Hiện nay một trong những vấn đề thắc mắc thường gặp trong đất đai đó chính là việc xác định lối đi qua, nhiều hộ gia đình muốn thực hiện việc ghi nhận lối đi qua này vào sổ đỏ nhà mình, để tránh những tranh chấp xảy ra với hàng xóm nhưng khi xác lập biên bản thỏa thuận về lối đi lại xảy ra không ít trường hợp tranh chấp, các bên tranh chấp không nắm rõ quy định về việc xác lập lối đi qua này. Vậy hiện nay thủ tục xác lập quyền về lối đi qua như thế nào? Điều kiện hưởng quyền về lối đi qua thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Bất động sản liền kề được hiểu là như thế nào?
Bất động sản liền kề được hiểu là những bất động sản cùng loại, sát nhau và giữa chúng tồn tại một ranh giới phân cách về địa lý cũng như về pháp lý.
Trong đó, Ranh giới giữa các bất động sản liền kề có thể được xác định theo thoả thuận hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ranh giới này cũng có thể được xác định theo tập quán hoặc theo ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp (Điều 175 Bộ luật Dân sự 2015). Ngoài ra, Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thoả thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.
Điều kiện hưởng quyền về lối đi qua thế nào?
Lối đi qua được ghi nhận cụ thể tại Bộ luật Dân sự 2015, tại khoản 1 Điều 254 của Bộ luật này quy định như sau:
1. Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Căn cứ quy định trên, lối đi qua được hiểu là lối đi trên bất động sản của người khác do chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc và chủ sở hữu bất động sản vay bọc thỏa thuận. Hoặc, lối đi qua được xác định theo bản án của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền.
Cũng theo khoản 1 Điều Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng thì chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc có quyền yêu cầu mở lối đi qua.
Trong đó, việc mở lối đi qua phải đảm bảo nguyên tắc:
– Lối đi qua được mở phải đảm bảo sự thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc;
– Thiệt hại gây ra do mở lối đi qua là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
– Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Bên cạnh đó, quyền về lối đi qua được xác định là quyền sử dụng hạn chế trên đất của người khác, điều này được ghi nhận tại khoản 1 Điều 171 Luật Đất đai 2013 như sau:
1. Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.
2. Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.”
Thủ tục xác lập quyền về lối đi qua như thế nào?
Quyền về lối đi qua còn được hiểu là quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề. Theo khoản 8 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định hồ sơ xác lập quyền trong trường hợp này gồm:
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất theo Mẫu số 09/ĐK;
– Giấy chứng nhận đã cấp của một bên hoặc các bên liên quan (Bản gốc);
– Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận hoặc quyết định của Tòa án nhân dân về việc xác lập quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
– Sơ đồ thể hiện vị trí, kích thước phần diện tích thửa đất mà người sử dụng thửa đất liền kề được quyền sử dụng hạn chế.
Theo đó, hồ sơ được nộp tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu (Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận thành phần hồ sơ được công bố tại Bộ thủ tục hành chính này).
Trường hợp người sử dụng đất lựa chọn nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì trong thời gian 01 ngày làm việc, Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển hồ sơ đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai để giải quyết theo quy định.
Giải quyết tranh chấp quyền về lối đi qua như thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 254 Bộ luật Dân sự 2015, trường hợp có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định. Theo đó, thủ tục khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về quyền lối đi qua như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện
Theo khoản 2 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, người khởi kiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ khởi kiện gồm:
– Đơn khởi kiện theo mẫu.
– Các giấy tờ: Chứng minh thư nhân dân/Thẻ căn cước công dân/hộ chiếu còn giá trị sử dụng.
– Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (sơ đồ, bản trích đo địa chính, bản chụp thể hiện bất động sản bị vây bọc và không có lối đi qua).
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện được nộp đơn tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản theo một trong các hình thức:
– Nộp trực tiếp tại Tòa án;
– Theo đường dịch vụ bưu chính;
– Qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Bước 3: Nhận, xử lý đơn khởi kiện, thụ lý đơn
– Nhận và xử lý đơn khởi kiện
Căn cứ Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định sau:
+ Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện.
+ Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn.
+ Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
+ Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
– Thụ lý đơn khởi kiện
Bước 4: Chuẩn bị xét xử và xét xử
– Thời hạn chuẩn bị xét xử: Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp về lối đi qua là 04 tháng, vụ việc phức tạp được gia hạn không quá 02 tháng. Nếu không thuộc trường hợp tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án thì Tòa án sẽ quyết định đưa vụ án ra xét xử.
– Tòa án phải mở phiên tòa trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
– Sau khi có bản án sơ thẩm các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu có căn cứ theo quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm thế nào khi bị hàng xóm cản trở bắc dàn giáo sửa chữa nhà mình?
- Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do súc vật gây ra.
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Năm 2023 thực hiện thủ tục xác lập quyền về lối đi qua như thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như Đăng ký bảo hộ thương hiệu Tp Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp:
Do các bên thỏa thuận. Bên cạnh đó còn do Tòa án, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền quyết định nếu không thỏa thuận được
Chủ bất động sản bị vây bọc (được hưởng quyền hạn chế đối với bất động của người khác)
Câu trả lời là Có. Phải đăng ký với cơ quan đăng ký đất đai để ghi vào sổ địa chính (theo điểm l khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013)