Chào luật sư. Tuần tới UBND phường tôi phối hợp cùng với một đơn vị tổ chức hội chợ du xuân 2023 dự kiến thời gian tổ chức trong 8 ngày. Vì để việc tổ chức được thuận lợi không dẫn tới tình trạng thiếu hụt mặt bằng nên phường tôi sẽ tiến hành trưng dụng đất của các gia đình xung quanh hội trường trong đó có đất của gia đình tôi. Tôi có đi hỏi thì được biết sau khi hết thời hạn 8 ngày trưng dụng đất của chúng tôi sẽ không được trả. Cho tôi hỏi trưng dụng đất sau lao lâu thì cơ quan có thẩm quyền mới trả đất cho chúng tôi? Có được hưởng chi phí nào cho việc trưng dụng đất của chúng tôi? Trình tự thủ tục trưng dụng đất được diễn ra như thế nào?
Chào bạn! Để có câu trả lời chính xác cho vấn đề trên của bạn. Mời bạn cùng Luật sư X tham khảo bài viết dưới đây cùng các vấn đề liên quan đến: “Thủ tục trưng dụng đất“.
Căn cứ pháp lý
Trưng dụng đất là gì?
Luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn hiện hành chưa có một quy định nào giải thích cụ thể hoạt động trưng dụng đất là gì.
Tuy nhiên, theo cách hiểu chung nhất, trưng dụng đất là biện pháp hành chính cho phép một cơ quan nhà nước trong một số trường hợp nhất định có thể tiến hành sử dụng quyền sử dụng đất của cá nhân, pháp nhân, tổ chức trong một thời hạn nhất định mà không phải trả các khoản phí cho các chủ thể đó, trừ trường hợp gây hại tới đất được trưng dụng hoặc ảnh hưởng tới lợi ích của các chủ thể nêu trên thì cơ quan tiến hành trưng dụng đất mới phải thực hiện bồi thường thiệt hại.
Trưng dụng đất và thu hồi đất có sự khác nhau. Thu hồi đất là quyết định từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấm dứt quyền lợi của người sử dụng đất trên mảnh đất để phục vụ lợi ích của nhà nước, xã hội (có đền bù theo thỏa thuận khung giá đất nhà nước) hoặc xử lý hành vi vi phạm pháp luật đất đai (không đền bù). Trong khi đó, nhà nước trưng dụng đất ở phạm vi thu hồi hẹp và chỉ tạm thời để phục vụ mục đích nào đó, nếu gây thiệt hại mới bồi thường.
Theo quy định pháp luật tại Khoản 1 Điều 72 Luật Đất đai 2013, các trường hợp được phép trưng dụng đất bao gồm:
– Để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh;
– Tình trạng chiến tranh;
– Tình trạng khẩn cấp;
– Phòng, chống thiên tai.
Tuy nhiên trong tình huống của bạn việc UBND phường của bạn trưng dụng đất của các hộ gia đình nhằm phục vụ mục đích mở hội chợ không thuộc các trường hợp được phép trưng dụng đất theo quy định pháp luật. Do vậy, nếu UBND phường tiếp tục thực hiện hành vi trên thì sẽ vi phạm quy định của pháp luật về trưng dụng đất đã nêu ở trên. Đồng nghĩa với đó là UBND phường không có quyền ra quyết định trưng dụng đất của các hộ gia đình vào việc chuẩn bị mặt bằng tổ chức cho hội chợ.
Thời hạn trưng dụng đất theo quy định của pháp luật là bao lâu?
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 72 Luật Đất đai 2013 thì: “4. Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.”
Thời hạn trưng dụng đất là không quá 30 ngày kể từ khi quyết định trưng dụng có hiệu lực thi hành. Trường hợp trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp thì thời hạn trưng dụng được tính từ ngày ra quyết định đến không quá 30 ngày kể từ ngày bãi bỏ tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Trường hợp hết thời hạn trưng dụng đất mà mục đích của việc trưng dụng chưa hoàn thành thì được gia hạn nhưng không quá 30 ngày. Quyết định gia hạn trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản và gửi cho người có đất trưng dụng trước khi kết thúc thời hạn trưng dụng.
Do đó, về thời hạn trưng dụng đất cụ thể, bạn vui lòng xem trong Quyết định trưng dụng đất, văn bản xác nhận việc trưng dụng đất và Quyết định gia hạn trưng dụng đất (nếu có). Trong các trường hợp trưng dụng đất hợp pháp thì hết thời hạn trưng dụng đất (hoặc hết thời hạn gia hạn trưng dụng đất nếu có gia hạn) thì cơ quan trưng dụng đất đều phải trả lại đất cho người có quyền sử dụng đất.
Cơ quan nào có thẩm quyền trưng dụng đất?
Trước hết, việc trưng dụng đất được thực hiện trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai (khoản 2 Điều 16 Luật Đất đai 2013).
