Trong quá trình xét xử vụ án, có thể thấy, vật chứng là một trong những chứng cứ không thể thiếu để cơ quan xét xử có thể luận giải và đánh giá hành vi vi phạm. Tuy nhiên trong một số vụ việc, vật chứng mà cơ quan chức năng thu được có thể là vật mà nhà nước cấm lưu hành, vật bất hợp pháp,… nên buộc phải xử lý tịch thu hoặc tiêu hủy vật chứng đó. Vậy theo quy định hiện nay, Thủ tục tiêu hủy đối với vật chứng thông thường trong thi hành án dân sự thực hiện như thế nào? Hội đồng tiêu hủy vật chứng có trách nhiệm gì? Quy định về tiêu huỷ vật chứng, tài sản ra sao? Để được giải đáp những vấn đề liên quan, mời quý bạn đọc hãy cùng theo dõi nội dung tư vân của Luật sư X.
Thủ tục tiêu hủy đối với vật chứng thông thường trong thi hành án dân sự
Pháp luật nước ta đã quy định rất cụ thể về các loại nguồn chứng cứ. Trong các nguồn chứng cứ thì vật chứng có vai trò đặc biệt quan trọng. Thông qua vật chứng ta thấy được sự thật khách quan của tổng thể vụ án. Khi vật chứng này là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành không có giá trị hoặc không sử dụng được thì có thể sẽ bị tiêu hủy. Vậy Thủ tục tiêu hủy đối với vật chứng thông thường trong thi hành án dân sự thực hiện thế nào, hãy cùng theo dõi nhé:
Căn cứ quy định Điều 23 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định về thủ tục tiêu hủy vật chứng như sau:
Thủ tục tiêu hủy vật chứng
- Thủ tục tiêu hủy đối với vật chứng thông thường
1.1. Bước 1. Các bước chuẩn bị
Hội đồng tiêu hủy vật chứng vận chuyển vật chứng cần tiêu hủy đến địa điểm tiêu hủy.
1.2. Bước 2. Tổ chức thực hiện
- Hội đồng tiêu hủy vật chứng tổ chức tiêu hủy vật chứng theo kế hoạch và hình thức đã được phê duyệt;
- Lập biên bản tiêu hủy vật chứng;
- Thanh toán chế độ cho các thành viên tham gia tiêu hủy vật chứng; thanh lý hợp đồng thuê chuyên gia, tổ chức tiêu hủy hoặc hợp đồng thuê máy móc, phương tiện và bảo vệ (nếu có).
1.3. Bước 3. Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: biên bản tiêu hủy, thanh lý hợp đồng, bảng kê chi tiền, các chứng từ liên quan đến chi phí tiêu hủy. - Hội đồng tiêu hủy vật chứng lưu 01 bộ, gồm: Biên bản tiêu hủy, thanh lý hợp đồng, bảng kê chi tiền;
- Kế toán ngân sách lưu 01 bộ gồm các chứng từ liên quan đến chi phí tiêu hủy vật chứng;
- Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho lưu biên bản tiêu hủy vật chứng.
Như vậy, thủ tục tiêu hủy đối với vật chứng thông thường được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Các bước chuẩn bị
Hội đồng tiêu hủy vật chứng vận chuyển vật chứng cần tiêu hủy đến địa điểm tiêu hủy.
Bước 2: Tổ chức thực hiện
– Hội đồng tiêu hủy vật chứng tổ chức tiêu hủy vật chứng theo kế hoạch và hình thức đã được phê duyệt;
– Lập biên bản tiêu hủy vật chứng;
– Thanh toán chế độ cho các thành viên tham gia tiêu hủy vật chứng; thanh lý hợp đồng thuê chuyên gia, tổ chức tiêu hủy hoặc hợp đồng thuê máy móc, phương tiện và bảo vệ (nếu có).
Bước 3: Lưu trữ chứng từ, tài liệu
Chứng từ, tài liệu lưu trữ gồm: biên bản tiêu hủy, thanh lý hợp đồng, bảng kê chi tiền, các chứng từ liên quan đến chi phí tiêu hủy.
– Hội đồng tiêu hủy vật chứng lưu 01 bộ, gồm: Biên bản tiêu hủy, thanh lý hợp đồng, bảng kê chi tiền;
– Kế toán ngân sách lưu 01 bộ gồm các chứng từ liên quan đến chi phí tiêu hủy vật chứng;
– Kế toán nghiệp vụ, Thủ kho lưu biên bản tiêu hủy vật chứng.
