Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, nơi đây hội tụ rất nhiều tinh hoa đất trời, cả nhân lực và vật lực. Bên cạnh những học sinh, sinh viên đến người đi làm quan tâm đến, như: việc trích lục giấy khai sinh hay xác nhận tình trạng độc thân hoặc đăng ký mạng xã hội; thì thủ tục xác nhận hộ khẩu Hà Nội như thế nào cũng được rất nhiều người quan tâm. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nha!
Cơ sở pháp lý
Nghị định số 107/2007/NĐ-CP ngày 25/6/2007
Nội dung tư vấn
Đơn xin xác nhận hộ khẩu Hà Nội dùng trong trường hợp nào?
Là mẫu văn bản được cung cấp cho người dùng khi muốn làm thủ tục xin đăng ký hộ khẩu thường trú để phục vụ cho.
Mỗi cá nhân là công dân Việt Nam thường có hộ khẩu thường trú ở Việt Nam.
Tuy nhiên, có nhiều trường hợp trên thực tế không có sổ hộ khẩu do bị mất, bị hỏng, bị rách,… gây khó khăn khi thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan. Khi đó, cá nhân cần làm đơn xin xác nhận này để được xác nhận thông tin về nhân khẩu của mình, hộ khẩu Hà Nội sử dụng thay cho sổ trong trường hợp cần thiết.
Đơn xác nhận hộ khẩu Hà Nội cần có những gì?
Đơn xác nhận này cần có xác thực của cơ quan công an nơi đăng ký thường trú.
Như vậy, xác nhận hộ khẩu Hà Nội đơn được sử dụng trong những trường hợp sau:
- Xác nhận chính xác là công dân đã đăng ký thường trú tại địa điểm cụ thể nào; hoàn thành giấy tờ thủ tục cần thiết khi không có sổ hộ khẩu;
- Tiến hành thủ tục xin tạm trú, tạm vắng;
- Thủ tục thay đổi nhân khẩu đến địa chỉ mới theo quy định của Công an phường xã, quận huyện tiếp nhận hồ sơ.
Thủ tục xác nhận hộ khẩu Hà Nội
Đơn xin xác nhận hộ khẩu Hà Nội
Hướng dẫn Xác nhận hộ khẩu Hà Nội
Mục Kính gửi: ghi rõ ràng và chi tiết tên công an phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh) nơi người làm đơn đang cư trú.
Mục họ tên: ghi đầy đủ họ tên và giới tính của người làm đơn.
Mục ngày sinh: ghi ngày tháng năm sinh và nơi sinh theo giấy khai sinh. Xác định theo ngày, tháng, năm dương lịch và được ghi đầy đủ 02 chữ số cho ngày sinh, 02 chữ số cho các tháng sinh là tháng 01 và tháng 02, 04 chữ số cho năm sinh.
Mục thông tin giấy tờ nhân thân: ghi rõ số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người làm đơn, ngày cấp và nơi cấp giấy tờ nhân thân đó.
Mục Có hộ khẩu thường trú tại: ghi rõ địa chỉ nơi đăng ký thường trú của cá nhân có yêu cầu xác nhận hộ khẩu.
Mục thể hiện mục đích: Có thể ghi “Tôi làm đơn này xin đề nghị Cơ quan Công an xác nhận cho tôi có đăng ký hộ khẩu thường trú tại địa chỉ trên từ ngày …tháng …năm …đến ngày …tháng…năm…để …….“. Lưu ý, ghi đầy đủ địa chỉ nơi người làm đơn muốn xin xác nhận và ngày tháng năm thường trú đến ngày tháng năm rời đi.
Mục Người làm đơn: ghi ngày tháng năm, dán ảnh, ký và ghi rõ họ tên. Sau đó nộp lên Công an phường (xã) để xác nhận
Xem thêm:
Thủ tục xác nhận hộ khẩu thường trú
Dịch vụ xác nhận hộ khẩu thường trú
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc số hộ chiếu của người làm đơn; ngày cấp và nơi cấp giấy tờ nhân thân đó.
Vì sổ hộ khẩu do bị mất, bị hỏng, bị rách,… điều này gây khó khăn khi thực hiện các thủ tục pháp lý có liên quan. Vì vậy, việc xác nhận lại đăng ký thường trú sẽ thuận tiện trong các thủ tục khác.
Xác nhận chính xác là công dân đã đăng ký thường trú tại địa điểm cụ thể nào; hoàn thành giấy tờ thủ tục cần thiết khi không có sổ hộ khẩu;
Tiến hành thủ tục xin tạm trú, tạm vắng;
Thủ tục thay đổi nhân khẩu đến địa chỉ mới theo quy định của Công an phường xã, quận huyện tiếp nhận hồ sơ.
Không thuộc các trường hợp nêu trên thì bạn phải đáp ứng điều kiện là đã tạm trú liên tục từ 03 năm trở lên; có nhà ở thuộc sở hữu của mình; hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải đảm bảo điều kiện; về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội; và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân; có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.