Xin chào Luật sư X, tôi là N**, chủ tiệm Studio Bắc D***. Hiện tại tôi muốn nhập khẩu Flycam để đảm bảo việc quay phim, chụp ảnh đạt chất lượng cao cho khách hàng; Tôi mong muốn Luật sư X tư vấn cho tôi về trình tự thủ tục xin cấp Giấy phép nhập khẩu Flycam.
Cảm ơn bạn đã liên hệ, Luật sư X xin hỗ trợ tư vấn như sau:
Căn cứ pháp lý
Luật hàng không dân dụng 2006;
Nội dung tư vấn
Điều kiện cấp Giấy phép nhập khẩu Flycam
Flycam được hiểu là “máy bay quay phim không người lái”; việc điều khiển và duy trì hoạt động của chuyến bay không cần tham gia điều khiển trực tiếp thiết bị bay đó.
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu nhập khẩu Flycam phải có công văn đề nghị Bộ Quốc phòng và Bộ Công an chấp thuận trước khi trình cấp có thẩm quyền quyết định.
Thẩm quyền cấp Giấy phép nhập khẩu Flycam
Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu có thẩm quyền cấp phép, từ chối cấp phép hoạt động Flycam.
- Địa chỉ hộp thư liên lạc: số 1 Nguyễn Tri Phương, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;
- Số điện thoại liên hệ: 069 533200; 069 533105;
- Số fax: 04 7337994.
Thủ tục xin cấp Giấy phép nhập khẩu Flycam
Hồ sơ xin cấp Giấy phép
- Đơn đề nghị cấp phép bay bằng tiếng Việt và tiếng Anh
- Giấy phép hoặc giấy ủy quyền hợp pháp cho phép Flycam thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước
- Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến Flycam.
Thủ tục xin cấp Giấy phép
- Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay; các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp phép bay đến Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu.
- Chậm nhất 07 ngày làm việc, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay; các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị sửa đổi lại phép bay đến Cục Tác chiến – Bộ Tổng tham mưu.
- Bộ Quốc phòng quy định việc tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị cấp phép bay, sửa đổi phép bay của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
1. Tổ chức các hoạt động bay khi chưa có phép bay;
2. Tổ chức hoạt động bay không đúng khu vực, điều kiện, giới hạn quy định. Vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia;
3. Mang chở các chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ trên tàu bay hoặc phương tiện bay;
4. Phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại;
5. Lắp các thiết bị và thực hiện việc quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép;
6. Treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn phát loa tuyên truyền ngoài quy định của cấp phép bay;
7. Không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay;
1. Khu vực vùng trời có độ cao lớn hơn 120 m so với địa hình (không bao gồm vùng trời các khu vực cấm bay quy định tại Điều 3 Quyết định này);
2. Khu vực tập trung đông người;
3. Khu vực biên giới;
4. Khu vực tiếp giáp với khu vực cấm bay tại cảng hàng không, sân bay có hoạt động của tàu bay hàng không dân dụng, tàu bay quân sự;
5. Việc tổ chức các hoạt động bay của tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trong khu vực hạn chế bay phải đáp ứng các yêu cầu của cơ quan cấp phép bay;
1. Khu vực các công trình quốc phòng và khu quân sự đặc biệt quan trọng do Chính phủ ủy quyền cho Bộ Quốc phòng trực tiếp chỉ đạo việc quản lý, bảo vệ;
2. Khu vực trụ sở làm việc;
3. Khu vực quốc phòng, an ninh;
4. Khu vực cảng hàng không, sân bay có hoạt động của tàu bay hàng không dân dụng, quân sự;
5. Khu vực nằm trong giới hạn của đường hàng không, các vệt bay, hành lang bay đã được cấp phép trong vùng trời Việt Nam;
6. Bộ Quốc phòng quyết định hạn chế bay tạm thời hoặc cấm bay tạm thời đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ tại một hoặc một số khu vực trong lãnh thổ Việt Nam; quyết định này có hiệu lực ngay;