Chào Luật sư, tôi và chồng phải ra chuyển công tác sang Hà Nội làm việc 1 năm. Nhưng con tôi vẫn phải đi học tại TP. Hồ Chí Minh. Nay tôi với chồng muốn ủy quyền nuôi con sang cho gia đình em gái tôi trong thời gian vợ chồng tôi không có ở đây. Chúng tôi cần thực hiện trình tự về ủy quyền nuôi con như thế nào theo đúng quy định pháp luật. Mong Luật sư giải đáp giúp tôi ạ!
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư X. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm trả lời câu hỏi của bạn về thủ tục ủy quyền nuôi con năm 2023. Mời bạn đón đọc ngay nhé!
Căn cứ pháp lý
Ủy quyền nuôi con là gì?
Trong Luật hôn nhân và gia đình hiện hành không có quy định nào về việc cho phép nuôi con nên chúng ta có thể sử dụng Bộ luật dân sự 2015 để áp dụng theo đó việc cho con được hiểu là sự thỏa thuận giữa cha và mẹ và hoặc chồng (chính chủ) với người khác (bên được ủy quyền) theo đó:
Bên được ủy quyền có nghĩa vụ thay mặt bên ủy quyền thực hiện các công việc liên quan đến giáo dục trẻ
Người được ủy quyền chỉ chịu trách nhiệm trả thù lao nếu có sự đồng ý .
Thời hạn ủy quyền trông trẻ do các bên tự thỏa thuận không thỏa thuận được thời hạn ủy quyền là 1 năm kể từ ngày ủy quyền.
Quyền và nghĩa vụ nuôi dưỡng của cha mẹ đối với con cái
Căn cứ theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ: Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Đồng thời, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. (khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Sau khi ly hôn, cha mẹ có các quyền và nghĩa vụ như sau:
– Cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Bộ luật Dân sự và các luật khác có liên quan. (Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
– Người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó. (Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
– Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. (khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Căn cứ theo Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, cha mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên: Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
Trong trường hợp cha hoặc mẹ bị Tòa án hạn chế quyền đối với con chưa thành niên thì người kia thực hiện quyền trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con và đại diện theo pháp luật cho con.
Thủ tục ủy quyền nuôi con năm 2023
Thủ tục uỷ quyền nuôi con năm 2023
Chuẩn bị hồ sơ
- Giấy tờ của hai bên uỷ quyền: Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hạn của cha mẹ với người được uỷ quyền; giấy tờ chứng minh quan hệ hôn nhân của vợ chồng bên uỷ quyền và giấy tờ chứng minh quan hệ cha mẹ con của bên uỷ quyền.
- Giấy tờ về việc uỷ quyền: Tuỳ vào từng tình huống uỷ quyền mà chuẩn bị giấy tờ phù hợp. Ví dụ uỷ quyền quản lý tài sản cho con khi cha mẹ đi vắng thì cần có giấy tờ về tài sản như sổ đỏ hoặc sổ hồng, sổ tiết kiệm… nếu uỷ quyền về việc thay mặt cha mẹ trong vụ án của con thì cần có giấy mời hoặc giấy triệu tập…
Hình thức thực hiện: Vì uỷ quyền là thủ tục mà không bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực. Do đó, việc công chứng hoặc chứng thực sẽ do các bên quyết định.
Mẫu giấy ủy quyền nuôi con nộp ở đâu ?
Việc ủy quyền nuôi con bản chất là giao dịch dân sự giữa người cha và người mẹ, cùng thỏa thuận và thống nhất về thời điểm nuôi con, phụ cấp, cấp dưỡng nuôi con và các thỏa thuận khác (không trái đạo đức, không vi phạm sự tự nguyện,…). Văn bản ủy quyền nuôi con, pháp luật không quy định việc đảm bảo hình thức (bằng văn bản, có chứng thực, công chứng, nộp tại cơ quan Nhà nước,…). Do đó, người cha và người mẹ hoàn toàn có thể tự thỏa thuận (bằng miệng, bằng văn bản), và lựa chọn việc có công chứng, chứng thực văn bản.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Chế độ mẹ đơn thân nuôi con nhỏ năm 2023
- Thẩm quyền đăng ký nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài từ cơ quan nào?
- Quy định về giấy ủy quyền cá nhân như thế nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề“Thủ tục ủy quyền nuôi con năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Quy trình tài trợ đa phương, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mặc dù người giám hộ không được ủy quyền cho người khác nhưng lại hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác khi đăng ký giám hộ bởi ủy quyền này bản chất là ủy quyền thực hiện thay việc đăng ký giám hộ còn việc giám hộ là nghĩa vụ gắn với quyền nhân thân của cá nhân nên không thể ủy quyền được.
Do đây không phải thủ tục bắt buộc phải công chứng hoặc chứng thực nên để ủy quyền đăng ký giám hộ, bên ủy quyền và bên được ủy quyền có thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực theo thỏa thuận
Điều kiện về chủ thể có quyền yêu cầu
Theo quy định tại khoản 5 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chủ thể có quyền yêu cầu gồm:
Quyền yêu cầu của cha, mẹ;
Người thân thích;
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
Hội liên hiệp phụ nữ.
Điều kiện về căn cứ thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Thứ nhất, cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
Thứ hai, Trong trường hợp không thỏa thuận được việc thay đổi người trực tiếp nuôi con thì chủ thể có quyền yêu cầu thay đổi phải chứng minh được người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Bên cạnh đó thì người yêu cầu phải chứng minh được có đầy đủ điều kiện về vật chất như có chỗ ở ổn định, có công việc ổn định và có mức thu nhập đảm bảo nuôi dưỡng con;
Thứ ba, Đối với trường hợp con từ 07 tuổi trở lên thì việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con;
Trong đó, ta cũng cần lưu ý tài liệu chứng minh cho yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con là có căn cứ và hợp pháp. Đây là tài liệu quan trọng để Tòa án ra quyết định ai là người trực tiếp nuôi con để đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.
Một số căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con bao gồm: quá trình nuôi dạy con của người kia không tốt trong suốt thời gian qua, thời gian để chăm sóc con không tốt, không đủ khả năng về tài chính theo như chứng minh về công việc, tài sản, nhận xét của nhà trường,…
Việc cha mẹ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 130/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em như sau:
“Điều 21. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật;
b) Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em hoặc bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, trừ trường hợp bị buộc phải tạm thời cách ly trẻ em hoặc trẻ em được chăm sóc thay thế theo quy định của pháp luật.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em có hành vi cố ý bỏ rơi trẻ em.”
Theo đó, nếu cha mẹ của bé không thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng bé thì có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 15 triệu. Còn mức phạt tiền đối với tổ chức vi phạm gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 130/2021/NĐ-CP.