Câu hỏi: Chào luật sư, gia đình tôi đang sinh sống và canh tác tại một huyện biên giới phía bắc, vào thời gian trước thì tình trạng phá rừng để làm nương trên chỗ tôi diễn ra rất nhiều nhưng hiện nay mị người đều không canh tác nữa và đã bỏ đó nên diện đất trống đồi trọc ở địa phương tôi bây giờ là rất lớn. Vậy nên nhà tôi đang định xin Nhà nước giao đất cho để trồng rừng sản xuất. Luật sư cho tôi hỏi là quy định của pháp luật hiện nay về việc giao đất rừng sản xuất cũng như là “Thủ tục xin giao đất rừng sản xuất” hiện nay được thực hiện như thế nào ạ?. Tôi xin cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, hiện nay thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm như gỗ hay lâm sản của người dân ngày càng tăng, vậy nên việc xin gao đất để trồng rừng sản xuất của người dân cũng được nâng cao. Sau đây mời các bạn hãy cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến việc giao đất rừng sản xuất qua bài viết dưới đây của Luật sư X nhé.
Đất rừng sản xuất là gì?
Nước ta là một trong những nước có diện tích rừng khá lớn và cũng cấp nhiều nguồn tài nguyên lâm sản cho thị trường, tuy nhiên hiện nay thì diện tích rừng tự nhiên đang suy giảm nên các diện tích rừng trồng để phục vụ cho mục đích sản xuất đã được ra đời. Vậy thì khái niệm rừng sản xuất và đất rừng sản xuất là gì?. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé.
Theo khoản 4 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017, rừng sản xuất là loại rừng được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Căn cứ theo Điều 10 Luật Đất đai 2013 quy định về phân loại đất như sau:
Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
a) Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
b) Đất trồng cây lâu năm;
c) Đất rừng sản xuất;
…
Căn cứ theo khoản 4 Điều 5 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định về phân loại rừng như sau:
Phân loại rừng
1. Căn cứ vào mục đích sử dụng chủ yếu, rừng tự nhiên và rừng trồng được phân thành 03 loại như sau:
a) Rừng đặc dụng;
b) Rừng phòng hộ;
c) Rừng sản xuất.
…
4. Rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu để cung cấp lâm sản; sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
5. Chính phủ quy định chi tiết về tiêu chí xác định rừng, phân loại rừng và Quy chế quản lý rừng.
6. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết tiêu chí xác định mức độ xung yếu của rừng phòng hộ.
Theo đó, đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp, được sử dụng để:
– Cung cấp lâm sản;
– Sản xuất, kinh doanh lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp;
– Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí;
– Cung ứng dịch vụ môi trường rừng.
Quy định về giao đất rừng sản xuất
Rừng là loại tài nguyên quý giá và có giá trị to lớn đối với cuộc sống của người dân, tuy nhiên thì hiện nay tài nguyên rừng đang bị suy giảm một cách trầm trọng, vậy nên nhà nước ta đã đặt ra các quy định về bảo vệ nguồn tài nguyên này. Trong đó thì biện pháp đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay chính là giao đất cho người dân trồng rừng sản xuất, qua đó giảm tình trạng khai thác rừng tự nhiên mà sẽ khai thác những khu rừng sản xuất này. rừng.
Đất rừng sản xuất thuộc nhóm đất nông nghiệp theo điểm c khoản 1 Điều 10 Luật Đất đai 2013.
Căn cứ khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 quy định Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng trồng, cụ thể như sau:
“Điều 135. Đất rừng sản xuất
[…]
2. Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:
a) Giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định tại điểm b khoản 3 Điều 129 của Luật này để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;
b) Cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;
c) Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.
[…]”
Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều 136 Luật Đất đai 2013 quy định đất rừng phòng hộ như sau:
“Điều 136. Đất rừng phòng hộ
…
2. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.”
Đối chiếu quy định trên, Nhà nước giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp và cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng.
Trong trường hợp diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất.
Tổ chức quản lý rừng phòng hộ giao khoán đất rừng phòng hộ cho hộ gia đình, cá nhân đang sinh sống tại đó để bảo vệ, phát triển rừng; Ủy ban nhân dân cấp huyện giao đất ở, đất sản xuất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân đó sử dụng.
Hiện nay không có quy định hạn chế về việc chỉ giao đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Tuy nhiên, tùy vào điều kiện chính sách kinh tế, xã hội tại từng địa phương, có thể có những quy định cá biệt yêu cầu cá nhân có hộ khẩu thường trú tại địa phương.
Giao rừng sản xuất không thu phí sử dụng rừng
Cụ thể tại khoản 3 Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017, Nhà nước giao rừng sản xuất không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
– Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có diện tích rừng;
– Đơn vị vũ trang;
– Ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ đối với diện tích rừng sản xuất xen kẽ trong diện tích rừng đặc dụng, rừng phòng hộ được giao cho ban quản lý rừng đó.
Chú ý: Hiện nay đất rừng sản xuất không nằm trong đất thổ cư hay đất ở nên không có chuyển nhượng quyền thừa kế đất đai không di chúc hay có di chúc.
