Hiện nay, tôi muốn xuất khẩu gạo qua nước Úc. Tuy nhiên, tôi biết rằng không phải tất cả sản phẩm hàng hóa của bạn đều có thể dễ dàng xuất khẩu sang thị trường Úc. Các sản phẩm cần đáp ứng yêu cầu về an toàn thực phẩm, và tuân thủ hàng loạt các thủ tục an ninh khắc khe của thị trường này. Nếu tôi muốn xuất khẩu sản phẩm hàng hóa đến thị trường Úc, thì tôi bắt buộc phải có giấy chứng nhận FDA để được thông quan. Vậy giấy chứng nhận FDA được hiểu là gì? Vai trò của giấy chứng nhận FDA ra sao? Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận FDA tại Việt Nam bao gồm những gì?
Bài viết sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
- Giấy chứng nhận HACCP/ISO 22000
FDA là gì?
FDA (Food and Drug Administration) là Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm tại Hoa Kỳ. FDA thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn FDA được lập năm 1906, trụ sở chính tại White Oak, Maryland, có trách nhiệm bảo vệ và thúc đẩy sức khỏe cộng đồng thông qua việc kiểm soát và giám sát an toàn thực phẩm.
FDA có 223 văn phòng và 13 phòng thí nghiệm trên khắp các các tiểu bang tại Hoa Kỳ. Tính đến năm 2016, FDA đã có văn phòng khắp các nước trên toàn thế giới như: Trung Quốc, Ấn Độ, Costa Rica, Chile, Bỉ, và Vương quốc Anh.
Thị trường Hoa Kỳ đưa ra yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp nếu muốn xuất khẩu hàng hóa vào thị trường này thì phải có giấy chứng nhận FDA.
Bạn muốn xuất đi bao nhiêu loại sản phẩm thì bắt buộc phải xin bấy nhiêu giấy chứng nhận FDA. Mỗi giấy chứng nhận FDA chỉ có giá trị với một loại sản phẩm, không gộp chung được nhiều mặt hàng thực phẩm lại với nhau. Tuy nhiên sẽ không bị giới hạn về số lượng và trọng lượng.
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận FDA tại Việt Nam:
Dưới đây là quy trình, thủ tục xin giấy chứng nhận FDA tại Việt Nam. Trước tiên bạn cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
- Hồ sơ đăng ký chứng nhận
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Thông tin doanh nghiệp (địa chỉ, quy mô, sản phẩm,…).
- Giấy chứng nhận HACCP/ISO 22000 (nếu có).
- Thông tin liên hệ văn phòng đại diện tại Mỹ.
- Thông tin người làm việc và chịu trách nhiệm chính về FDA.
- Thông tin khác (tùy trường hợp).
Ai phải đăng ký FDA thực phẩm?
Chứng nhận FDA là chứng nhận bắt buộc đối với sản phẩm thực phẩm lưu hành trên thị trường Mỹ (bao gồm sản phẩm trong nước và nhập khẩu).
Chính vì vậy, những doanh nghiệp, cá nhân là chủ sở hữu hoặc là đại lý phân phối kinh doanh, sản xuất, chế biến, đóng gói hoặc lưu giữ thực phẩm, phục vụ cho con người cũng như phục vụ cho tiêu dùng ở Mỹ đều cần đăng ký FDA thực phẩm.Ngoài các trường hợp này, có rất nhiều cơ sở thực phẩm dù chưa xuất hàng sang Mỹ cũng có nhu cầu đăng ký FDA thực phẩm để sử dụng như bằng chứng chứng minh chất lượng, tạo lợi thế cạnh tranh và quảng bá sản phẩm.
Vai trò của chứng nhận FDA
Giấy chứng nhận FDA có vai trò rất quan trọng trong thủ tục xuất khẩu hàng hóa.
Giấy chứng nhận FDA được xem như là giấy thông hành. Các loại sản phẩm mà bạn muốn xuất khẩu thì bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy chứng nhận FDA và các mặt hàng này phải được kiểm tra rất nghiêm ngặc về mức độ đảm bảo an toàn thực phẩm. Nếu bạn không có giấy chứng nhận FDA thì sẽ không được phép thông quan, đồng nghĩa với việc kiện hàng sẽ bị trả lại hoặc bị hủy ngay lập tức tại cửa khẩu.
