Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản được cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho các doanh nghiệp trong đó ghi lại những thông tin đăng ký cơ bản của doanh nghiệp đó. Đó là cơ sở xác định nghĩa vụ và quyền của các doanh nghiệp của doanh nghiệp đó tại nhà nước Xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tuy nhiên, cũng quy định trong Nghị định 01/2021/NĐ-CP về về đăng ký doanh nghiệp cũng có liệt kê ra những trường hợp về thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam và thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vậy thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tại Việt Nam như thế nào?
Tất cả sẽ được, Luật sư X giải đáp trong bài viết sau.
Căn cứ pháp lý
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 12 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.
Có thể thấy, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính công Nhà nước, ghi nhận một số thông tin cơ bản nhất của doanh nghiệp và là cơ sở xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà nước.
Các trường hợp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Căn cứ Điều 212 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp như sau:
- Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
- Nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo;
- Doanh nghiệp do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này thành lập;
- Doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế;
- Doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 của Luật này đến Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;
- Trường hợp khác theo quyết định của Tòa án, đề nghị của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của luật.
- Chính phủ quy định trình tự, thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thực hiện như thế nào?
Thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với từng trường hợp cụ thể như sau:
Trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo
Trường hợp cần xác minh hành vi giả mạo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để làm cơ sở thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong trường hợp nội dung kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp là giả mạo, Phòng đăng ký kinh doanh gửi văn bản đề nghị cơ quan công an xác định hành vi giả mạo. Cơ quan công an có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xác minh theo đề nghị của Phòng đăng ký kinh doanh trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.
Căn cứ theo kết luận của cơ quan công an, Phòng đăng ký kinh doanh thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo thủ tục sau:
Trường hợp hồ sơ đăng ký thành lập mới doanh nghiệp là giả mạo, Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Trường hợp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp là giả mạo thì Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và hủy bỏ những thay đổi trong nội dung đăng ký doanh nghiệp được thực hiện trên cơ sở các thông tin giả mạo và khôi phục Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được cấp trên cơ sở hồ sơ hợp lệ gần nhất, đồng thời thông báo với cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trường hợp doanh nghiệp đã đăng ký có cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân là chủ sở hữu: Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành vi vi phạm của doanh nghiệp và ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức là chủ sở hữu, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần và công ty hợp danh: Phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký ra thông báo bằng văn bản yêu cầu doanh nghiệp thay đổi thành viên hoặc cổ đông thuộc đối tượng không được quyền thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo. Quá thời hạn nói trên, doanh nghiệp không đăng ký thay đổi thành viên hoặc cổ đông thì Phòng đăng ký kinh doanh ra thông báo về hành v vi phạm và ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm mà không thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế
Phòng đăng ký kinh doanh thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình;
Sau 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến Phòng đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp doanh nghiệp không gửi báo cáo theo quy định
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn quy định tại điểm d khoản 1 Điều 211 Luật doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh gửi thông báo bằng văn bản về hành vi vi phạm và yêu cầu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đến trụ sở của Phòng để giải trình;
Sau thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc thời hạn hẹn trong thông báo mà người được yêu cầu không đến thì Phòng đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Sau khi nhận được Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp thực hiện thủ tục giải thể theo quy định tại Điều 203 Luật Doanh nghiệp 2014.
Cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Căn cứ Điều 15 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng đăng ký kinh doanh như sau:
- Phòng đăng ký kinh doanh trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh nghiệp.
- Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh.
- Phối hợp xây dựng, quản lý, vận hành Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; thực hiện việc chuẩn hóa dữ liệu, cập nhật dữ liệu đăng ký doanh nghiệp tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Cung cấp thông tin về đăng ký doanh nghiệp lưu giữ tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp trong phạm vi địa phương quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Cơ quan quản lý thuế tại địa phương và theo yêu cầu của Cơ quan phòng, chống rửa tiền thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các cơ quan có liên quan và các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
- Yêu cầu doanh nghiệp báo cáo về việc tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 216 Luật Doanh nghiệp.
- Trực tiếp hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, giám sát doanh nghiệp theo nội dung trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
- Kiểm tra, giám sát Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về đăng ký hộ kinh doanh.
- Yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện, ngành nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 67 Nghị định này.
- Thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện theo quy định pháp luật.
- Đăng ký kinh doanh cho tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thuộc quyền hạn của Phòng đăng ký kinh doanh.
Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có được đăng ký lại?
Theo khoản 1 Điều 76 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể được khôi phục tình trạng pháp lý sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
- Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
- Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế nợ thuế trong trường hợp doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với hộ kinh doanh, trường hợp có văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị hủy bỏ quyết định thu hồi do cưỡng chế nợ thuế thì hộ kinh doanh được khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đối với các trường hợp khác bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, để được kinh doanh trở lại, hộ kinh doanh phải tiến hành thủ tục đăng ký lại theo thủ tục đăng ký thành lập mới.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Thủ tục thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Thủ tục thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô
- Những trường hợp phải thu hồi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thủ tục thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý như Thủ tục thông báo tạm ngừng kinh doanh cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp
Theo khoản 1 Điều 76 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp có thể được khôi phục tình trạng pháp lý sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau đây:
Phòng Đăng ký kinh doanh xác định doanh nghiệp không thuộc trường hợp phải thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
Phòng Đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sau khi bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế nợ thuế trong trường hợp doanh nghiệp chưa chuyển sang tình trạng pháp lý đã giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Đối với hộ kinh doanh, trường hợp có văn bản của Cơ quan quản lý thuế đề nghị hủy bỏ quyết định thu hồi do cưỡng chế nợ thuế thì hộ kinh doanh được khôi phục lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Đối với các trường hợp khác bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, để được kinh doanh trở lại, hộ kinh doanh phải tiến hành thủ tục đăng ký lại theo thủ tục đăng ký thành lập mới.
Ngoài những thủ tục nêu trên, khi bị thu hồi Giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp cần có thêm một số lưu ý như sau:
Phòng đăng ký kinh doanh chính là cơ quan thẩm quyền sẽ tiến hành việc thu hồi Giấy phép kinh doanh.
Tất cả những thông tin liên quan đến việc tiến hành thu hồi Giấy phép sẽ đều được cập nhật vào hệ thống thông tin quốc gia, sau đó sẽ được gửi đến Cơ quan thuế.
Trình tự tiến hành thu hồi GPKD sẽ được quy định cụ thể đối với mỗi trường hợp theo Nghị định số 108/2018/NĐ-CP, tại khoản 20, Điều 1.