Người dưới 18 tuổi luôn là đối tượng nhận được sự quan tâm đặc biệt của pháp luật. Do ở lứa tuổi này việc phạm tội thường xuất phát từ sự thiếu hiểu biết, tâm lý còn trẻ dễ bị tác động nên việc kết tội và phương thức tố tụng cũng không thể sử dụng theo phương thức thông thường. Vậy thủ tục tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi được quy định như thế nào? Tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi có điểm gì khác với tố tụng hình sự thông thường. Luật sư X sẽ gửi tới bạn thông tin về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Thế nào là phạm tội dưới 18 tuổi?
Người dưới 18 tuổi là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm – sinh lí, trình độ nhận thức và kinh nghiệm sống của họ còn hạn chế và luôn bị ảnh hưởng bởi các tác động của thế giới xung quanh, luôn có xu hướng muốn tự khẳng định, muốn được tôn trọng nhưng lại dễ tự ái, tự ti, hiếu thắng, thiếu kiên nhẫn, dễ bị kích động, bị lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm, dễ bị tổn thương nhưng lại dễ thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh mới, dễ giáo dục, cải tạo…
Với những đặc điểm trên, dẫn đến tình trạng người dưới 18 tuổi dễ bị lôi kéo, dụ dỗ hoặc chưa có những nhận thức đúng đắn dẫn đến việc gây ra những hành vi sai trái, vi phạm các quy định của pháp luật. Do vậy, việc phạm tội của người dưới 18 tuổi có một phần trách nhiệm của gia đình, nhà trường và xã hội.
Theo quy định của pháp luật, đã có những điều luật áp dụng cụ thể đối với người dưới 18 tuổi phạm tội. Các điều luật quy định thường nhằm mục đích phân loại xác định các tội do những người dưới 18 tuổi gây ra thiệt hại như thế nào, các hình phạt xử lý đối với những hành vi vi phạm pháp luật, các biện pháp giáo dưỡng hoặc các biện pháp khác tùy theo tính chất, mức độ, thiệt hại gây ra mức độ nguy hiểm cho xã hội phù hợp tâm lý, đặc điểm tại thời điểm người chưa thành niên thực hiện các hành vi phạm tội. Việc xử lý người dưới 18 tuổi phạm tội phải bảo đảm lợi ích tốt nhất của đối tượng đó để họ có cơ hội làm lại cuộc đời và chủ yếu nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội.
Theo đó: “Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó là ngày sinh; trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh; trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh; trường hợp xác định được năm nhưng không xác định ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh” (Khoản 2 Điều 417). “Trong mọi trường hợp nếu không xác định được năm sinh thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi” (Khoản 3 Điều 417).
Xác định độ tuổi của bị can, bị cáo
Độ tuổi của người tham gia tố tụng là người chưa thành niên cực kỳ quan trọng. Trong một số trường hợp độ tuổi của bị can, bị cáo quyết định họ có phải chịu trách nhiệm hình sự hay áp dụng khung hình phạt nào đối với các loại tội phạm và đồng thời cũng quyết định thẩm quyền xét xử của Tòa án.
Chính vì tầm quan trọng này mà độ tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại được tính theo ngày. Nếu không rõ ngày của bị can, bị cáo thì phải tính vào ngày cuối của tháng, nếu không rõ tháng thì phải tính vào tháng cuối của năm. Khi chưa cần có đầy đủ chứng cứ về độ tuổi thì cơ quan truy tố cũng như Tòa án phải yêu cầu cơ quan điều tra làm rõ. Chỉ trong trường hợp không thể xác định được tuổi, ngày, tháng sinh thì mới phải xác định theo hướng có lợi cho bị cáo.
Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã bổ sung quy định mới để xác định tuổi của người bị buộc tội, người bị hại là người dưới 18 tuổi đảm bảo phù hợp với nguyên tắc có lợi cho người bị buộc tội là người chưa thành niên. Theo đó, quy định cụ thể như sau:
Căn cứ theo Khoản 2, 3 Điều 417 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định nội dung như sau:
“2. Trường hợp xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó là ngày sinh; trường hợp xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày, tháng sinh; trường hợp xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày, tháng sinh; trường hợp xác định được năm nhưng không xác định ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm đó làm ngày, tháng sinh”.
