Bạo hành từ lâu đã là vấn đề nhứt nhối trong xã hội, trong đó bảo hành có thể được thể hiện qua hành vi sử dụng bạo lực tác động vật lý lên người khác, hoặc bạo hành tinh thần bằng từ ngữ lăn mạ, xúc phạm nhằm khiến cho đối phương bị tổn thương. Hành vi bạo hành là hành vi vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức nghiêm trọng,… Vậy khi phát hiện bạo hành hoặc bị bạo hành bạn cần phải tố cáo hành vi này đến cơ quan có thẩm quyền để ngăn chặn và kịp thời giải quyết. Vậy thủ tục tố cáo bạo hành năm 2023 ra sao? Để giải đáp câu hỏi trên mời bạn hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý:
Bạo hành gia đình là gì?
Trước khi tìm hiểm về bạo hành gia đình là gì thì theo định nghiã của tổ chức y tế thế giới WHO đưa ra thì “Bạo lực là hành vi cố ý sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực hoặc quyền lực để hủy hoại mình, chống lại người khác hoặc một nhóm người, một tập thể cộng đồng làm họ bị tổn thương hoặc có nguy cơ tổn thương, hoặc tử vong hoặc sang chấn tâm lý, ảnh hưởng đến sự phát triển của họ hoặc gây ra các ảnh hưởng khác”.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 thì “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”. Có thể thấy bạo lực gia đình trước hết phải là hành vi “cố ý của thành viên gia đình” và hành vi này phải “gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổ hại, về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình”.
Các hành vi có thể được thể hiện dưới dạng hành động, như hành hạ, ngược đãi, đánh đập nạn nhân hoặc không hành động, như bàng quang, thờ ơ, bỏ mặc, chiến tranh lạnh… Những hành vi thể hiện dưới dạng hành động thường xâm phạm trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe của nạn nhân, đồng thời cũng gây ra những tổn hại về tinh thần cho nạn nhân.
Như vậy, ta có thể thấy bạo lực gia đình là hành vi cố ý của các thành viên gia đình mà nhìn chung gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại về sức khỏe, tính mạng, danh dự, nhân phẩm đối với các thành viên khác trong gia đình, ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình, ngăn cản thực hiện quyền kết hôn, ly hôn theo quy định của pháp luật của các thành viên khác trong gia đình.
Thủ tục tố cáo bạo hành năm 2023 ra sao?
Trường hợp bạn là hàng xóm phát hiện, chứng kiến hành vi bạo lực gia đình hoặc là nạn nhân của bạo hành thì đừng tiếp tục chịu đựng mà hãy phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực. Cụ thể thủ tục tố cáo bạo hành năm 2023 như sau:
Điều 18 Luật phòng, chống bạo lựa gia đình 2007quy định việc phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
“1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
- Cơ quan công an, Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.“
Ngoài ra Theo Điều 5 Luật phòng, chống bạo lựa gia đình 2007 quy định như sau:
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình
“1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;
b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;
c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;…. “
Theo đó, người vợ có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ tính mạng và sức khỏe của mình.
Mức phạt hành chính hành vi bạo lực gia đình?
Hành vi bạo lực gia đình là hành vi vi phạm pháp luật, nhằm ngăn ngừa và răn đe hành vi này nhà nước đã quy định mức xử phạt thích đáng tùy nào mức độ bạo hành mà sẽ có những mức xử phạt khác nhau. Vậy cụ thể mức phạt hành chính hành vi bạo lực gia đình được quy định như thế nào? Luật sư X xin trình bày vấn đề này như sau:
Tại khoản 1 Điều 42 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định:
“Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.”
Theo quy định tại Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP về hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình như sau:
“Điều 52. Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình
- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối. - Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này.”
Tuy nhiên, theo khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
“1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình đối với cá nhân là 30.000.000 đồng, đối với tổ chức là 60.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội đối với cá nhân là 40.000.000 đồng, đối với tổ chức là 80.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng; mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội đối với cá nhân là 75.000.000 đồng, đối với tổ chức là 150.000.000 đồng.
2.Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. […]”
Như vậy, trên đây là các quy định pháp luật về hành vi bạo lực gia đình, hình thức xử lý và mức xử phạt hành chính đối với người có hành vi bạo lực gia đình.
Có thể bạn quan tâm:
- Thời gian khiếu nại nghĩa vụ quân sự
- Quy trình tuyển quân nghĩa vụ quân sự
- Công dân nam đủ bao nhiêu tuổi trở lên phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục tố cáo bạo hành năm 2023 ra sao?“ đã được Luật sư X giải đáp thắc mắc ở bên trên. Với hệ thống công ty Luật sư X chuyên cung cấp dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Chúng tôi sẽ giải đáp mọi thắc mắc của quý khách hàng liên quan tới dịch vụ làm Đăng ký bảo hộ thương hiệu Bắc Giang. Với đội ngũ luật sư, chuyên viên, chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ giúp quý khách giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Chi tiết vui lòng liên hệ tới hotline: 0833102102
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsu
Câu hỏi thường gặp
Bước 1: Điền tên cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo;
Bước 2: Ghi tên, nơi cư trú của người làm đơn (người tố cáo);
Bước 3: Trình bày nội dung tố cáo: lý do, mục đích, yêu cầu giải quyết chi tiết để cơ quan có thẩm quyền giải quyết
– Tóm tắt diễn biến, hành vi bạo hành vi của người bị tố cáo ( các sự việc diễn ra theo trình tự thời gian như các hành vi xúc phạm, đánh đập phụ nữ, trẻ em trong gia đình);
– Hành vi bạo hành của người bị tố cáo vi phạm quy định pháp luật nào?
– Hậu quả của hành vi bạo hành đối với người tố cáo (tổn thương vật chất, tinh thần,…)
– Yêu cầu giải quyết tố cáo (yêu cầu xử lý người bị tố cáo hoặc bồi thường…)
Bước 4: Cuối đơn là chữ ký cũng như họ tên đầy đủ của người làm tố cáo.
Bước 5: Trình bày danh mục tài liệu, chứng cứ liên quan kèm theo số đơn tố cáo chứng minh nhân dân/CCCD, hình ảnh, clip chứng minh hành vi bạo hành,… nhằm thuận lợi cho công tác điều tra và đảm bảo quyền và lợi ích các bên.
Theo đó, cách xử lý với trường hợp trẻ em bị bạo hành, cần căn cứ vào việc nếu hành vi của đối tượng phù hợp với các trường hợp, đủ cấu thành các tội phạm nêu trên thì gia đình có trẻ em bị bạo hành có thể gửi đơn tố cáo tới cơ quan Công an để điều tra làm rõ hành vi.
Hoặc nếu vẫn chưa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể làm đơn gửi tới Chủ tịch ủy ban nhân dân xã/phường nơi cư trú để trình báo về hành vi bạo hành hoặc nhờ tới sự giúp đỡ của các tổ chức xã hội ở địa phương can thiệp.
Có thể tham khảo thông tin đường dây nóng sau đây:
Số điện thoại tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em: 111
Theo Điều 62 Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Điều 62. Hành vi cố ý không ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình và cản trở việc ngăn chặn, báo tin hành vi bạo lực gia đình
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
Biết hành vi bạo lực gia đình, có điều kiện ngăn chặn mà không ngăn chặn.
Biết hành vi bạo lực gia đình mà không báo tin cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền.
Cản trở người khác phát hiện, khai báo hành vi bạo lực gia đình.