Nhà ở xã hội là một trong những chính sách an sinh của Nhà nước, việc xây dựng loại hình nhà ở này với mục đích giúp người lao động và có đối tượng có thu nhập thấp có thể sở hữu nhà để ở. Hiện nay có thể thấy rằng tại các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh thì nhu cầu về nhà ở ngày càng được gia tăng do sức lượng người đến sinh sống và làm việc nhiều, mật độ dân số cao. Thị trường bất động sản ngày nay cũng có sự nhộn nhịp hơn, theo đó mà giá cả của các loại đất cũng có sự biến động lớn, nhiều hình thức nhà ở xuất hiện nhằm giúp mọi người có thêm sự lựa chọn và nhà ở xã hội là một trong những hình thức có nhiều ưu điểm, phù hợp với tài chính của nhiều đối tượng. Bên cạnh việc đây là chính sách an sinh của Nhà nước thì có thể xin đầu tư xây dựng nhà ở xã hội. Hãu cùng Luật sư X tìm hiểu về thủ tục xin đầu tư nhà ở xã hội tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Nhà ở xã hội là gì?
Theo khoản 7 Điều 3 Luật Nhà ở 2014 thì nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định.
Thủ tục xin đầu tư nhà ở xã hội năm 2023
Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 49/2021/NĐ-CP) quy định như sau:
– Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư bằng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công và pháp luật xây dựng.
– Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được đầu tư xây dựng không phải bằng vốn đầu tư công, vốn nhà nước ngoài đầu tư công thì việc lựa chọn chủ đầu tư thực hiện như sau:
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở 2014 thực hiện theo quy định của pháp luật đấu thầu;
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở 2014 thì thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư.
Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật kinh doanh bất động sản và trong văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời xác định nhà đầu tư đó làm chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội;
+ Đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 2 Điều 57 Luật Nhà ở 2014 thì thực hiện theo quy định của pháp luật nhà ở. Nhà đầu tư đăng ký làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội phải đáp ứng điều kiện năng lực tài chính để thực hiện dự án theo quy định của pháp luật đất đai, pháp luật có liên quan.
– Bộ Xây dựng hướng dẫn quy định về điều kiện, tiêu chí lựa chọn chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội.
– Bộ Quốc phòng và Bộ Công an được phép triển khai các dự án nhà ở xã hội theo quy định tại Nghị định này để giải quyết nhà ở cho các đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 49 Luật Nhà ở 2014 phù hợp với tình hình và điều kiện đặc thù riêng, nhưng phải bảo đảm nguyên tắc mỗi đối tượng chỉ được hỗ trợ một lần.
Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội là gì?
Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội được quy định tại Điều 54 LLuật Nhà ở năm 2014, cụ thể như sau:
– Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 19 của Luật này; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội chưa có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở.
– Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê.
– Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội mà không thuộc khu vực phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội riêng để cho thuê quy định tại khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê; chủ đầu tư được hưởng cơ chế ưu đãi xây dựng nhà ở để cho thuê theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật này đối với phần diện tích 20% nhà ở xã hội để cho thuê và được bán nhà ở này cho người đang thuê theo quy định về bán nhà ở xã hội sau thời hạn 05 năm cho thuê.
– Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, kiểm soát về chất lượng, tiêu chuẩn diện tích, giá thuê, giá thuê mua, giá bán và việc xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở.
Quy định về mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội
Việc mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội theo Điều 12 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 49/2021/NĐ-CP) như sau:
(1) Trường hợp trên địa bàn chưa có đủ quỹ nhà ở xã hội mà có nhà ở thương mại được xây dựng theo dự án, bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật về xây dựng, phù hợp với loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội thì:
Cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào quy định tại (2) mục này có thể mua nhà ở này để làm nhà ở xã hội.
(2) Việc mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội được quy định như sau:
– Trường hợp sử dụng nguồn vốn đầu tư công để mua nhà ở thương mại làm nhà ở xã hội thì thực hiện theo quy định của pháp luật đầu tư công;
– Nội dung dự án mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội bao gồm:
+ Vị trí;
+ Địa điểm;
+ Loại nhà;
+ Số lượng nhà ở;
+ Diện tích sử dụng của mỗi loại nhà ở;
+ Giá mua bán nhà ở;
+ Các chi phí có liên quan;
+ Nguồn vốn mua nhà ở;
+ Phương thức thanh toán tiền mua nhà ở;
+ Cơ quan ký hợp đồng mua bán nhà ở;
+ Cơ quan có trách nhiệm quản lý nhà ở sau khi mua;
+ Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan trong thực hiện dự án.
(3) Trình tự, thủ tục mua nhà ở thương mại để làm nhà ở xã hội được thực hiện như sau:
– Căn cứ vào nội dung của dự án đã được phê duyệt, cơ quan được giao làm chủ đầu tư dự án thực hiện ký hợp đồng mua bán nhà ở với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại; việc ký kết hợp đồng mua bán nhà ở được thực hiện theo quy định về mua bán nhà ở thương mại;
– Căn cứ vào hợp đồng mua bán nhà ở đã ký kết, chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm bàn giao nhà ở và cung cấp các hồ sơ pháp lý liên quan đến nhà ở mua bán cho bên mua;
– Sau khi nhận bàn giao nhà ở, chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thực hiện quản lý theo quy định của Luật Nhà ở và Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở;
– Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) cho bên mua nhà ở;
Trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 49/2021/NĐ-CP) thì Bộ Xây dựng đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận;
Trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 12 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 49/2021/NĐ-CP) thì đại diện đứng tên trong Giấy chứng nhận là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
Trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cho các cơ quan quy định tại mục này được thực hiện theo pháp luật về đất đai.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục mua nhà sổ chung
- Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng
- Thủ tục mua bán căn hộ chung cư mini
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục xin đầu tư nhà ở xã hội năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như dịch vụ tư vấn soạn thảo sổ hợp đồng đặt cọc nhà đất nhanh chóng, uy tín. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định của nhà nước thì hợp đồng mua bán, nhà ở xã hội sau 5 năm sử dụng sẽ được chủ đầu tư trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà. Tuy nhiên, theo quy định mới nhất của nhà nước thì chủ đầu tư phải tạo điều kiện làm giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà khi bạn đã thanh toán 100% giá trị căn hộ. Hiệu lực được áp dụng từ tháng 6/2016.
Tại điều 49 Luật nhà ở 2014 quy định những đối tượng được mua nhà ở xã hội bao gồm:
– Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
– Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
– Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
– Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị (hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng);
– Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
– Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
– Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
– Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ nhưng không thuộc diện bị thu hồi nhà ở do có hành vi vi phạm quy định của pháp luật quy định tại Khoản 5 Điều 81 và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ;
– Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.
Phải có đăng ký thường trú tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội; trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố nơi có nhà ở xã hội, trừ trường hợp theo quy định tại khoản 9 điều 49 Luật nhà ở 2014.