Thủ tục tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi
Chính sách hình sự với người dưới 18 tuổi phạm tội theo quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015, thể hiện ở phạm vi chịu trách nhiệm hình sự và chính sách xử lý đối với người dưới 18 tuổi. Với quan điểm bảo vệ trẻ em, chính sách hình sự của Nhà nước ta về việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên là giúp đỡ, cải tạo, giáo dục để người chưa thành niên nhận ra sai lầm của mình, tạo điều kiện để các em có khả năng tái hòa nhập cộng đồng. Theo quy định của pháp luật thì thủ tục tố tụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định như sau:
Lấy lời khai:
Tại điều 421, Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã quy định rõ về vấn đề lấy lời khai người bị bắt giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt giữ, người bị hại, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng; hỏi cung bị can; đối chất. Bao gồm các nội dung như sau:
“1. Việc lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị hại, người làm chứng dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi học tập, lao động và sinh hoạt của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Việc hỏi cung bị can dưới 18 tuổi có thể thực hiện tại nơi cư trú của người đó hoặc nơi tiến hành điều tra. Trường hợp lấy lời khai, hỏi cung tại nơi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử thì phải sắp xếp, bố trí phòng lấy lời khai, hỏi cung bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý người dưới 18 tuổi.
Trường hợp lấy lời khai người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì phải ưu tiên địa điểm lấy lời khai tại nơi cư trú của người đó; nếu không có nơi cư trú thì phải tiến hành tại cơ sở chăm sóc trẻ em theo quy định của pháp luật.
2. Việc lấy lời khai, hỏi cung phải theo đúng trình tự, thủ tục, thời gian, bảo đảm sự tham gia của người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi theo quy định tại Điều 183, Điều 421, các điều luật khác có liên quan của Bộ luật Tố tụng hình sự và Thông tư liên tịch số 03/2018/TTLT- BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP ngày 01/01/2018 hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Trường hợp vụ án có người bị hại dưới 18 tuổi bị xâm hại tình dục, bị bạo hành hoặc bị mua bán thì việc lấy lời khai của họ phải được tiến hành ngay sau khi tiếp nhận nguồn tin về tội phạm.
3. Khi tiến hành lấy lời khai, hỏi cung, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải có thái độ thân thiện, nhẹ nhàng, sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu, phù hợp với độ tuổi, giới tính, khả năng nhận thức của họ; xem xét áp dụng các biện pháp phù hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất thời gian, số lượng lần lấy lời khai, hỏi cung và phải tạm dừng ngay việc lấy lời khai, hỏi cung khi người dưới 18 tuổi có biểu hiện mệt mỏi, ảnh hưởng đến khả năng khai báo chính xác, đầy đủ.
4. Người đại diện, người bào chữa của người dưới 18 tuổi được tham gia hỏi người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi. Điều tra viên, Kiểm sát viên yêu cầu không được hỏi và phải dừng ngay việc hỏi trong trường hợp câu hỏi của người đại diện, người bào chữa có tính chất gợi ý, định hướng hoặc có tính chất khẳng định, phủ định liên quan đến vụ án. Trường hợp phát hiện người đại diện, người bào chữa có dấu hiệu thông cung, mớm cung phải lập tức yêu cầu họ dừng ngay việc hỏi và lập biên bản, báo cáo người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, nguyên tắc lấy lời khai phải đảm bảo các quy định như sau:
+ Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo trước thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung cho người bào chữa, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.
+ Việc hỏi cung bị can phải được diễn ra minh bạch, không bạo lực theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự.
+ Người bào chữa, người đại diện có thể hỏi người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can là người dưới 18 tuổi nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý.
+ Ngoài ra, cần hạn chế đến mức thấp nhất số lần lấy lời khai của người chưa thành niên.
+ Cuối cùng, cần hạn chế đến mức thấp nhất việc tiến hành đối chất.