Thủ tục xin giao đất rừng sản xuất
Như đã phân tích ở trên thì để phát triển diện tích rừng hục vụ cho ngành sản xuất các sản phẩm lâm nghiệp cũng như qua đó thì sẽ bảo vệ được diện tích rừng tự nhiên thì Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều chính sách có liên quan. Theo đó thì ho dù người dân không có sẵn diện tích đất thì vẫn có thể thực hiện thủ tục xin giao đất rừng sản xuất khi đáp ừng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, cụ thể thủ tục xin giao đất rừng sản xuất như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ
Thành phần hồ sơ gồm có:
+ Đơn xin giao đất nông nghiệp (có mẫu đơn số 01a/ĐĐ kèm theo) của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sinh sống bằng nghề sản xuất nông nghiệp (đối với trường hợp xin giao đất).
+ Đơn xin thuê đất nông nghiệp (có mẫu đơn số 01b/ĐĐ kèm theo) của hộ gia đình, cá nhân (đối với trường hợp xin thuê đất).
– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nơi có đất;
Bước 2:
Trong thời hạn theo quy định, UBND cấp xã có trách nhiệm sau:
– Nhận và kiểm tra nội dung Đơn xin giao đất, thuê đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân.
– Kiểm tra nội dung đơn, vào sổ tiếp nhận hồ sơ.
– Thẩm tra, ghi ý kiến xác nhận vào đơn về nhu cầu sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đối với trường hợp đủ điều kiện (ưu tiên theo thứ tự: Hộ gia đình, cá nhân không có đất sản xuất, thiếu đất sản xuất nông nghiệp so với mức bình quân đất nông nghiệp tại xã).
– Gửi hồ sơ đủ điều kiện được giao đất, thuê đất đến phòng Tài nguyên và Môi trường.
Bước 3:
Trong thời hạn không quá hai mươi bảy (27) ngày làm việc, Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện các công việc sau:
– Thẩm tra các trường hợp đề nghị giao đất, cho thuê đất.
– Chỉ đạo VP ĐKQSDĐ thực hiện việc trích lục hoặc trích đo địa chính thửa đất, chuẩn bị hồ sơ để Phòng Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định giao đất, cho thuê đất trong thời hạn không quá mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ từ Phòng Tài nguyên và Môi trường chuyển đến; thực hiện việc bàn giao đất ngoài thực địa; thực hiện luân chuyển hồ sơ địa chính cho cơ quan Tài chính, cơ quan Thuế để xác định đơn giá đất thuê, mức thu và thông báo cho người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính; ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất.
Bước 4:
Trong thời hạn không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, UBND cấp huyện có trách nhiệm xem xét ký quyết định giao đất, cho thuê đất đối với trường hợp đủ điều kiện.
Thời gian và lệ phí thực hiện: Tùy thuộc theo quy định riêng tại các địa phương khác nhau mà sẽ có khoảng thời gian giải quyết hồ sơ và thu mức lệ phí thực hiện phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế xã hội khác nhau.
Cơ quan có thẩm quyền:
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
+ Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức;
+ Giao đất đối với cơ sở tôn giáo;
+ Giao đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 3 Điều 55 của Luật này;
– Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
+ Giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân. Trường hợp cho hộ gia đình, cá nhân thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên thì phải có văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định;
+ Giao đất đối với cộng đồng dân cư.
Mời bạn xem thêm
- Tái khám có mất tiền không theo quy định hiện nay?
- Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Chung cư không bảo đảm an toàn PCCC xử phạt bao nhiêu?
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ tư vấn luật đất đai Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục xin giao đất rừng sản xuất” đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc hay nhu cầu dịch vụ của quý khách hàng liên quan tới quyền thừa kế đất đai không di chúc… Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Điều kiện chuyển nhượng đất rừng sản xuất:
Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Đất không có tranh chấp.
Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án.
Trong thời hạn sử dụng đất.
Không quá 150 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng.
Không quá 300 ha đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Theo khoản 1 Điều 58 Luật Lâm nghiệp 2017, điều kiện khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên được quy định như sau:
– Chủ rừng là tổ chức phải có phương án quản lý rừng bền vững được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
– Chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư khai thác gỗ có đề nghị và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận.
Trong đó, Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên thực hiện theo quy định Luật Lâm nghiệp 2017 và Quy chế quản lý rừng.
Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng
Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể như sau:
– Chủ rừng quyết định khai thác rừng trồng thuộc sở hữu của mình.
– Trường hợp rừng trồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, chủ rừng phải lập hồ sơ khai thác lâm sản trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt nguồn vốn quyết định.
– Việc khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng thực hiện theo quy định Luật Lâm nghiệp 2017 và Quy chế quản lý rừng.
Các hoạt động khác trong rừng sản xuất
Đối với các hoạt động khai thác khác như sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng sản xuất, thì cá nhân, tổ chức được phép thực hiện như sau:
– Được trồng xen cây nông nghiệp, cây lâm sản ngoài gỗ; chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản dưới tán rừng, không làm suy giảm chất lượng rừng.
– Được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để sản xuất nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp, không làm thoái hóa, ô nhiễm đất; không chuyển mục đích sử dụng đất rừng.
– Được kết hợp kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập.
– Được tự tổ chức, hợp tác, liên doanh, liên kết hoặc cho tổ chức, cá nhân thuê rừng, thuê môi trường rừng phù hợp với quyền của chủ rừng để kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
– Được xây dựng công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.