Giấy chứng nhận tâm thần hay giấy khám sức khỏe tâm thần là tài liệu do bác sĩ chuyên khoa tâm thần cấp sau khi thực hiện kiểm tra và đánh giá tình trạng tâm thần của một người. Trong các vụ án hình sự hoặc dân sự, giấy chứng nhận tâm thần có thể được sử dụng để xác định trách nhiệm pháp lý của một cá nhân. Nếu một người bị cáo buộc phạm tội nhưng được chứng nhận là không đủ năng lực tâm thần, họ có thể được xử lý theo các quy định đặc biệt. Khi đó, nhiều người băn khoăn không biết liệu căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, Thủ tục xin giấy chứng nhận tâm thần như thế nào? Quý độc giả hãy cùng Luật sư X làm rõ qua nội dung sau đây nhé.
Để yêu cầu thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật đối với người bị tâm thần thì cần hồ sơ gì?
Giấy chứng nhận tâm thần có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm y tế, pháp lý, và xã hội. Một số ngành nghề yêu cầu nhân viên phải có sức khỏe tâm thần tốt để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác. Giấy chứng nhận tâm thần giúp xác định xem ứng viên có đủ điều kiện sức khỏe để làm việc trong môi trường đòi hỏi cao về mặt tâm lý hay không.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về hồ sơ đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật; cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật như sau:
“1. Đơn đề nghị xác định, xác định lại mức độ khuyết tật và cấp, cấp đổi, cấp lại Giấy xác nhận khuyết tật theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.
3. Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP có hiệu lực hoặc các giấy tờ liên quan khác (nếu có).
4. Trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 8 và điểm b, Khoản 2 Điều 8 thì không phải nộp các giấy tờ quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này.”
Theo đó, để yêu cầu thực hiện việc xác định mức độ khuyết tật đối với người bị tâm thần thì cần hồ sơ sau:
– Đơn đề nghị theo mẫu
– Bản sao các giấy tờ liên quan đến khuyết tật (nếu có) như: bệnh án, giấy tờ khám, điều trị, phẫu thuật, Giấy xác nhận khuyết tật cũ và các giấy tờ có liên quan khác.
– Bản sao kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động.
>> Xem thêm: Hồ sơ xin cấp giấy phép dịch vụ mạng xã hội
Thủ tục xin giấy chứng nhận tâm thần như thế nào?
Để xác định năng lực hành vi, chẳng hạn như khả năng tự quản lý tài sản hoặc đưa ra quyết định cá nhân, cần phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận tâm thần. Giấy chứng nhận tâm thần xác nhận rằng một người có hoặc không có các rối loạn tâm thần. Điều này quan trọng trong việc đảm bảo người đó có khả năng thực hiện các công việc, hoặc các hoạt động khác một cách an toàn và hiệu quả.
Dẫn chiếu đến Điều 5 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về thủ tục và trình tự thực hiện xác định, xác định lại mức độ khuyết tật như sau:
“1. Khi có nhu cầu xác định, xác định lại mức độ khuyết tật thì người đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của người khuyết tật làm hồ sơ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú theo quy định của pháp luật. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong đơn:
– Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
– Giấy khai sinh đối với trẻ em.
– Sổ hộ khẩu của đối tượng, người đại diện hợp pháp.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người đề nghị, Chủ tịch Hội đồng có trách nhiệm:
a) Gửi văn bản tham khảo ý kiến cơ sở giáo dục về tình trạng khó khăn trong học tập, sinh hoạt, giao tiếp và kiến nghị về dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật của người được xác định mức độ khuyết tật đang đi học theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Triệu tập các thành viên, gửi thông báo về thời gian và địa điểm xác định mức độ khuyết tật cho người khuyết tật hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
c) Tổ chức đánh giá dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật đối với người khuyết tật theo phương pháp quy định tại Điều 3 Thông tư này; lập hồ sơ, biên bản kết luận dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.
Đối với trường hợp người khuyết tật đã có kết luận của Hội đồng Giám định y khoa về khả năng tự phục vụ, mức độ suy giảm khả năng lao động trước ngày Nghị định số 28/2012/NĐ-CP của Chính phủ có hiệu lực, Hội đồng căn cứ kết luận của Hội đồng giám định y khoa để xác định mức độ khuyết tật theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP;
d) Biên bản họp Hội đồng ghi theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Việc thực hiện xác định mức độ khuyết tật được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Trạm y tế. Trường hợp người khuyết tật không thể đến được địa điểm quy định trên thì Hội đồng tiến hành quan sát và phỏng vấn người khuyết tật tại nơi cư trú của người khuyết tật.