Về quyền bào chữa và cơ chế bảo đảm quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi:
Quy định cụ thể tại Điều 422 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Theo đó, khẳng định rõ hơn quyền bào chữa của người dưới 18 tuổi: “Người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Trong trường hợp người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi không có người bào chữa hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa cho họ.
Cơ quan tiến hành tố tụng phải yêu cầu Đoàn Luật sư phân công tổ chức luật sư, Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước cử Trợ giúp viên pháp lý, luật sư bào chữa cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý, yêu cầu Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận cử bào chữa viên nhân dân bào chữa cho người bị buộc tội là thành viên của tổ chức mình, theo quy định tại Điều 76 của Bộ luật tố tụng hình sự.
Trong thủ tục xét xử:
Có các quy định cụ thể và phải bảo đảm phù hợp với người dưới 18 tuổi, như: Thẩm phán, Thành phần Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên hoặc là người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Thẩm phán khi được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải đáp ứng ít nhất một trong các điều kiện sau đây:
+ Đã có kinh nghiệm xét xử các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi;
+ Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về kỹ năng giải quyết các vụ án hình sự có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi;
+ Đã được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người dưới 18 tuổi.
Hội thẩm tham gia Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án có người tham gia tố tụng là người dưới 18 tuổi phải có người là giáo viên, cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc người có kinh nghiệm và hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Người có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi là người có thâm niên công tác trong lĩnh vực tư pháp, quản lý, đào tạo, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục người dưới 18 tuổi; người được đào tạo về giáo dục thanh, thiếu niên, nhi đồng hoặc những người khác có kinh nghiệm, hiểu biết tâm lý người dưới 18 tuổi.
Quy định cụ thể trường hợp đặc biệt cần bảo vệ bị cáo, bị hại là người dưới 18 tuổi thì Tòa án có thể quyết định xét xử kín; bổ sung những người bắt buộc phải có mặt tham gia phiên tòa để trợ giúp tốt nhất cho bị cáo là người dưới 18 tuổi, bao gồm: người đại diện của bị cáo, đại diện của nhà trường, tổ chức nơi bị cáo học tập, sinh hoạt, trừ trường hợp những người này vắng mặt mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Việc xét hỏi, tranh luận:
Việc xét hỏi, tranh luận với bị cáo, bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi tại phiên tòa phải được tiến hành để phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của họ. Đối với phòng xử án được bố trí thân thiện, phù hợp với người dưới 18 tuổi, bảo đảm đáp ứng các yêu cầu chuẩn mực quốc tế đặt ra.
Đối với vụ án có bị hại, người làm chứng là người dưới 18 tuổi, Hội đồng xét xử phải hạn chế việc tiếp xúc giữa bị hại, người làm chứng với bị cáo khi bị hại, người làm chứng trình bày lời khai tại phiên tòa. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hỏi bị hại, người làm chứng.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về biên bản ghi lời khai trong tố tụng hình sự
- Luật tố tụng hành chính áp dụng cho tranh chấp về đất đai 2022
- Đặc điểm của chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì?
Thông tin liên hệ:
Vấn đề “Thủ tục tố tụng hình sự đối với người dưới 18 tuổi″ đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ đăng ký nhãn hiệu… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
– Nguyên tắc bảo đảm thủ tục tố tụng thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người dưới 18 tuổi; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người dưới 18 tuổi; bảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi. Đây là nguyên tắc được quy định tại Khoản 1 Điều 414 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các quy trình, thủ tục tố tụng, người tiến hành tố tụng, các cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp cho hoạt động tố tụng phải phù hợp với tâm lý, độ tuổi.
– Nguyên tắc bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi. Nguyên tắc này được quy định tại Khoản 2 Điều 414 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 yêu cầu bảo đảm giữ bí mật cá nhân của người dưới 18 tuổi, xuất phát từ việc người dưới 18 tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương từ dư luận xã hội bên ngoài cũng như từ tâm lý tự ti bên trong.