Với trường hợp hàng nước ngoài nhập khẩu vào thị trường Mỹ, nếu vi phạm thì tất cả hàng hoá sẽ bị giữ tại cảng dưới sự quản lý của FDA & CBP (Bureau of Customs and Border Protection). Trường hợp này sẽ được xử lý theo điều (section) 801(m)(1) và quy định của Liên Bang. Bạn phải chịu toàn bộ phí phát sinh cho việc lưu kho và di dời, thanh lý loại hàng này.
Theo định luật của Liên Bang, Chính phủ Mỹ có thể truy tố trước Pháp Luật những doanh nghiệp, cá nhân vi phạm Đạo Luật này.
Quy trình Đăng ký chứng nhận FDA:
- Cung cấp thông tin đăng ký FDA: Doanh nghiệp cung cấp thông tin đăng ký theo biểu mẫu ISO-CERT cung cấp.
- Lựa chọn đại diện U.S Agent: Hiện tại, ISO-CERT đang làm việc với Đại diện Hoa kỳ Willow Glen Consultancy LLC
- Đăng ký với cơ quan FDA thông qua đại diện Hoa Kỳ
- Chờ FDA phê duyệt
- Cấp chứng nhận FDA
- Hướng dấn tra cứu, cung cấp tài khoản FDA cho khách hàng
- Hỗ trợ tư vấn miễn phí các vướng mắc sau khi đã được cấp giấy chứng nhận FDA tại Việt Nam cho khách hàng.
Thời gian thực hiện:
Thời gian thực hiện từ lúc nộp hồ sơ đến lúc hoàn thành có kết quả : 1 ngày – 2 ngày làm việc
Nhóm sản phẩm, hàng hóa chủ yếu cần phải đăng ký FDA:
Những sản phẩm được FDA quy định về chất lượng có thể kể đến gồm:
- Thực phẩm;
- Thuốc lá;
- Thực phẩm chức năng;
- Sản phẩm bổ sung chế độ ăn uống;
- Dược phẩm theo toa hoặc không theo toa;
- Vắc xin, truyền máu
- Thiết bị y tế
- Các sản phẩm liên quan đến thú y;
- Thiết bị phát bức xạ điện từ;
Ngoài ra có những loại hàng hóa được miễn trừ như thực phẩm được làm ra bởi cá nhân, hàng hóa được gửi đi Mỹ dưới dạng quà tặng cá nhân, hàng hóa cá nhân gửi tới cá nhân theo hình thức phi mậu dịch, mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá dưới 200 USD và là món hàng dưới dạng hàng mẫu cần gửi đến các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm.
Các trường hợp không được cấp chứng nhận FDA:
Theo quy định của FDA, có 2 loại nhập khẩu vào Mỹ (Hoa Kỳ) là hàng hóa nhập khẩu vì mục đích thương mại và hàng hóa nhập khẩu vì mục đích sử dụng cá nhân. Trong nhiều trường hợp, hàng hóa có thể sẽ bị giữ lại nếu không đáp ứng những tiêu chuẩn của FDA, và không được phân phối thương mại vào thị trường Mỹ. Ví dụ như:
- Hàng hóa bị pha trộn, không an toàn, không đáp ứng được các tiêu chuẩn áp dụng.
- Hàng hóa ghi sai nhãn (nhãn mác thể hiện thông tin không chính xác) hoặc sản phẩm chưa được đăng kí theo yêu cầu
- Hàng hóa thuộc danh mục sản phẩm hạn chế tiêu thụ tại thị trường Mỹ (USA)
Mọi hàng hóa bị từ chối vào Mỹ đều phải được tiêu hủy hoặc xuất khẩu trở lại trong vòng 90 ngày theo quy định hiện hành của Mỹ.
