phải đăng ký kinh doanh. Nếu sử dụng thường xuyên dưới 10 lao động thì có thể phải đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh hoặc thành lập doanh nghiệp.
Hộ kinh doanh là do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập hộ kinh doanh và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh.
Bạn cần thực hiện một số thủ tục như:
Thủ tục đăng ký thành lập trang trại.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đối với trang trại.
Thủ tục đăng ký vệ sinh an toàn thực phẩm.
Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa…
Liên hệ Luật sư X
Với đội ngũ tư vấn và các chuyên viên tư vấn nhiều năm trong các lĩnh vực pháp lý; cũng như hỗ trợ khách hàng. Đỗi ngũ tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình trong quá trình làm việc. Chi phí hợp lý và bảo mật thông tin khách hàng 100%. ; khách hàng có thể yên tâm hoàn toàn về thủ tục pháp lý của chúng tôi.
Nếu có nhu cầu tư vấn, sử dụng dịch vụ của Luật sư X; hãy liên hệ: 0833.102.102