Như chúng ta đã biết, du lịch là một ngành dịch vụ vô cùng phát triển; cũng thể hiện sự phát triển; đa dạng bản sắc văn hóa của một đất nước. Như đã biết gần hai năm trở lại đây do ảnh hưởng của dịch bệnh mà ngành du lịch đã bị ảnh hưởng rất nhiều; nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực này bị ảnh hưởng. Tuy nhiên; việc vực dậy sau thời kì khủng hoảng là rất quan trọng; và nhiều doanh nghiệp thắc mắc vấn đề xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa thế nào? Trong bài viết dưới đây Luật sư X xin giải đáp thắc mắc đó:
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Kinh doanh lữ hành nội địa là gì?
Kinh doanh lữ hành nội địa là việc một doanh nghiệp được phép hoạt động cung cấp các tour du lịch, vận chuyển hành khách từ địa điểm du lịch này đến địa điểm du lịch khác trong lãnh thổ Việt Nam.
Theo đó; doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải đảm bảo các yếu tố:
- Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa phải là đơn vị độc lâp; có tư cách pháp nhân và được thành lập hợp pháp. Được thành lập và sinh lợi nhuận từ giao dịch, ký kết các hợp đồng du lịch; hoặc tổ chức thực hiện các chương trình du lịch trọn gói cho kinh doanh du lịch.
- Doanh nghiệp lữ hành nội địa chỉ được phục vụ khách du lịch nội địa và không được kinh doanh lữ hành quốc tế. Và người điều hành du lịch của doanh nghiệp lữ hành nội địa phải có chứng chỉ theo quy định trong lĩnh vực nội địa.
Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa. Khoản 1 Điều 31 Luật Du lịch năm 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa:
Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp (Doanh nghiệp có đang ký kinh doanh dịch vụ lữ hành)
Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. Mức ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 100.000.000 (một trăm triệu) đồng. Đây cũng là một điều kiện mới của Luật Du lịch năm 2017 đối với hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa
Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa. Chuyên ngành về lữ hành bao gồm các chuyên ngành sau: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị lữ hành, điều hành tour du lịch, marketing du lịch, du lịch, du lịch lữ hành, quản lý và kinh doanh du lịch.
Lưu ý: Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải làm thủ tục đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày Luật du lịch năm 2017 có hiệu lực thi hành ( từ ngày 01/01/2018). Sau thời hạn trên; nếu không có giấy phép thì doanh nghiệp không được kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa.
Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Để xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; doanh nghiệp có yêu cầu chuẩn bị các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa (Theo mẫu);
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực quyết định bổ nhiệm; hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
- Bản sao có chứng thực văn bằng, chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành đáp ứng yêu cầu.
Trình tự thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ gồm các giấy tờ nếu trên
Bước 2. Nộp hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền
Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở (Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch)
Bước 3. Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trường hợp từ chối phải có thông báo bằng văn bản; nêu rõ lý do.
Cấp lại, cấp đổi giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa
Thủ tục cấp lại
Điều 34 Luật Du lich năm 2017; quy định về hoạt động cấp lại; cụ thể như sau:
Doanh nghiệp đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trong trường hợp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành bị mất hoặc bị hư hỏng.
Trình tự, thủ tục để thực hiện cấp lại cụ thể như sau:
- Doanh nghiệp gửi đơn đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu số 05 Phụ lục II Thông tư 06/2017/TT-BVHTTDL.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị của doanh nghiệp; cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh có trách nhiệm cấp lại giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thủ tục cấp đổi
Điều 35 Luật Du lịch quy định: doanh nghiệp muốn thực hiện thủ tục cấp đổi Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cần phải thuộc trường hợp sau:
- Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Thay đổi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trình tự thủ tục thực hiện cấp đổi như sau:
Bước 1. Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã cấp giấy phép. Bộ hồ sơ đó sẽ bao gồm các tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định.
- Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành của doanh nghiệp.
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Luật Du lịch năm 2017; giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành phù hợp với phạm vi kinh doanh trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Du lịch năm 2017.
Bước 2. Giải quyết hồ sơ
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép có trách nhiệm cấp đổi giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mời bạn đọc xem thêm
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về nội dung “Thủ tục xin cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa“.
Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Phương án kinh doanh lữ hành nội địa, cần nêu rõ:
– Nhu cầu và mục tiêu thị trường;
– Thị trường mục tiêu: thể hiện rõ khu vực nào và loại khách nào, lý do;
– Các loại hình du lịch dự kiến phục vụ khách;
– Chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa
– Các biện pháp đảm bảo an toàn cho khách du lịch; đảm bảo an ninh và trật tự an toàn xã hội: liệt kê các biện pháp cụ thể;
– Các biện pháp bảo vệ môi trường; bản sắc văn hóa và thuần phong mỹ tục: liệt kê các biện pháp cụ thể;
– Số lượng cán bộ, nhân viên;
-…..
Theo Khoản 9 Điều 3 Luật du lịch; quy định như sau:
“Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”.
Như vậy; là việc thực hiện các hoạt động nghiên cứu thị trường; thiết lập các chương trình du lịch trọn gói hay từng phần, quảng cáo; tổ chức thực hiện chương trình và hướng dẫn du lịch.
– Giữ nguyên quy định đối tượng kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phải là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
– Bổ sung điều kiện mới phải ký quỹ tại ngân hàng;
– Trước đây, người điều hành hoạt động kinh doanh lữ hành nội địa phải có thời gian ít nhất 03 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành thì bây giờ cần đáp ứng điều kiện về chứng chỉ chuyên môn.
– Bãi bỏ điều kiện phải có phương án kinh doanh lữ hành nội đia; có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;