Đăng ký FDA thực phẩm
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Hồ sơ bao gồm (Thủ tực hồ sơ tối thiểu cơ bản, liên hệ Luật Trần và Liên Danh để được hướng dẫn cụ thể):
– Bản thông tin chung về doanh nghiệp (tên cơ sở, địa chỉ đăng ký, số lượng nhân viên)
– Số DUNS (nếu có)
– Thông tin liên hệ (Họ tên & chức vụ người liên hệ, SĐT, email)
– Loại hình thành lập cơ sở (sản xuất, kho chứa, dán nhãn lại, đóng gói lại,…)
– Ngành thực phẩm đăng ký/ mô tả sản phẩm
Bước 2: Đăng ký mã DUNS (1-2 tuần)
Bước 3: Chỉ định đại lý Hoa Kỳ – Luật Trần và Liên Danh làm đại diện Hoa kỳ cho các doanh nghiệp và tổ chức đăng ký.
Bước 4: Đăng ký cơ sở thực phẩm (1-2 ngày).
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận FDA tại Việt Nam“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Tách thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm
- Quy định về bán rượu, bia theo pháp luật Việt Nam
- Độ tuổi được phép uống rượu bia ở Việt Nam là bao nhiêu?
- Địa điểm nào sau đây được bán rượu bia theo QĐ 2022?
Câu hỏi thường gặp
Luật pháp của Mỹ hiện quy định rất rõ về việc hàng nhập khẩu vào Mỹ không được chứng nhận FDA sẽ vi phạm Luật Liên bang và chính phủ Mỹ có thể truy tố trước pháp luật những doanh nghiệp này. Trường hợp đây là hàng nước ngoài nhập khẩu vào Mỹ, nếu vi phạm thì tất cả hàng hoá sẽ bị giữ tại cảng dưới sự quản lý của FDA & CBP (Bureau of Customs and Border Protection) và được xử lý theo điều (section) 801(m)(1) và quy định của Liên Bang. Chủ hàng phải chịu toàn bộ phí phát sinh cho việc lưu kho và di dời, thanh lý loại hàng này.
Lợi ích chính của FDA là giúp cho người dùng bảo vệ được sức khỏe của chính bản thân mình. Giấy chứng nhận FDA sẽ bảo đảm về thành phần và tuyệt đối an toàn cho người sử dụng. Những sản phẩm tại Hoa Kỳ có chứng nhận FDA được đánh giá rất cao trên thế giới. Quá trình kiểm duyệt FDA sẽ “sàng lọc” được những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, giúp con người sử dụng sản phẩm có độ an toàn, hiệu quả cao, giảm các rủi ro ảnh hưởng đến sức khỏe.
Do dó, Việt Nam cũng không ngoại lệ với xu hướng nhập hàng hóa từ Mỹ về ngày càng phát triển mạnh. Khi bạn muốn vận chuyển một mặt hàng nào tới Mỹ, để có thể thông quan được hàng hoá bạn sẽ cần rất nhiều giấy tờ và thủ tục pháp lý để chứng minh nguồn gốc xuất xứ, thành phần, giấy kiểm định chất lượng và giấy chứng nhận FDA của Mỹ. Nếu như không có những giấy tờ như vậy món hàng của bạn sẽ bị trả lại tại hải quan Mỹ và món hàng của bạn sẽ không thể gửi đến người thân tại Hoa Kỳ.
Ngoài ra, tiêu chuẩn FDA này đặt ra một phần nào đó giúp bảo vệ nền sản xuất và việc làm của Mỹ. Nhu cầu nhập khẩu các sản phẩm y tế của đất nước xứ cờ hoa ngày càng nhiều, với tốc độ tăng trưởng trung bình từ 5-10% trong suốt thập kỷ qua. Và đang có xu hướng tiếp tục tăng.
Ngoài những hàng hóa thường bắt buộc phải có chứng nhận FDA thì cũng có những hàng hóa được miễn trừ như sau đây:
Hàng hóa cá nhân gửi cá nhân theo hình thức phi mậu dịch
Mẫu thực phẩm phi tiêu thụ có giá dưới 200USD. Đây là những món hàng bạn cần chứng minh nó là hàng mẫu, gửi đến các cơ sở sản xuất thực phẩm hoặc phòng thí nghiệm
Thực phẩm được làm ra bởi cá nhân
Hàng hóa được gửi đi Mỹ dưới dạng quà tặng, quà biếu của cá nhân