Quy định về tiêu huỷ vật chứng, tài sản
Vật chứng bao gồm những vật thể được thu thập theo thủ tục do pháp luật tố tụng quy định chứa đựng các thông tin có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án, những vật này có giá trị chứng minh tội phạm, người phạm tội và những tình tiết trong vụ án. Tiêu hủy tài sản, vật chứng là hoạt động nghiệp vụ của Cơ quan thi hành án thực hiện. Vậy pháp luật quy định về tiêu huỷ vật chứng, tài sản như thế nào, hãy cùng tìm hiểu nhé:
Căn cứ quy định Điều 125 Luật Thi hành án dân sự 2008 quy định về tiêu huỷ vật chứng, tài sản như sau:
Tiêu huỷ vật chứng, tài sản
- Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu huỷ theo bản án, quyết định, trừ trường hợp pháp luật quy định phải tiêu huỷ ngay.
- Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản gồm Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp là thành viên, đại diện cơ quan chuyên môn tham gia Hội đồng khi cần thiết.
- Viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản.
Như vậy, việc tiêu huỷ vật chứng, tài sả được quy định như sau:
– Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định thi hành án, Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự phải ra quyết định thành lập Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản thuộc diện tiêu huỷ theo bản án, quyết định, trừ trường hợp pháp luật quy định phải tiêu huỷ ngay.
– Hội đồng tiêu huỷ vật chứng, tài sản gồm Chấp hành viên là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp là thành viên, đại diện cơ quan chuyên môn tham gia Hội đồng khi cần thiết.
– Viện kiểm sát cùng cấp kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc tiêu huỷ vật chứng, tài sản.
Hội đồng tiêu hủy vật chứng có trách nhiệm như thế nào?
Về nguyên tắc, vật chứng trong vụ án phải được xem xét và xử lý theo quy định. Nếu vật chứng thuộc diễn phải tiêu hủy thì quá trình thực hiện cần tuân thủ các quy định, điều kiện để việc tiêu hủy vật chứng, tài sản đúng quy định pháp luật, đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi tiêu hủy. Vậy Hội đồng tiêu hủy vật chứng có trách nhiệm như thế nào, bạn đọc hãy cùng chúng tôi làm rõ:
Theo Điều 5 Quy trình tiếp nhận, quản lý và xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ trong thi hành án dân sự ban hành kèm theo Quyết định 1478/QĐ-TCTHADS năm 2019 quy định như sau:
Trách nhiệm của Hội đồng tiêu hủy vật chứng
- Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng có trách nhiệm
a) Xây dựng kế hoạch, phương án tiêu hủy vật chứng đảm bảo an toàn, an ninh và vệ sinh môi trường khi cần thiết;
b) Tổ chức cuộc họp Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong trường hợp vật chứng bị tiêu hủy có số lượng, khối lượng lớn hoặc vật chứng là các chất độc hại, nguy hiểm hoặc việc tiêu hủy cần phải sử dụng máy móc, thiết bị chuyên dùng và có sự tham gia của cơ quan chuyên môn;
c) Tiếp nhận, tổ chức tiêu hủy vật chứng đúng trình tự, thủ tục, thời hạn và phương án tiêu hủy đã được phê duyệt;
d) Lập và lưu trữ hồ sơ tiêu hủy vật chứng theo quy định. - Thành viên của Hội động tiêu hủy vật chứng có trách nhiệm
a) Giúp Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong việc kiểm tra, đối chiếu, tiếp nhận vật chứng và thực hiện tiêu hủy vật chứng;
b) Thực hiện các nhiệm vụ do Chủ tịch Hội đồng tiêu hủy vật chứng phân công.
Như vậy, trách nhiệm của Chủ tịch và thành viên Hội đồng tiêu hủy vật chứng trong việc tiêu hủy vật chứng trong thi hành án dân được quy định cụ thể trên.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục tiêu hủy đối với vật chứng thông thường trong thi hành án dân sự” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Thủ tục giám hộ cho người chưa thành niên, vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102 . Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Câu hỏi thường gặp
Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự được quyết định thành lập và chỉ đạo Hội đồng tiêu hủy vật chứng khi được Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ủy quyền.
Căn cứ quy định Điều 33 Nghị định 62/2015/NĐ-CP quy định về tiêu hủy vật chứng, tài sản như sau:
Tiêu hủy vật chứng, tài sản
Hội đồng tiêu hủy vật chứng, tài sản thực hiện việc tiêu hủy vật chứng, tài sản trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được thành lập.
Việc tiêu hủy các loại vật chứng, tài sản được thực hiện bằng các hình thức đốt cháy, đập vỡ hoặc hình thức phù hợp khác.
Trường hợp tiêu hủy các loại hóa chất độc hại hoặc các vật chứng, tài sản khác mà cần thiết phải có các trang thiết bị chuyên dùng hoặc chuyên gia thì Chấp hành viên ký hợp đồng với chuyên gia, cơ quan bảo đảm điều kiện tiêu hủy vật chứng, tài sản để thực hiện việc tiêu hủy đảm bảo an toàn và không làm ảnh hưởng đến môi trường tại nơi tiêu hủy.
Kinh phí tiêu hủy vật chứng, tài sản do ngân sách nhà nước chi trả.
Như vậy, kinh phí tiêu hủy vật chứng, tài sản sẽ do ngân sách nhà nước chi trả.