– Nguyên tắc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của người đại diện của người dưới 18 tuổi, nhà trường, Đoàn thanh niên, chuyên gia về tâm lý, xã hội, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt, nguyên tắc này được quy định tại Khoản 3 Điều 414 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Sự than gia tố tụng của người đại diện cho người dưới 18 tuổi, đại diện nhà trường, Đoàn thanh niên, chuyên gia về tâm lý, cán bộ làm công tác xã họi, tổ chức khác nơi người dưới 18 tuổi học tập, lao động và sinh hoạt giúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng nhận thức đúng về đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi, điều kiện, hoàn cảnh, động cơ, mục đích phạm tội,…
– Nguyên tắc tôn trọng quyền được tham gia, trình bày ý kiến của người dưới 18 tuổi và bảo đảm quyền bào chữa, quyền được trợ giúp viên pháp lý của người dưới 18 tuổi được quy định tại Khoản 4, Khoản 5 Điều 414 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Nguyên tắc này không những tạo điều kiện cho cơ quan tiến hành tố tụng thu thập, đánh giá chứng cứ từ nguồn lời khai của người dưới 18 tuổi mà còn tạo cơ hội cho người bị buộc dưới 18 tuổi tự bào chữa và tự nhận thức được tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, qua đó nhận ra sai lầm và rút ra những bào học cần thiết cho quá trình phục hồi nhân cách.
– Nguyên tắc bảo đảm các nguyên tắc xử lý của Bộ luật tố tụng hình sự với người dưới 18 tuổi phạm tội. Điều này thể hiện mối quan hệ giữa luật nội dung và luật hình thức, cụ thể: Các nguyên tắc xử lý đối với người dưới 18 tuổi phạm tội được quy định tại Bộ luật hình sự năm 2015 phải được hiện thực hóa trong quá trình giải quyết vụ án hình sự theo thủ tục tố tụng hình sự. Do vậy Khoản 6 Điều 414 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 yêu cầu thủ tục tố tụng hình sự đặc biệt với người dưới 18 tuổi phải đảm bảo các nguyên tắc xử lý của Bộ luật hình sự đối với các đối tượng này.
– Nguyên tắc bảo đảm giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi theo quy định tại Khoản 7 Điều 414 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015. Trong quá trình bị truy cứu trách nhiệm hình sự, những lo lắng quá mức về mức án, về môi trường bị giam giữ, cải tạo, về sự lên án của dư luận xã hội cùng với tâm lý căng thẳng, xấu hổ khi phải đối mặt với cha mẹ, bạn bè, với người bị hại cộng thêm sự thiếu hiểu biết về pháp luật và cuộc sống, tất cả những yế tố đó tạo cho người dưới 18 tuổi tâm lý chán nản, mệt mỏi và bi quan hơn và khó lấy lại cân bằng hơn so với người thành niên. Do đó quá trình giải quyết các vụ án liên quan đến người dưới 18 tuổi phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời nhằm hạn chế các hành động tiêu cực nêu trên.
Điều 418 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể ra quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi cho người đại diện của họ giám sát để bảo đảm sự có mặt của họ khi có giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
Đối tượng chứng minh trong tiến trình truy cứu trách nhiệm hình sự người bị buộc tội dưới 18 tuổi được quy định tại Điều 416 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, theo đó khi tiến hành tố tụng đối với người bị buộc tội là người dưới 18 tuổi, sẽ có những vấn đề phải được làm rõ so với tiến hành tố tụng đối với người trên 18 tuổi, cụ thể bao gồm những nội dung như sau:
– Độ tuổi, mức độ phát triển về thể chất và tinh thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi. Độ tuổi là một trong những cơ sở để làm rõ trình độ phát triển về thể chất và tâm thần, mức độ nhận thức về hành vi phạm tội của người dưới 18 tuổi. Làm rõ sự phát triển về thể chất và tâm thần ở mức độ nào đó tại thời điểm phạm tội, cá thể hóa mức độ nhận thức về hành vi phạm tội sẽ giúp cho việc xác định chính xác tội danh, khung, mức hình phạt và các biện pháp tác động trong quá trình tố tụng, từ đó giá dục cải tạo họ trở thành người có ích cho xã hội.
– Điều kiện sinh sống và giáo dục.
– Có hay không có người từ đủ 18 tuổi xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
– Nguyên nhân, điều kiện, hoàn cảnh phạm tội.