4. Trường hợp Hội đồng không đưa ra được kết luận về mức độ khuyết tật; người khuyết tật hoặc đại diện hợp pháp của người khuyết tật không đồng ý với kết luận của Hội đồng hoặc có bằng chứng xác thực về việc xác định mức độ khuyết tật của Hội đồng không khách quan, chính xác thì Hội đồng chuyển hồ sơ lên Hội đồng Giám định y khoa theo quy định của pháp luật.”
Để thực hiện giám định pháp y tâm thần thì các cá nhân tổ chức thực hiện các thủ tục như sau:
Bước 1: Tổ chức chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật
Hồ sơ bao gồm các giấy tờ sau
– 01 Văn bản trưng cầu giám định có nội dung chính như là: tên cơ quan trưng cầu giám định, họ tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; tên tổ chức, họ tên người được trưng cầu giám định; tóm tắt sự việc có liên quan đến đối tượng giám định; nguồn gốc và đặc điểm của đối tượng cần giám định; tên các tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo, nội dung yêu cầu giám định; ngày tháng năm trưng cầu giám định và thời gian trả kết quả giám định.
– Bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong các vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự , bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám đinh
– Các tài liệu liên quan đến sức khỏe của đối tượng giám định bao gồm: Nhận xét của cơ quan địa phương, nhận xét của y tế địa phương, nhận xét của 02 người trở lên là hàng xóm, báo cáo của gia đình về đặc điểm tình hình bệnh tật từ bé đến lớn của đối tượng, bản sao bệnh án của cơ sở y tế đã khám và đã điều trị cho đối tương giám đinh hoặc các tài liệu có liên quan đến khám chữa bệnh cho đối tượng giám định
Số lượng gồ sơ gồm 2 bộ
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Trung tam giám định pháp y tâm thần tỉnh
Thời gian tiếp nhận hồ sơ là tất cả các ngày trong tuần. Kể cả thứ 7 và chủ nhật
Bước 3: Công chức tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ.
Nếu hồ sơ hợp lệ thì viết giấy hẹn cho cá nhân tổ chức
còn trong trường hợp mà hồ sơ chưa hợp lệ thì công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để cá nhân, tổ chức hoàn thiện hồ sơ
Bước 4: Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và hướng dẫn để cá nhân tổ chức hoàn thiện hồ sơ
Bước 5: Cá nhân, tổ chức nhận kết quả tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính trung tâm giám định pháp y tâm thần trực thuộc sở y tế.
Văn bản yêu cầu giám định pháp y tâm thần bao gồm những nội dung gì?
Giấy chứng nhận tâm thần đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi và an toàn của cá nhân và cộng đồng, đồng thời hỗ trợ quá trình điều trị và quản lý sức khỏe tâm thần một cách hiệu quả. Trong một số trường hợp, giấy chứng nhận tâm thần có thể giúp người bệnh nhận được các quyền lợi xã hội, chẳng hạn như trợ cấp xã hội hoặc các dịch vụ hỗ trợ đặc biệt.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 26 Luật Giám định tư pháp 2012 quy định:
Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
– Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
– Nội dung yêu cầu giám định;
– Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
– Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
– Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
– Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Thủ tục xin giấy chứng nhận tâm thần”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác, hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833.102.102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 6 Thông tư 01/2019/TT-BLĐTBXH quy định về thủ tục và trình tự cấp Giấy xác nhận khuyết tật như sau:
“1. Đối với trường hợp do Hội đồng thực hiện, trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày có biên bản kết luận của Hội đồng về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, Chủ tịch Ủy ban nhân cấp xã niêm yết, thông báo công khai kết luận của Hội đồng tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã và cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Trường hợp có khiếu nại, tố cáo hoặc không đồng ý với kết luận của Hội đồng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, Hội đồng tiến hành xác minh, thẩm tra, kết luận cụ thể và trả lời bằng văn bản cho người khiếu nại, tố cáo.
2. Đối với trường hợp do Hội đồng giám định y khoa xác định, kết luận về dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được kết luận của Hội đồng Giám định y khoa, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật.”
Giấy xác nhận khuyết tật cho người tâm thần do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp.
Theo quy định trên thì khi kết hôn với người nước ngoài cả 2 bên nam nữ đều phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, hoặc giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân của người nước ngoài do cơ quan có thẩm quyền của người nước ngoài cấp và giấy khám sức khỏe tâm thần của cả 2 bên nam nữ. Nếu việc kết hôn trên được thực hiện tại Việt Nam thì bắt buộc phải có các giấy tờ trên. Còn nếu 2 bạn thực hiện việc kết hôn tại nước ngoài thì tùy thuộc vào quy định của nước đó bạn nhé.