Khoản 3 Điều 72 Luật Đất đai 2013 quy định những người sau đây có thẩm quyền ban hành quyết định trưng dụng đất, quyết định gia hạn thời gian trưng dụng đất, cụ thể gồm:
Một là, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Hai là, Bộ trưởng Bộ Công an;
Ba là, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải;
Bốn là, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Năm là, Bộ trưởng Bộ Y tế;
Sáu là, Bộ trưởng Bộ Công Thương;
Bảy là, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Tám là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
Chín là, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Lưu ý:
+ Những người có thẩm quyền trưng dụng đất nêu trên đây không được phân cấp thẩm quyền cho người khác (không được ủy quyền/phân quyền…cho người khác ban hành, thực hiện quyết định trưng dụng đất);
Thủ tục trưng dụng đất được tiến hành như thế nào?
Căn cứ Điều 67 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự thực hiện trưng dụng đất được tiến hành theo các bước như sau:
Bước 1: Ban hành Quyết định trưng dụng đất; Thực hiện trưng dụng đất
– Người có thẩm quyền trưng dụng đất ban hành quyết định trưng dụng đất, quyết định xác nhận việc trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu như họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất; tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng; Mục đích, thời hạn trưng dụng đất; Thời gian bàn giao đất trưng dụng…
– Thực hiện trưng dụng đất theo Quyết định đã ban hành.
Bước 2: Thực hiện bàn giao trả đất trưng dụng cho người sử dụng đất
Tại đây, các công việc thực hiện bao gồm:
+ Người có thẩm quyền ban hành quyết định hoàn trả đất trưng dụng và gửi cho người có đất bị trưng dụng theo quy định pháp luật;
+ Nếu người có đất trưng dụng tự nguyện tặng cho Nhà nước thì thực hiện thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Thực hiện bồi thường thiệt hại khi trưng dụng đất (nếu có)
Nếu việc trưng dụng đất mà gây thiệt hại cho người sử dụng đất thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có đất trưng dụng thực hiện xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra; Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện trong trường hợp đất trưng dụng bị hủy hoại hoặc người có đất trưng dụng bị thiệt hại về thu nhập do việc trưng dụng đất trực tiếp gây ra;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất trưng dụng chịu trách nhiệm xác định mức bồi thường thiệt hại do thực hiện trưng dụng đất gây ra nếu diện tích đất trưng dụng thuộc địa giới hành chính của nhiều đơn vị hành chính cấp huyện.
Trong đó, thành phần Hội đồng xác định mức bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra gồm:
+ Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp tỉnh/cấp huyện) là Trưởng ban;
+ Các thành viên thuộc các khối cơ quan sau: Tài nguyên và Môi trường, tài chính và các thành viên khác có liên quan;
+ Đại diện của: Người có thẩm quyền ra quyết định trưng dụng đất; Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân cấp huyện nơi có đất; thành viên là đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã;
+ Người có đất trưng dụng (hoặc đại diện của họ);
Mời bạn xem thêm
- Thủ tục mua bán sang tên xe máy năm 2023
- Thủ tục sang tên chuyển nhượng đất năm 2023
- Ký hợp đồng bao lâu thì phải đóng bảo hiểm cho nhân viên
- Mất xe tại nơi làm việc có được bồi thường không năm 2023?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục trưng dụng đất“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Thủ tục thanh lý hợp đồng trước thời hạn. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 2 điều 72 Luật đất đai 2013
“2. Quyết định trưng dụng đất phải được thể hiện bằng văn bản; trường hợp khẩn cấp không thể ra quyết định bằng văn bản thì người có thẩm quyền được quyết định trưng dụng đất bằng lời nói nhưng phải viết giấy xác nhận việc quyết định trưng dụng đất ngay tại thời điểm trưng dụng. Quyết định trưng dụng đất có hiệu lực thi hành kể từ thời điểm ban hành.
Chậm nhất là 48 giờ, kể từ thời điểm quyết định trưng dụng đất bằng lời nói, cơ quan của người đã quyết định trưng dụng đất bằng lời nói có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản việc trưng dụng đất và gửi cho người có đất trưng dụng.“
Không làm chấm dứt quyền sử dụng đất, người bị trưng dụng sẽ được nhận lại quyền khi hết thời hạn trưng dụng.
Văn bản xác nhận việc trưng dụng đất gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
Họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người quyết định trưng dụng đất;
Tên, địa chỉ của người có đất trưng dụng hoặc người đang quản lý, sử dụng đất trưng dụng;
Tên, địa chỉ của tổ chức, họ tên và địa chỉ của người được giao sử dụng đất trưng dụng;
Mục đích, thời hạn trưng dụng đất;
Vị trí, diện tích, loại đất, tài sản gắn liền với đất trưng dụng;
Thời gian bàn giao đất trưng dụng.