Tố tụng là một ngành luật lớn, là một phần quan trọng trong ngành luật Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nhắc đến pháp luật mọi người nghĩ ngay đến các vụ kiện, đến các tòa án, với những phán quyết bản án được đưa ra đúng với pháp luật. Và trong đó đóng góp lớn trong tố tụng, chiếm phần đa những vụ kiện là tố tụng dân sự, với sự đa dạng về ngành nghề, đối tượng điều chỉnh, tố tụng dân sự được coi là một thành phần lớn trong pháp luật Việt Nam, đó là những vụ việc tranh chấp là chủ yếu, tranh chấp hợp đồng, tranh chấp đất đai, là những vụ li hôn bạc tỷ, hay tranh chấp quyền thừa kế,… Phổ biến là thế những các bạn có thật sự nắm rõ được thủ tục tố tụng dân sự như thế nào?
Bài viết sau đây, Luật sư X sẽ giải đáp thắc mắc của các bạn trong vấn đề này.
Căn cứ pháp lý
Luật Tố tụng dân sự là gì?
Luật tố tụng dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong đó bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh trong tố tụng dân sự để đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự một cách nhanh chóng, đúng đắn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức và lợi ích của Nhà nước.
Nguyên tắc của tố tụng Dân sự.
Nguyên tắc của mỗi ngành luật luôn được coi là kim chỉ nam cho chính ngành luật đó, là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng hoạt động xây dựng cũng như thực hiện pháp luật của đều phải tuân thủ các nguyên tắc này. Luật Tố tụng Dân sự cũng vậy, nguyên tắc của Luật Tố tụng Dân sự có thể chia thành các nhóm chính như: Các nguyên tắc thể hiện tính tuân thủ pháp luật của hoạt động tố tụng dân sự;
Các nguyên tắc về tổ chức hoạt động xét xử của tòa án; Các nguyên tắc bảo đảm quyền tham gia tố tụng của đương sự; Các nguyên tắc thể hiện trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng;… Trong đó, các nguyên tắc đặc thù của Luật Tố tụng Dân sự có thể kể đến như:
Nguyên tắc quyền tự định đoạt của đương sự
Nguyên tắc quyền tự định đoạt là một trong những nguyên tắc quan trọng của luật tố tụng hình sự. Quyền tự định đoạt của đương sự là quyền của đương sự trong việc tự quyết định về quyền, lợi ích của họ và lựa chọn biện pháp pháp lý cần thiết để bảo vệ quyền, lợi ích đó. Tại Điều 5 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự:
“1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
- Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.”
Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự
Tại Điều 6 của Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự như sau:
“1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
- Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.”
Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự
Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự là một nguyên tắc cơ bản và đặc trưng trong Tố tụng dân sự. Nguyên tắc xác định trách nhiệm của Tòa án trong việc hòa giải vụ việc dân sự và tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự trên cơ sở tự nguyện (tự nguyện tham gia hòa giải, tự nguyện về nội dung hòa thỏa thuận), nội dung thỏa thuận không vi phạm điều cấm của pháp luật, trái với đạo đức xã hội. Nguyên tắc này được ghi nhận tại Điều 10 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015: “Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.”
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
Tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
- Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Tranh chấp về lao động quy định tại Điều 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu sau đây:
- Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 27 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Yêu cầu về hôn nhân và gia đình quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10 và 11 Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Yêu cầu về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 và khoản 6 Điều 31 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Yêu cầu về lao động quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam.
Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Căn cứ Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
- Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015;
- Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Thủ tục tố tụng dân sự diễn ra như thế nào?
Thủ tục tố tụng dân sự được diễn ra như sau:
Bước 1: Nộp đơn khởi kiện
Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện phải làm đơn khởi kiện và nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Theo đó:
- Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
- Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ;
- Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
- Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Bước 2: Phân công thẩm phán xem xét đơn
Khoản 2 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện để giải quyết theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 1 Điều 317 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 3: Thụ lý vụ án
- Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Tòa án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện để họ nộp tiền tạm ứng án phí. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được giấy báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
- Trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.
(Căn cứ Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)
Bước 4: Tiến hành hòa giải
Nguyên tắc tiến hành hòa giải thực hiện theo Điều 205 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, theo đó:
- Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
- Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
- Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
- Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Bước 5: Chuẩn bị xét xử
Trong vòng 01 tháng để chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ, ra các quyết định đình chỉ xét đơn, trưng cầu giám định, định giá tài sản, mở phiên tòa giải quyết việc dân sự… Nếu chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì có thể kéo dài thời gian chuẩn bị xét đơn yêu cầu nhưng không vượt quá 01 tháng.
Bước 6: Đưa vụ án ra xét xử ở phiên tòa sơ thẩm
Điều 222 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định phiên tòa sơ thẩm phải được tiến hành đúng thời gian, địa điểm đã được ghi trong quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc trong giấy báo mở lại phiên tòa trong trường hợp phải hoãn phiên tòa.
Lưu ý: Trong trường hợp có những tình tiết khác hoặc yêu cầu khác của các bên khi giải quyết vụ án, trình tự xét xử vụ án dân sự sẽ được điều chỉnh và căn cứ theo quy định tại Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.\
Thành phần tham gia tố tụng dân sự gồm những ai?
Đương sự
Đương sự trong vụ án dân sự, gồm:
- Nguyên đơn: Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
- Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật Tố tụng dân sự quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Đương sự trong việc dân sự, gồm:
- Người yêu cầu giải quyết việc dân sự là người yêu cầu Tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý làm căn cứ phát sinh quyền, nghĩa vụ về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; yêu cầu Tòa án công nhận cho mình quyền về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong việc dân sự là người tuy không yêu cầu giải quyết việc dân sự nhưng việc giải quyết việc dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc đương sự trong việc dân sự đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Người làm chứng
Người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ việc được đương sự đề nghị, Tòa án triệu tập tham gia tố tụng với tư cách là người làm chứng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
Người giám định
Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định mà Tòa án trưng cầu giám định hoặc được đương sự yêu cầu giám định theo quy định tại Điều 102 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Người phiên dịch
Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
Người đại diện
- Người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.
- Người đại diện có thể là cá nhân hoặc pháp nhân theo quy định của Bộ luật dân sự.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Kê biên tài sản trong tố tụng dân sự như thế nào?
- Quyền của bị đơn trong tố tụng dân sự quy định như thế nào?
- Quyền phản tố của bị đơn trong tố tụng dân sự như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục tố tụng dân sự diễn ra như thế nào?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư X với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như Hợp thửa đất. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Luật Tố tụng Dân sự có đối tượng rất rộng. Đó chính là quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự, đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan phát sinh trong tố tụng dân sự. Theo đó có thể chia thành các loại quan hệ gồm:
– Các quan hệ giữa Tòa án, Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án dân sự với đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch, người định giá tài sản và người liên quan;
– Các quan hệ giữa tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự với nhau;
– Các quan hệ giữa các đương sự với những người liên quan
Các quan hệ thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng Dân sự có đặc điểm chỉ phát sinh trong tố tụng. Và Tòa án, cơ quan thi hành án dân sự là các chủ thể có vai trò mang tính quyết định đối với quá trình giải quyết vụ việc dân sự và tổ chức thi hành án dân sự.
– Chủ thể: một bên là cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bao gồm tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và một bên là các đương sự tham gia tố tụng.
– Nội dung của quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: bao gồm quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật tố tụng dân sự
– Cách thức giải quyết quan hệ pháp luật tố tụng dân sự: là việc tòa án thực hiện việc tiếp nhận yêu cầu và thực hiện các trình tự thủ tục tố tụng theo quy định.